Xem mẫu

  1. CÂU HỎI VẤN ĐÁP TÌM TÒI - HÌNH THỨC ĐẶT CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC THCS ThS. Hoàng Thị Thuỳ Dương(1) – Trần Minh Tuyết(2) – Lê Thị Kim Hiếu(2) Khoa Hoá học – ĐH Đồng Tháp (1) THCS Cần Đước 2 – Châu Thành – Tiền Giang (2) 1. Đặt vấn đề: Mục tiêu chung của việc dạy học ở trường phổ thông là phải tập trung vào việc hình thành những năng lực hành động cho HS như: tính tích cực, tự giác, chủ đ ộng, sáng tạo trong ho ạt động tìm tòi, khai thác và phát hiện ra các vấn đề và giải quy ết chúng một cách linh hoạt, sáng tạo. Trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông, muốn đạt được mục tiêu trên, bên cạnh việc đổi mới PPDH khắc phục lối truyền thụ một chiều “thầy đọc, trò chép” thì việc GV đưa ra các câu hỏi vấn đáp tìm tòi để HS tích cực trả lời là hết sức cần thiết. Nhưng theo th ực t ế hi ện nay, việc đặt câu hỏi của GV rất sơ sài, chỉ mang tính tái hiện. Cụ thể hóa “câu hỏi vấn đáp tìm tòi” góp phần nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực hoạt động cho học sinh, đ ịnh hướng học tập “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”. 2. Nội dung: Các dạng câu hỏi mà bài viết nghiên cứu: 2.1. Câu hỏi theo mục đích và nội dung vấn đáp a) Câu hỏi chính (Câu hỏi ơrixtic): là câu hỏi về vấn đề chủ yếu, thường là chung và khái quát cho cả bài hay một mục dưới dạng nêu vấn đề. Câu hỏi chính có tác dụng kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi của HS, buộc các em phải vận dụng những thao tác tư duy khác nhau, phải giải thích, chứng minh, tự kết luận. Khi trả lời được câu hỏi, HS có được niềm vui của sự khám phá, chiếm lĩnh được một tri thức mới. b) Câu hỏi phụ (Câu hỏi định hướng): là câu hỏi chỉ đặt ra cho một vấn đề bộ phận của vấn đề chung. Câu hỏi phụ có tác dụng định hướng, dẫn dắt và gợi ý từng bước giúp HS gi ải quyết được câu hỏi chính. c) Câu hỏi minh họa Ví dụ 1: Hình thành khái niệm sơ bộ ban đầu về chất có ở đâu? (Hóa 8) Câu hỏi chính Câu hỏi phụ + Hãy kể những vật cụ thể xung quanh? Chất có ở đâu? + Những vật thể cây cỏ, sông suối … khác với đồ dùng, sách vở, quần áo ở những điểm nào? + Có thể chia vật thể làm mấy loại? Là những loại nào? (Quan sát hình vẽ và thông tin trong SGK) + Vật thể tự nhiên như mía, khí quyển, … gồm những chất gì? + Các vật thể nhân tạo như ấm, bàn, bình, … được làm từ vật liệu nào? → Chất có ở đâu? (Chất có ở khắp nơi, đâu có vật thể là có chất). Ví dụ 2: Nghiên cứu tính chất hóa học đặc biệt của axit sunfuric đặc, nóng (Hoá 9): Câu hỏi chính Câu hỏi phụ GV làm thí nghiệm biểu diễn: Đồng có tác dụng với Ống 1: Cu + H2SO4 đặc, không đun nóng; H2SO4 đặc, nóng không? Ống 2: Cu + H2SO4 đặc, đun nóng. Nêu câu hỏi: - Hiện tượng gì xảy ra trong ống nghiệm 1 và 2?
