Xem mẫu

  1. CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP MÔN CHÍNH TRỊ 1/ Trình bày các quan điểm triết học khác nhau về bản chất của thế giới. Quan điểm triết học Mác – Lênin về vấn đề này. a/ Chủ nghĩa duy tâm (CNDT) : Bản chất thế giới là Ý thức; Ý thức Vật chất Tuy nhiên, khi giải thích ý thức là gì thì CNDT lại phân thành hai loại: Chủ nghĩa duy tâm khách quan (CNDTKQ) và chủ nghĩa duy tâm chủ quan (CNDTCQ). - CNDTKQ: Ý thức( tinh thần) đó là “tinh thần thế giới” hoặc “ Ý niệm tuyệt đối” … chính lực lượng này có trước, tồn tại khách quan bên ngoài ý thức con người; lực lượng này sinh ra thế giới và quyết định sự vận động, biến đổi của thế giới. Tiêu biểu là Platon (427 – 347 TCN) và Heeghen (1770 – 1831) + Biểu hiện của CNDTKQ trong đời sống xã hội hiện nay và cách khắc phục: Đó là hiện tượng mê tín dị đoan, hũ tục cúng trừ ma ở vùng sâu, vùng xa nơi đồng bào dân tộc sinh sống. Cách khắc phục đó là đưa đội ngũ giáo viên, bộ đội xuống công tác tại các thôn bản để họ cùng với các già làng, trưởng bản vận động bà con dân bản xóa bỏ những hũ tục này. - CNDTCQ: Ý thức chính là cảm giác, ý chí của con người, là cơ sở quyết định sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Họ cho rằng “sự vật chỉ là tổng hợp những cảm giác”. Do đó, “xóa bỏ cảm giác là xóa bỏ sự vật”. Tiêu biểu là Beccowli (1658 – 1753) và Hium (1711 – 1776) là hai nhà duy tâm khách quan người Anh. + Biểu hiện của CNDTCQ trong đời sống xã hội và cách khắc phục: Thành kiến với những người có HIV và những người phạm tội, mặc dù họ đã hoàn lương và quyết tâm vượt lên bệnh tật để trở thành những người có ích cho xã hội. Cách khắc phục đó là tuyên truyền vận động mọi người để họ thấy rõ những điều tốt đẹp có thể được mang lại nếu họ xóa bỏ thành kiến này. Kant: Cái đẹp không phải trên đôi môi người thiếu nữ mà trong đôi mắt gã si tình b/ Chủ nghĩa duy vật(CNDV): Bản chất thế giới là vật chất; vật chất có trước, sinh ra ý thức, quyết định ý thức. - Chủ nghĩa duy vật cổ đại và cận đại gọi là chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc. - Chủ nghĩa duy vật của triết học Mác – Leenin là chủ nghĩa duy vật khoa học (CNDVKH), là chủ nghĩa duy vật biên chứng( CNDVBC). 2/ Phân tích nội dung, ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I .Lênin Định nghĩa vật chất của V.I Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng đẻ chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” ( V.I.Lênin; Toàn tập; H. Tiến bộ, M- 1980, tập 18; tr 151) - Định nghĩa vật chất của Lênin thể hiện những nội dung cơ bản sau: 1. Xem “ Vật chất là một phạm trù triết học” , là phạm trù rộng lớn nhất dùng để chỉ mọi cái tồn tại khách quan, mà khi tác động vào các giác quan của con người thì sinh ra cảm giác. Nghĩa là vật chất là cái vô hạn khác với những vật cụ thể, nó tồn tại khách quan có trước cảm giác ( Ý thức). Thuộc tính cơ bản của vật chất là tồn tại khách quan. 1
  2. Như vậy, mọi cái tồn tại khách quan mà khi tác động vào các giác quan cho con người cảm giác thì thuộc phạm trù vật chất. 2. Vật chất tồn tại khách quan và được biểu hiện bằng những sự vật, hiện tượng cụ thể mà con người có thể nhận thức được nó thông qua các giác quan của mình. Nghĩa là con người có khả năng nhận thức được thế giới quan. 3. Vật chất tồn tại khách quan tuân theo quy luật của nó chứ không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, dù con người có nhận thức được nó hay chưa nó vẫn tồn tại khách quan. - Ý nghĩa: Phản ánh đúng bản chất của thế giới vật chất là tồn tại khách quan, vật chất có trước sinh ra ý thức, con người có thể nhận thức được thế giới quan thông qua các giác quan của mình. Định nghĩa đó đã giải quyết dứt điểm vấn đề cơ bản của triết học ( mối quan hệ giữa vật chất và ý thức) trên lập trường duy vật triệt để; và do đó, nó có ý nghĩa cách mạng to lớn là cổ vũ các nhà khoa học ngày càng đi sâu nghiên cức khám phá và có những tri thức mới về thế giới quan. - Giá trị thực tiễn: định nghĩa vật chất của Lênin đã trang bị cơ sở lý luận khoa học cho việc hình thành thế giới quan duy vật và phương pháp luận khoa học, nó đem lại niềm tin cho con người trong việc nhân thức và cải tạo lại thế giới. 3/Phân tích nội dung, ý nghĩa của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. a/ Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản, bao trùm của mọi triết học. Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ sở xuất phát để giải quyết mọi vấn đề của triết học. Để giải quyết vấn đề này trước tiên ta phải xác định vật chất và ý thức là gì cũng như mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức ,sau đó xác định ý của vấn đề. - vật chất là một phạm trù, nền tảng c ơ bản c ủa tri ết h ọc. Phạm trù v ật ch ất dùng để chỉ mọi cái tồn tại khách quan mà khi tác động vào các giác quan con người chúng cho ta cảm giác. -ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan và chỉ là hình ảnh c ủa th ế giới quan được đưa vào đầu óc con người và được cải biến lại trong đó. -mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức: có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức như: +quan điểm CNDT: ý thức có trước sinh ra và quyết định vật chất. +quan điểm CNDVSH: thừa nhận vật chất có trước sinh ra và quyết định ý thức, nhưng chưa thấy được tác động trở lạ to lớn của ý thức đối với vật chất. +quan điểm CNDVKH: Bản chất thế giới là vật chất, vật chất có trước sinh ra và quyết định ý thức đồng thời thấy được tác động trở lại to lớn của vật chất đối với ý thức. Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau.trong quan hệ đó vật chất có trước sinh ra ý thức,quyết định ý thức, song ý thức có tác động to lớn trở lại đối với vật chất. Vật chất quyết định ý thức thể hiện ở chỗ vật chất (bao gồm cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế ấy; vật chất biến đổi thì ý thức cũng biến đổi theo, vật chất còn là điều kiện để hiện thực hóa ý thức tư tưởng. Như vậy, vật chất quyết định cả nguồn gốc, nội dung lẫn khuynh hướng vận động, biến đổi, phát triển của ý thức. Từ đó rút ra ý nghĩa: Muốn thay đổi ý thức, 2
  3. tư tưởng phải cải biên cơ sở, điều kiện, phương tiện vật chất và môi trường xã hội đã sinh ra nó. + Ý thức có tác động trở lại đối với vật chất thể hiện ở chỗ: Ý thức phản ánh thực tại khách quan vào trong đầu óc con người, giúp con người hiểu được đặc điểm, bản chất, quy luật vận động, phát triển của sụ vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Từ sự hiểu biết đó, con người xác định phương hướng, mục tiêu, lựa chọn phương pháp, biện pháp thích hợp để cải tạo sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan theo mục đích của mình. Do vậy nếu ý thức tiến bộ, sẽ có tác động tích cực……; ngược lại, nếu lạc hậu sẽ có tác động tiêu cực…. -Sự tác động qua lại giữa vật chất và ý thức thể hiện thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nghĩa là bằng hoạt động thực tiễn, con người nhận thức được thế giới và cải tạo thế giới thế giới theo mục đích của mình. Ở đây thực tiễn là khâu trunng gian nối liền giữa cái vật và cái tinh thần trong đời sống xã hội. Tồn tại khách quan Phản ánh sáng tạo VC YT Vận động, biến đổi Mang bản chất xã hội b/ Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của vấn đề: 1/ Xác lập thế giới quan duy vật triệt để. 2/ Quán triệt quan điểm thực tiễn. 3/ Quán triệt bài học phương pháp luận: Mọi suy nghĩ và hành động của con người phải luôn luôn xuất phát từ thục tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan; đồng thời phát huy tính năng động sáng tạo của nhân tố chủ quan. Chống bệnh chủ quan, duy ý chí… 4/ Trong thực tiễn công tác: Mọi chủ trương, chính sách phải xuất phát từ thực tế khách quan( từ đặc điểm tự nhiên, truyền thống,lịch sử, trình độ phát triển KT-XH của đất nước, của địa phương; từ quy luật và xu thế phát triển của xã hội…). Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải xây dựng cả cơ sở vật chất lẫn hệ tư tưởng và nền văn hóa tiên tiến của chủ nghĩa xã hội./. 4/ Phân tích nội dung, ý nghĩa của nguyên lý về sự liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển * Nguyên lý về sự phổ biến: a/ Nội dung nguyên lý: Quan điểm duy tâm, tôn giáo: Thừa nhận các sự vật hiện tượng trong thế - giới có mối liên hệ phổ biến nhưng cho nguồn gốc của sự liên hệ đó là do thần linh, thượng đế hoặc “ ý niệm tuyệt đối” quy định. Quan điểm siêu hình: Cho sự vật hiện tượng trong thế giới tồn tại một - cách cô lập, không có quan hệ gì với nhau và nếu có thì đó chỉ là sự liên hệ bên ngoài mang tính ngẫu nhiên. Các quan điểm trên đều sai lầm, không phản ánh đúng đặc điểm của thế giới. - Quan điểm triết học Mác – Lênin khẳng định: + Thế giới có vô số sự vật hiện tượng khác nhau nhưng chúng lại thống nhất với nhau ở tính vật chất nên tất yếu chúng có mối liên h ệ với nhau. 3
  4. Ví dụ: Mối liên hệ giữa tự nhiên và xã hội; mối liên hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; mối liên hệ giữa các khái niệm trong tư duy con người; mối liên hệ giữa các bộ phận, các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, giữa nền kinh tế nước ta với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới; mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành cái cây với đất đai, ánh sáng, khí hậu, thời tiết, nguồn nước, môi trường... và sự tác động của con người... + Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới mang tính khách quan, tất yếu, phổ biến và đa dạng. Khách quan: Vì đó là mối liên hệ vốn có trong bản thân sự vật chứ không do ý muốn con người tạo nên. Phổ biến: Vì vật nào cũng tồn tại trong mối liên hệ, tác động qua lại với các vật khác nhau. Đa dạng: Có vô số mối liên hệ khác nhau. Khái quát chia thành các mối liên hệ sau: - Liên hệ bên trong và liên hệ bên ngoài. - Liên hệ cơ bản và liên hệ không cơ bản. - Liên hệ chủ yếu và liên hệ thứ yếu - Liên hệ chung và liên hệ riêng. Các mối liên hệ có vị trí, vai trò khác nhau đối với bản thân sự vật, nhưng chúng có liên hệ tác động qua lại và có thể chuyển hóa lẫn nhau. Do đó, không được lẫn lộn và cũng không được tuyệt đối hóa mối quan hệ nào. b/ Ý nghĩa: - Xây dựng và quán triệt quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể. - Chống chủ nghĩa siêu hình, phiến diện, tư tưởng cục bộ địa phương, cá nhân chủ nghĩa và thuật ngụy biện. a/ Nội dung nguyên lý: - Quan điểm siêu hình: Xem sự phát triển của sự vật hiện tượng chỉ là sự tăng hoặc giảm về lượng, mà không thay đổi về chất. - Quan điểm triết học Mác – Lênin khẳng định: + Sự phát triển không ngừng từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện là những khuynh hướng mang tính phổ biến của thế giới. VD: sự vận động, phát triển tiến lên không ngừng của thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy. + Nguồn gốc của sự vận động phát triển nằm trong bản than sự vật, do mâu thuẫn trong bản thân sự quy định. b/ Ý nghĩa: - Xây dựng và quán triệt quan điểm phát triển. - Chống tư tưởng bảo thủ định kiến. 5/ Phân tích nội dung, ý nghĩa của quy luật “ mâu thuẫn”( quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập): Vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển là do sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật quyết định a/ Nội dung quy luật: - Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đêu là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. + Lấy ví dụ minh họa: Cơ thể sống: hấp thụ > < tiêu biến Cây xanh: hấp thụ cacbonic > < thải ra oxi + Giải thích khái niệm: 4
