Xem mẫu

  1. Cấy chỉ trị hen suyễn, bệnh nhân bị nhiễm trùng Hơn 10 ngày sau khi đến phòng chữa trị y học cổ truyền tư nhân cấy chỉ chữa hen suyễn, bệnh nhân 37 tuổi ở Kiên Giang phải vào Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM để nhờ lấy chỉ ra vì nhiễm trùng.
  2. Nhập viện ngày 8/9, bệnh nhân cho hay bà đến phòng mạch tư của một bác sĩ đông y để cấy chỉ (loại chỉ tự tiêu dùng trong phẫu thuật) lên các huyệt nhằm trị suyễn. “Hơn 10 ngày sau, các vết cấy sưng lên, có mủ và gây đau nhức, tôi lo quá không dám trở lại phòng mạch tư này để điều trị nữa mà vào thẳng bệnh viện”, bệnh nhân nói. Sau khi thăm khám, các bác sĩ xác định nhiều vết cấy chỉ cấy vào huyệt đạo đã bị sưng viêm do nhiễm trùng. Bệnh nhân được tháo chỉ và cho uống thuốc chống nhiễm trùng rồi xuất viện. Bác sĩ Lê Hoàng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền TP HCM, cho biết cấy chỉ
  3. trị hen suyễn là một phương pháp điều trị đã được ngành y học cổ truyền áp dụng từ thập niên 70-80 của thế kỷ trước. “Chỉ tiêu hoặc chế phẩm sẽ được cấy vào các huyệt để kích thích thần kinh nhằm ngăn cơn suyễn. Tuy nhiên ngày nay phương pháp này ít được sử dụng mà thay bằng cách dùng thuốc”, bác sĩ Sơn nói. Riêng vấn đề bị nhiễm trùng vết cấy như bệnh nhân trên, theo ông Sơn không phải do phương pháp mà vì kỹ thuật và các dụng cụ thực hiện có vô trùng hay không. Ngoài ra cũng có thể do người bệnh không chăm sóc vết cấy đúng theo hướng dẫn.
  4. Tai biến trong cấy chỉ trị suyễn theo các bác sĩ y học cổ truyền thường rất ít xảy ra, song cần phải thủ thuật đúng. Đặc biệt nên tránh đâm kim quá sâu ở các huyệt ở thành ngực.
nguon tai.lieu . vn