  2. - Khí sinh ra có phải là khí H2 không? Tại sao? - Viết PTHH xảy ra? Điều kiện của phản ứng là gì? → Kết luận điều gì về phản ứng đặc biệt của axit H2SO4 đặc, nóng? 2.2. Câu hỏi theo mức độ nhận thức a) Câu hỏi yêu cầu HS biết – nhớ lại hiện tượng, sự kiện Dạng câu hỏi này nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các hiện tượng, các sự kiện. Qua đó, giúp học sinh ôn lại những gì đã biết, đã trải qua. Câu hỏi yêu cầu HS biết – nhớ lại hiện tượng, sự kiện tuy đơn giản, nhưng khi sử dụng GV thu được một kết quả khả quan, đó là giúp tích cực hóa hầu hết HS trong l ớp, các em HS trung bình và yếu cũng có thể trả lời được, điều này làm cho các em phấn chấn, tự tin hơn. Dạng câu hỏi này cũng dùng để kiểm tra lại sự nắm bắt kiến thức sau khi đã dạy xong, từ đó GV nắm được tình hình của lớp dạy mà có biện pháp điều chỉnh nhằm tăng hiệu quả dạy học. Ví dụ 1: Kiểm tra sự hiểu biết khái niệm axit (Hóa 8) đã học, GV đưa ra câu hỏi: Axit là gì? Cho ví dụ công thức của 3 axit mà em biết. Tuy câu hỏi đơn giản, nhưng GV sẽ kiểm tra được HS có học bài không và từ đó kết hợp với các câu hỏi khó hơn, mức độ tư duy cao hơn. Ví dụ 2: Kiểm tra bài cũ bài Không khí – Sự cháy (Hóa 8), câu hỏi đưa ra: - Cho biết thành phần không khí? - Các biện pháp để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm ? - Gia đình đã thực hiện biện pháp nào để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm? Kiểm tra lại kiến thức đã học, kết hợp với một số câu hỏi thực tế HS đã biết để tích cực hóa HS và kiểm tra sự tiếp thu bài học cũ. b) Câu hỏi yêu cầu HS hiểu – so sánh – hệ thống hóa – khái quát hóa các sự vật, hi ện tượng Câu hỏi dạng này có mức độ cao hơn, bên cạnh đòi hỏi trí nhớ, HS còn phải biết liên hệ, vận dụng cái đã biết vào so sánh để trả lời. Bên cạnh so sánh, có thể HS còn phải khái quát hóa, hệ thống hóa những cái chung của các sự vật hiện tượng để trả lời. Thường áp dụng cho HS trung bình, khá và cả giỏi. Tác dụng của dạng câu hỏi này: + Giúp học sinh có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài học. + Biết cách so sánh, khái quát các yếu tố, các sự kiện … trong bài học. Ví dụ: Câu hỏi so sánh, khái quát hóa tính chất hóa học của axetilen dựa vào tính ch ất c ủa metan, etylen đã học (Hóa 9). Câu hỏi: Dựa vào đặc điểm cấu tạo của C2H2, em hãy dự đoán các tính chất hóa học của C2H2. → HS dựa vào việc so sánh công thức cấu tạo và tính chất hóa học của metan và etylen để dự đoán: + Có phản ứng cháy. (Do là hợp chất hữu cơ) + Có phản ứng cộng (làm mất màu dung dịch brom tương tự C 2H4 vì C2H2 có liên kết ba kém bền). Sau đó đến bài benzen, GV cũng có thể đưa ra câu hỏi tương tự: Dựa vào công thức cấu tạo của benzen, hãy dự đoán benzen có những tính chất hóa học nào? (Phản ứng cháy; Phản ứng thế (do giống metan có liên kết đơn), Phản ứng cộng (do có liên kết đôi)). c) Câu hỏi yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học Câu hỏi này yêu cầu HS giải thích nguyên nhân sự vật hiện tượng hoặc áp dụng kiến thức để cải tiến, hoặc cải tạo thực tiễn ở mức độ phù hợp. Tác dụng của câu hỏi này đối với HS:
