Xem mẫu

  1. Cấu tạo, phân loại và ưu nhược điểm của ổ lăn (vòng bi, bạc đạn) Ổ lăn (ball/roller bearing) - gồm 4 bộ phận chính: vòng ngoài, vòng trong, con lăn và vòng cách Cấu tạo ổ lăn: - con lăn có các dạng sau: bi (ball), đũa trụ (cyclindrical roller), đũa côn (taper roller), đũa hình trống đối xứng hoặc không đối xứng (spherical roller), đũa kim (needle roller). - Phân loại: + theo hình dạng con lăn: ổ bi, ổ đũa + theo khả năng chịu lực: ổ đỡ, ổ chặn, ổ đỡ chặn.
  2. + theo số dãy con lăn: một dãy, hai dãy. + theo đường kính ngoài: đặc biệt nhẹ, rất nhẹ, trung bình, nặng, … + theo cỡ chiều rộng: ổ hẹp, bình thường, rộng, rất rộng, … - Một số ổ lăn thường dùng: - Vỏ ổ lăn (bearing house)
  3. - Vỏ tự lựa thường dùng và một số ứng dụng - Ưu điểm của ổ lăn: + Ma sát nhỏ (ổ bi:f=0,00012~0,0015, ổ đũa: f=0,002~0,006) + Chăm sóc và bôi trơn đơn giản + Kích thước chiều rộng nhỏ + Mức độ tiêu chuẩn hóa cao, giá thành rẻ. - Nhược điểm: + Kích thước hướng kính lớn + Lắp ghép tương đối khó khăn + Làm việc có nhiều tiếng ồn, khả năng giảm chấn kém nguồn http://xalooto.com
  4. Ổ đỡ chặn: có 2 loại là đỡ chặn 1 dãy ( bi cầu ) và đỡ chặn 2 dãy. Đối với ổ đỡ chặn 1 dãy chia làm 2 loại cơ bản - loại thiết kế cơ bản lắp trong những ứng dụng chỉ dùng một ổ đỡ chặn tại mỗi vị trí lắp. - loại lắp cặp bất kỳ, được lắp theo thứ tự ngẫu nhiên nhưng phải kế cận nhau, có khả năng đạt 1 khe hở bên trong hoặc có 1 dự ứng lực hay phân bố tải trọng cho trước mà không cần sử dụng các miếng can... - Lắp cặp được sử dụng khi khả năng chịu tải của ổ bi đơn lẻ không đủ ( bố trí lắp theo kiểu cùng chiều - Tandem arrangerment, đường tải trọng trong cách lắp này theo phương song song với nhau, tải hướng kính và dọc trục được chia đều cho 2 ổ bi, kiểu lắp này thích hợp khi tải trọng dọc trục tác động theo 1 hướng và khi có tải trọng dọc trục theo hướng ngược lại hay chịu tải tổng hợp thì nên sử dụng thêm ổ thứ 3 được chỉnh kết hợp với bộ cùng chiều ). Khi chịu tải kết hợp hay có lực dọc trục theo 2 hướng thì lắp cặp theo các kiểu lưng đối lưng ( back to back arrangerment ) hoặc mặt đối mặt ( face to face arrangerment ). + lắp cặp theo kiểu lưng đối lưng thì đường tải trọng hướng ra ngoài trục ổ bi. kiểu lắp này thích hợp khi chịu tải dọc trục tác động theo 2 hướng, nhưng mỗi hướng chỉ có 1 ổ bi chịu tải, vững về kết cấu và phù hợp trong các ứng dụng có moment uốn. + Lắp cặp theo kiểu mặt đối mặt, đường tải trọng hướng vào trục ổ bi, cũng thích hợp khi chịu tải dọc trục theo 2 hướng nhưng mỗi hướng chỉ có 1 ổ bị chịu tải, kết cấu này không vững như kiểu lắp lưng đối lưng, kém phù hợp trong các ứng dụng chịu moment uốn. - ổ bi đỡ chặn 2 dãy có thiết kế tương đương với 2 ổ bi đỡ chặn 1 dãy ghép lại nhưng có bề dày nhỏ hơn. Phù hợp với các ứng dụng chịu tải trọng dọc trục và hướng kính theo cả 2 chiều. Thích hợp trong các cơ cấu yêu cầu độ cứng vững cao và có khả năng chịu moment uốn. * Ký hiệu ổ bi 6309 bạn đưa ra đó thường là ổ bi đỡ một dãy cầu ( đường kính vòng trong 45mm ) ( học đại học mà theo giáo trình thường theo ký hiệu của nga hoặc liên xô cũ nhưng kiến thức cung cấp quá quá ít ỏi.. ) các ký hiệu theo sau như: đối với ổ bi SKF + Z: nắp chặn bằng thép dập lắp ở 1 bên ổ + 2Z: nắp chặn bằng thép dập lắp ở 2 bên ổ + RS1/ RSH: Phớt tiếp xúc bằng cao su lắp ở 1 bên ổ + 2RS1/ 2RSH: Phớt tiếp xúc bằng cao su lắp ở 2 bên ổ ( thông thường ra mua hàng thường hỏi: ổ bi trống hay có nắp, nắp sắt hay nắp su chính là mấy cái ký hiệu trên. ). Còn ký hiệu vòng cách ( hay gọi là rá ) thì khác, nó cũng có nhiều loại: vòng cách bằng thép, bằng đồng thau....... hai hình vẽ dưới là hai loại ổ đỡ chặn 1 dãy và 2 dãy:3 Kiến thức mình có vậy, nhờ các bạn chỉ thêm và có thể cung cấp thêm nhiều thông tin khác nữa!
nguon tai.lieu . vn