Xem mẫu

  1. Câu hỏi về cá tính trong phỏng vấn Nhà tuyển dụng có nhiều cách để tìm hiểu cá tính của ứng viên. Cách thông dụng nhất nhưng cũng dễ làm ứng viên “sập bẫy” nhất là qua những câu hỏi. Dưới đây là một vài câu hỏi dạng như vậy và cách trả lời khá nhất. 1. Anh/chị có thường bắt chuyện với người khác trước hay không? Điều đó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh. 2. Quyển sách mà anh/chị đọc được? Bộ phim mà anh/chị xem? Sự kiện thể thao mà anh/chị tham gia gần đây nhất là gì? Hãy nói về những quyển sách, môn thể thao hoặc bộ phim chứng tỏ bạn có sự quân bình trong cuộc sống. 3. Theo anh/chị, phần khó khăn nhất trong công việc là gì? Hãy thành thật. Bạn nên nhớ rằng, không ai có thể làm được mọi thứ. 4. Anh/chị có tính sáng tạo không?
  2. Có. Hãy đưa ra những ví dụ liên quan đến công việc hiện tại của bạn. 5. Anh/chị mô tả tính cách của mình như thế nào? Quân bình là một từ nên sử dụng nhưng nên lưu ý đến loại hình công ty mà bạn đang được phỏng vấn. Một số công ty lại ưa thích tuýp người năng nổ và tháo vát. Trên thực tế nhà tuyển dụng không đánh giá cao những ứng viên này vì họ cần sự trình bày phân tích chi tiết và sâu thay vì thông tin nhiều nhưng mơ hồ, rời rạc. Do vậy, để thật sự tạo được ấn tượng tốt, ứng viên cần chú ý những vấn đề sau: - Không nên trình bày dài dòng về bản thân mà tập trung trả lời đúng, súc tích, rõ ràng câu hỏi của nhà tuyển dụng đặt ra. Chị Bùi Thị Ngọc Chi - trưởng phòng tư vấn tuyển dụng VIPdatabase.com - chia sẻ: “Khi phỏng vấn, thông thường nhà tuyển dụng sẽ đề nghị ứng viên giới thiệu ngắn gọn về bản thân, và đã có không ít bạn trẻ nói quá nhiều về gia đình, anh chị em, sở thích thay vì trình bày về kinh nghiệm làm việc và kiến thức chuyên môn. Điều này khiến nhà tuyển dụng đánh giá không cao ứng viên”.
  3. Theo chị, các ứng viên nên lắng nghe kỹ những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra để xác định vấn đề trọng tâm mà nhà tuyển dụng mong muốn. Ngoài ra, ứng viên nên chú ý đến giọng nói, chọn từ ngữ cẩn thận, tránh trả lời hấp tấp. Những suy nghĩ đầu tiên lóe ra trong đầu chưa hẳn là câu trả lời tốt nhất. Do đó, các ứng viên nên dừng lại một chút để suy nghĩ. Bằng cách này, ứng viên không những có thể chuẩn bị kỹ câu trả lời mà còn cho thấy mình là người suy nghĩ chín chắn trước khi nói. 6. Anh/chị có phải là người lãnh đạo hay không? Chắc chắn! Hãy trích dẫn những ví dụ cụ thể, sử dụng công việc hiện tại của bạn làm điểm tham khảo. 7. Mục tiêu trong tương lai của anh/chị là gì? Nên tránh những câu ngắn như: “Tôi mong muốn có được công việc quý vị đăng tuyển”. Thay vào đó, hãy đưa ra mục tiêu dài hạn. 8. Ưu điểm của anh/chị là gì?
  4. Hãy trình bày ít nhất ba điểm và liên hệ chúng với công ty và công việc mà bạn đang được phỏng vấn. 9. Nhược điểm của anh/chị là gì? Đừng nói rằng bạn không có nhược điểm nào cả. Đồng thời cũng tránh trích dẫn những cá tính của bạn như nhược điểm nhưng hãy chuẩn bị sẵn một điểm nếu như người phỏng vấn muốn nhấn mạnh đến. Chuyển câu trả lời tiêu cực sang chiều hướng tích cực: “Đôi khi tôi quá chú trọng việc hoàn tất nhiệm vụ được giao và quá say mê công việc khi chúng tôi trễ hạn”.
nguon tai.lieu . vn