  5. • Mặt đối lập: Là những mặt vùa có sự liên hệ tác động qua lại, vừa có khuynh hướng vận động trái ngược nhau cùng nằm trong bản thân sự vật. • Thống nhất: là sự liên hệ, tác động qua lại ràng buộc lẫn nhau giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật. - Thống nhất giữa các mặt đối lập là tạm thời, có điều kiện; còn đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, vì trong sự thống nhất vẫn ngầm chứa sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh đó diễn ra có lúc ngấm ngầm, có lúc công khai quyết liệt. Ví dụ: Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa. • Đấu tranh: là sự bài trừ loại bỏ lẫn nhau của các mặt đối lập trong bản thân sự vật. • Mâu thuẫn biện chứng: Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành và mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc, động lực vận động, phát triển của các sự vật hiện tượng trong thế giới. Vì thống nhất là điều kiện tạo nên sự vật, còn đấu tranh giữa các mặt đối lập luôn luôn có khuynh hướng xóa bỏ mặt đối lập lạc hậu, phản động trong sự vật cũ; khẳng định mặt tiến bộ, tích cực. Kết quả đấu tranh giải quyết mâu thuẫn sẽ xóa bỏ sự vật cũ cho ra đời sự vật mới; sự vật mới lại chứa đựng mâu thuẫn mới, lại tiếp tục đấu tranh giải quyết mâu thuẫn để cho ra đời sự vật mới hơn, phát triển hơn. Ví dụ: Đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa giai cấp cách mạng và giai cấp thống trị phản động trong xã hội loài người; hoặc cuộc đấu tranh giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta trước đây và trong sự nghiệp đổi mới toàn diện hiện nay. Cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn trong bản thân thế giới là hết sức phong phú, đa dạng phức tạp và vô tận. Vì bản thân sự vật chứa đựng nhiều loại mâu thuẫn khác nhau. Mỗi loại mâu thuẫn lại có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự vật và cách giải quyết đối với từng loại mâu thuẫn khác nhau trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau cũng khác nhau. Khái quát chia thành các loại mâu thuẫn sau: + Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài; + Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản; + Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu. + Riêng trong lĩnh vực xã hội còn có mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. Trong các mâu thuẫn trên mâu thuẫn cơ bản giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, phát triển của sự vật. Do vậy, muốn thay đổi sự vật phải thay đổi mâu thuẫn cơ bản trong bản thân chúng. b/ Ý nghĩa: - Muốn nhận thức đúng bản chất sự vật phải nhận thức đầy đủ các mâu thuẫn tồn tại trong bản thân sự vật. - Muốn thay đỏi sự vật phải đấu tranh giải quyết mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Tuy nhiên cần có cách giải quyết phù hợp cho từng loại mâu thuẫn cụ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. 6/ Phân tích nội dung, ý nghĩa của quy luật “ Lượng – Chất”. 5
  6. Quy luật chuyển hóa từ thay đổi về LƯỢNG dẫn đến sự thay đổi về CHẤT và ngược lại (gọi tắt là quy luật “ Lượng – chất ” ): a/ Nội dung quy luật: - Mọi sự vật hiện tượng đều là thống nhất biện chứng giữa hai mặt đối lập là chất và lượng. + Chất: là tổ hợp những thuộc tính khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính tạo nên sự vật, để phân biệt nó với sự vật khác. VD: Chất của đường là ngột khác với chất của muối là mặn. + Lượng: là phạm trù chỉ tính quyết định vốn có của sự vật và được biểu thị bằng số lượng, kích thước, tốc độ vận động phát triển của sự vật. - Chất và lượng tồn tại thống nhất trong bản thân sự vật; chất nào thì lượng ấy, lượng nào thì chất ấy; sự thống nhất giữa lượng và chất trong một giới hạn nhất địng được gọi là ĐỘ. - Sự vận động biến đổi của sự vật đầu từ sự thay đổi về LƯỢNG dẫn đến sự thay đổi về CHẤT. Chất mới ra đời quy định Lượng mới, tạo điều kiện cho Lượng mới vận động, biến đổi sẽ cho ra đời Chất mới. Sự thay đổi về chất được thực hiện thông qua các bước nhảy (bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ; bước nhảy dần dà và bước nhảy đột biến). Sự vận động biến đổi từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, chất thay đổi quy định sự thay đổi về lượng diễn ra lặp đi lặp lại trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan trở thành quy luật cơ bản. b/ Ý nghĩa: - Xem xét sự vật phải chú ý cả hai mặt chất và lượng, chống xu hướng tuyệt đối hóa bất kì mặt nào. - Muốn làm thay đổi sự vật, trước hết phải tác động để làm thay đổi lượng và đén một giới hạn nhất định phải chủ động tạo ra sự thay đổi về chất. Tránh chủ quan nóng vội, đốt cháy giai đoạn hoặc bảo thủ trì trệ, trông chờ, ỷ lại. - Trong lĩnh vực xã hội cần chú ý phất huy vai trò của nhân tố con người trong quá trình tạo ra sự chuyển hóa giữa lượng và chất theo hướng có lợi cho cách mạng. 7/ Phân tích nội dung, ý nghĩa quy luật phủ định của phủ định: Vạch ra con đường, khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật hiện tượng trong thế giới là tiến lên không ngừng theo đường “ xoắn ốc” trên cơ sở cái mới ra đời thay thế cái cũ. a/ Nội dung quy luật: - Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới là quá trình phủ định biện chứng diễn ra liên tục. Phủ định biện chứng là phủ định mang tính khách quan, có kế th ừa chọn lọc, cải tạo và phát triển. Đó là quá trình đấu tranh loại bỏ mặt lạc hậu phản động trong cái cũ đồng thời chọn lọc, kế thừa, cải tạo những yếu tố tiến bộ, hợp lý trong cái cũ để phát triển thành cái mới. Lưu ý: Phủ định biện chứng khác phủ định siêu hình, phủ định sạch trơn. - Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng có tính chu kỳ. Nghĩa là cái mới dường như lặp đi, lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn, phát triển hơn, hoàn thiện hơn, tiến bộ hơn. Nghĩa là khi phủ định của phủ định kết thúc một chu kỳ phát triển, nó lại chuẩn bị cho sự phủ định của phủ định tiếp theo, là điểm xuất phát cho một chu kỳ phát triển mới cao hơn. 6
  7. - Ví dụ: Kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du được sáng tác dựa trên cốt truyện cuốn “ Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng với tài năng xuất chúng của mình Nguyễn Du đã sáng tạo ra một cô Kiều của Việt Nam và đưa truyện Kiều trở thành một tác phẩm hội tụ được tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt. Điều đó có thể được nhận thấy rõ qua đánh giá của học giả Phạm Quỳnh: “ Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn”. Hay nói cách khác tác phẩm “Truyện Kiều” đã ra đời dựa trên sự tiếp thu có tính kế thừa và sáng tạo các giá trị tinh hoa của truyền thống dân tộc Việt Nam, đồng thời dựa trên cốt truyện cũ “ Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân - Ví dụ: Quá trình trưởng thành về nhận thức của GCCN Việt Nam: chuyển từ tự phát sang tự giác. Hay nói cách khác quá trình tự giác là quá trình tự phát nhưng phát triển ở mức cao hơn, hoàn thiện hơn dưới sự trưởng thành về nhận thức do tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Khuynh hướng, con đường của sự vận động phát triển là tiến lên không ngừng theo đường xoắn ốc trên cơ sở cái mới ra đời thay thế cái cũ, và đến lượt nó lại bị cái mới hơn thay thế theo nguyên tắc phủ định biện chứng. Ví dụ: Sự sống bắt đầu từ những hạt côaxecva, sau đó hình thành tế bào sống đầu tiên, rồi mới hình thành nên động vật bậc thấp có hệ thần kinh chưa phát triển, sau đó đến động vật có hệ thần kinh phát triển, từ động vật chưa có xương sống đến động vật có xương sống. Lưu ý: Cái mới ra đời sau cái cũ nhưng là cái hợp với quy luật phát triển. Cái mới có vai trò to lớn đối với sự phát triển vì nó vạch ra khuynh hướng và tạo động lực cho sự vận động phát triển. b/ Ý nghĩa: - Xét sự vật phải đặt nó trong cái quan hệ với cái đối lập để thấy được mặt lạc hậu cần loại bỏ, mặt hợp lý, tiến bộ cần kế thừa phát triển; chống khuynh hướng phủ định siêu hình, phủ định sạch trơn. - Cần xây dựng một tinh thần cách mạng, tin tưởng vào sự chiến thắng của cái mới và rèn luyện bản lĩnh kiên quyết đấu tranh bảo vệ cái mới, chống bi quan chán nản. - Trong thực tiễn xã hội, cần phát hiện, xây dựng đấu tranh cho sự chiến thắng của cái mới. 8/ Phân tích nội dung quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Nêu sự vận dụng cuả Đảng ta về quy luật này trong việc hoạch định đường lối đổi mới kinh tế ở nước ta Đây là quy luật kinh tế cơ bản nhất, phổ biến nhất quy định sự vận động phát triển xã hội. nhận thức đúng và vận dụng sang tạo quy luật này có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. a/ Nội dung quy luật - Trình độ của lực lượng sản xuất như thế nào thì quan hệ sản xuất như thế ấy (giải thích khái niêm của tính chất của LLSX; trình độ của LLSX). - C.Mác trong tác phẩm phê phán khoa kinh tế - chính trị năm 1853 rằng: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu không phụ thuộc vào ý muốn của họ, tức là những quan hệ sản xuất. Những quy luật này phù hợp với trình độ nhất định của LLSX vật chất của họ.” . Người ta thường coi tư tưởng này của C.Mác là tư tưởng về “ Quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX.” 7
  8. + Khi nói trình độ của LLSX là nói đến trình độ của công cụ sản xuất, của người lao động, trình độ thấp hay cao, thô sơ, lạc hậu hay thủ công, máy móc, hiện đại. + Khi nói đên tính chất của LLSX là nói đến tính chất của công cụ sản xuất, của lao động, tức nói đến tính chất cá nhân hay tập thể, xã hội. Như vậy, trình độ của LLSX quyết định tính chất của LLSX, đây là hai vấn đề khác nhau nhưng luôn gắn bó với nhau, do đó người ta thường gọi chung tính chất và trình độ của LLSX. - Khi trình độ của LLSX thay đổi căn bản sẽ mâu thuẫn với QHSX hiện có đã lỗi thời. Mâu thuẫn đó phát triển đến đỉnh điểm sẽ xóa bỏ QHSX thống trị lạc hậu phản động để thiết lập QHSX mới tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, cho ra đời phương thức sản xuất mới tiên bộ. Khi phương thức sản xuất mới ra đời thì quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất nhưng trong quá trình phát triển của sản xuất vật chất, do lực lượng sản xuất thường xuyên vận động phát triển, còn quan hệ sản xuất có tính ổn định chậm biến đổi, nên sau một thời gian, sự phát triển của LLSX mâu thuẫn với QHSX hiện có và buộc phải thay bằng một QHSX mới hơn, tiến bộ hơn…Qúa trình đó diễn ra vô tận lặp đi, lặp lại trở thành quy luật kinh tế cơ bản của sự vân động phát triển xã hội. Lấy ví dụ để chứng minh - Quan hệ sản xuất (QHSX) do LLSX qui định, nhưng sau khi hình thành nó có tác động to lớn trở lại đối với LLSX theo hai hướng: + Nếu QHSX phù hợp với LLSX thì tác động tích cực( tạo môi trường thuận lợi, tạo động lực cho LLSX phát triển ); + Nếu QHSX không phù hợp với LLSX thì tác động tiêu cực( kiềm hãm, triệt tiêu động lực phát triển của LLSX ). b/ Ý nghĩa: - Muốn định hướng phát triển kinh tế - xã hội phải quán triệt và vận dụng sáng tạo quy luật trên. Nghĩa là phải căn cứ vào trình độ phát triển của LLSX để lựa chọn QHSX phù hơp và phải luôn điều chỉnh QHSX cho phù hợp với sự với sự vận động phát triển không ngừng của LLSX. - Quán triệt quy luật trên vào quá trình đổi mới toàn diện đất nước ( từ năm 1986 đên nay) Đảng ta chủ trương giải phóng sức sản xuất để phát triển LLSX, đồng thời chuyển từ nên kinh tê tập trung quan liêu với hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể sang nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần. Chủ trương đúng đắn đó đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng trưởng kinh tế đạt 7,51%/ năm( 2001- 2005); 7%(2005- 2010); năm 2010 đạt 6,78%; tăng bình quân trong 10 năm 2001 – 2011 là 7,26%( Nghị quyết Đại hội XI ). Tại Đại hội X, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN để phát triển LLSX theo định hướng hiện đại và từng bước thiết lập QHSX mới phù hợp nhằm xây dựng hoàn thiện phương thức sản xuất mới XHCN. Đó chính là quán triệt và vận dụng sáng tạo quy luật trên vào điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay. 9/ Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Nêu sự vận dụng của Đảng ta về vấn đề này trong việc hoạch định đường lối đổi mới kinh tế và chính trị ở nước ta. Đây là quy luật cơ bản của sự vận động phát triển xã hội, nó vạch ra mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong đời sống xã hội. Do vậy, 8