  3. - Giúp học sinh hiểu được nội dung kiến thức, các khái niệm, định luật. - Biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Các dạng câu hỏi yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải quyết các hiện tượng thực tiễn. Các câu hỏi có liên quan thực tiễn có thể khai thác trong khuôn khổ ở SGK Hóa 8, 9 hay có th ể mở rộng ra theo mức độ hiểu biết của HS ở các lĩnh vực: Hóa học v ới s ức khỏe, Hóa h ọc v ới đời sống, Hóa học với sản xuất, Hóa học với việc bảo vệ môi trường, … Ví dụ 1: Khi nghiên cứu phần biện pháp bảo vệ đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn (Hoá 9), GV có thể cho HS thảo luận nhóm với câu hỏi: Câu hỏi Thảo luận và báo cáo - Hãy nêu các biện pháp bảo vệ - Biện pháp 1: Ngăn không cho kim loại tiếp kim loại chống ăn mòn? Tại xúc với môi trường vì ăn mòn kim loại xảy sao chúng ta lại dùng các biện ra do kim loại tác dụng với các chất trong pháp đó? môi trường. Ví dụ: Sơn đồ vật, mạ 1 lớp kim loại khác bên ngoài kim loại cần bảo vệ, tráng men, bôi dầu mỡ, ... lên bề mặt kim loại. - Biện pháp 2: chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn. - Các em hãy nêu biện pháp ngăn Ví dụ: Chế tạo hợp kim thép không gỉ như chặn sự ăn mòn các đồ vật inox, ... bằng kim loại mà gia đình em Từ các biện pháp trên HS tự nêu các biện pháp ngăn đã thực hiện. Cơ sở khoa học chặn sự ăn mòn của kim loại ở gia đình mình và giải của các biện pháp đó. thích. GV nhận xét và bổ sung. Ví dụ 2: Khi dạy học nội dung các oxit của cacbon (Hóa 9), GV đưa ra câu hỏi về bảo vệ môi trường: Khi đun than tổ ong, có những khí chủ yếu nào được tạo thành? Nên có biện pháp gì để chống ô nhiễm môi trường khi đun bếp? Qua câu hỏi này, HS phải biết vận dụng kiến thức đã học đ ể biết đ ược các khí sinh ra là: CO2, CO, H2S, SO2, … là các khí độc hại. Do vậy, khi đun nấu phải để than ở nơi thoáng gió để có thể tản nhanh các khí độc. 3. Kết luận: Câu hỏi vấn đáp tìm tòi phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Đặc biệt, với cấp học THCS, là cấp học khởi điểm của môn học này, là nền tảng để tiếp thu cho cấp học tiếp theo và những nhu cầu tìm hiểu về Hóa học, ứng dụng của Hóa học vào đời sống, vì vậy khi được sử dụng thường xuyên hơn trong các tiết dạy cả tiết lí thuyết, thực hành hay giải bài tập, câu hỏi vấn đáp tìm tòi sẽ phát huy được tính tích cực của HS trong hoạt động học tập, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, vận dụng linh hoạt vào giải đáp những vấn đ ề c ủa cuộc sống, tìm thấy niềm vui và niềm đam mê học tập, sáng tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Bá Hoành, Cao Thị Thặng, Phạm Thị Lan Hương (2003). Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Hóa học. NXB ĐHSP Hà Nội. 2. I.B. Kharlamop (1978). Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào? (Tập 1,Tập 2). NXB Giáo dục.. 3. Cao Thị Thặng - Vũ Anh Tuấn (2008). Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học Hóa học THCS. NXB Giáo dục. 4. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Cương, Đỗ Tất Hiển (2004). Hóa học 8. NXB GD.
  4. 5. Lê Xuân Trọng, Cao Thị Thặng, Ngô Văn Vụ (2005). Hóa học 9. NXB GD. 6. Vũ Anh Tuấn, Cao Thị Thặng (2004). Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004 – 2007) môn Hóa học (Quyển 1. NXB Giáo dục.
nguon tai.lieu . vn