Xem mẫu

  1. CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN (Kỳ 1) I. KHÁI NIỆM Chậm phát triển tâm thần (CPTTT) là một nhóm bệnh lý có bệnh cảnh lâm sàng giống nhau thể hiện sự sa sút tâm thần bẩm sinh hay mắc phải trong những năm đầu thời kỳ thơ ấu. Trước đây bệnh còn được gọi là thiểu năng tâm thần (Oligophrenia). Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 7/4/2001 - tỷ lệ CPTTT nặng là 4,6% dân số các nước đang phát triển và khoảng 0,5 - 2,5% dân số
  2. ở các nước có nền kinh tế ổn định. Ở Việt nam theo số liệu điều tra 10 bệnh tâm thần thường gặp (ĐTNCKH cấp Bộ) thì tỷ lệ CPTTT là 0,67% dân số. Vấn đề CPTTT ngày càng có tầm quan trọng nhờ tiến bộ của ngành Y tế, xã hội - nhiều trẻ em CPTTT được phát hiện và được cứu sống đòi hỏi sự chăm sóc lâu dài hơn. Mặt khác sự phát triển công nghiệp hiện đại ngày càng gây nhiều khó khăn cho người CPTTT có thể thích ứng với xã hội. Nhiều hội nghị Quốc tế được tổ chức với sự tham gia của WHO, về Nhi khoa tâm thần học, tâm lý học, xã hội học đã đề ra những phương thức hoạt động và tổ chức các cơ sở hoạt động dành cho trẻ CPTTT, vì vậy trong những năm gần đây việc phòng ngừa, điều trị, giáo dục và dạy nghề cho trẻ em CPTTT đã đạt nhiều kết quả, giúp cho họ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CPTTT Chậm phát triển tâm thần đặc trưng bởi các triệu chứng về kỹ năng như khả năng nhận thức ngôn ngữ, vận động và thích ứng xã hội. Đây không phải là một bệnh mà là một trạng thái bệnh lý của bệnh nào đó đưa đến sự thiếu sót trong lĩnh vực của hoạt động trí tuệ và khả năng thích ứng.
  3. Nếu do các rối loạn sinh học thì trạng thái này thường mãn tính, không có giai đoạn thuyên giảm và nếu không được điều trị thì nặng dần. Ở thể nhẹ, trạng thái này có thể tự giới hạn ở các kinh nghiệm cá nhân hoặc phát triển tốt hơn đến một chừng mực nào đó về các hoạt động trí tuệ và khả năng thích ứng do sự kích thích của hoàn cảnh. III. NGUYÊN NHÂN CPTTT 1. Trước thời kỳ mang thai: - Các yếu tố di truyền: Đơn yếu tố, đa yếu tố, các bất thường về gen nhiễm sắc thể. - Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khoẻ cha mẹ. 2. Trong khi mang thai: - Nhiễm trùng, nhiễm độc, tác động của các tia vật lý, thuốc hoá học... - Yếu tố cơ học: chấn thương. - Rối loạn nội tiết ở người mẹ: đái đường, bệnh ở tuyến giáp... - Không phù hợp nhóm máu: yếu tố Rh ... - Tổn thương ở nhau thai và các yếu tố khác gây thiếu oxy cho thai nhi.
  4. - Rối loạn dinh dưỡng ở người mẹ. - Các yếu tố gây tổn thương tế bào sinh dục. - Các nguyên nhân không rõ. 3. Trong khi sinh: - Đẻ thiếu tháng , thai ngạt, thiếu Vitamin K. - Chấn thương sản khoa. 4. Sau khi sinh: - Các nhiễm trùng như viêm não, viêm màng não, các bệnh nhiễm trùng khác ảnh hưởng đến não. - Do thiếu dinh dưỡng, Vitamin và các yếu tố vi lượng. - Chấn thương sọ não. - Các rối loạn nội tiết, chuyển hoá ảnh hưởng tới não. - Các bất thường của hộp sọ ảnh hưởng đến phát triển của não và lưu thông củadịch não tuỷ. - Các bệnh lý ảnh hưởng tới não.
  5. - Tính phản ứng của cá thể với cá nhân. - Các thiếu sót giác quan (mù, câm, điếc...). - Thiếu các kích thích tâm lý xã hội và điều kiện giáo dục chăm sóc.
nguon tai.lieu . vn