  9. quán triệt và vận dụng sáng tạo quy luật này có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta. a/ Nội dung quy luật: - Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai măt thống nhất biện chứng để hợp thành một xã hội. + Cơ sở hạ tầng là toàn bộ quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể thường gồm ba kiểu quan hệ sản xuất ( thống trị, mầm móng, tàn dư) và những quan hệ sản xuất quá độ. Trong đó, kiểu quan hệ sản xuất thống trị giữ vai trò quyết định, nó quyết định bản chất và xu hướng vận động của nền kinh tế. + Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ quan điểm chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, triết học và những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, dảng phái, giáo hội, các tổ chức quần chúng… được hình thành trên cơ sở hạ tầng tương ứng và phản ánh cơ sở hạ tầng đó. Mỗi bộ phận của kiến trúc thượng tầng có vai trò, tác động khác nhau đối với cơ sở hạ tầng; trong đó nhà nước là bộ phận có vai trò quan trọng, có quyền lực mạnh nhất đối với cơ sở hạ tầng. Giai cấp nào nắm giữ quyền lực nhà nước và thống trị về kinh tế thì cũng nắm vai trò thống trị xã hội. - Trong mối quan hệ giữa CSHT và KTTT thì CSHT giữ vai trò quyết định, tuy nhiên KTTT có tác động to lớn trở lại đối với CSHT. + CSHT quyết định KTTT : CSHT nào thì KTTT đó; khi CSHT thay đổi căn bản buộc KTTT thay đổi theo. Điều đó được thể hiện: + KTTT có tác động trở lại CSHT : KTTT luôn có xu hướng duy trì, bảo vệ, củng cố, phát triển CSHT sinh ra nó, đồng thời kiềm hãm hay xóa bỏ CSHT đối lập với nó. Do vậy, nếu KTTT tiến bộ sẽ có tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của CSHT tiến bộ, ngược lại nếu KTTT lạc hậu, phản động sẽ có tác động kiềm hãm sự phát triển của CSHT tiến bộ. Ví dụ minh họa: - Sự tác động qua lại giữa CSHT và KTTT trong suốt quá trình vận động phát triển của xã hội đó là sự tác động qua lại giữa kinh tế và chính trị của đời sống xã hội. Sự tác động đó tuân theo quy luật: CSHT giữ vai trò quyết định trong mối quan hệ biện chứng với KTTT. b/ Ý nghĩa: Muốn xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải xóa bỏ cả CSHT và KTTT cũ, đồng thời xây dựng cả CSHT và KTTT mới. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải xây dựng CSHT và KTTT xã hội chủ nghĩa. - Quán triệt quy luật trên vào sự nghiệp cách mạng nước ta, Đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện, toàn bộ và triệt để, gắn đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị mà trước hết là đổi mới kinh tế và đồng thời với đổi mới kinh tế là đổi mới chính trị. Trong đổi mới kinh tế, Đảng ta chủ trương đổi mới tư duy kinh tế chuyển từ nền kinh tế có cơ cấu chủ yếu thành phần kinh tế( kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể) sang nền kinh tế hàng hóa có cơ cấu nhiều thành phần kinh tế. Với chủ trương đúng đắn đó qua hơn 25 năm đổi mới chúng ta đã chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 9
  10. Trong đổi mới chính trị, Đảng ta chủ trương đổi mới tư duy chính trị gắn với đổi hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, trong đó xây dựng Đảng được xem là khâu then chốt. Với đường lối đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị đúng đắn, qua hơn 25 năm đổi mới chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nền kinh tế phát triển đạt tăng trưởng bình quân đạt 6,9%/năm(1996 -2000); hơn 7,5%/năm(2001 - 2005 ); 7%/năm(2005 -2010); năm 2010 đạt 6,78%; tăng trưởng bình quân trong 10 năm ( Nghị quyết Đại hội XI ); đời sống nhân dân từng bước 2001 – 2011 là 7,26% được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể( GDP bình quân đầu người của Việt Nam qua các năm: Năm 2000 là 402,1 USD; năm 2005 là 637,3 USD; năm 2010 là 1.168 USD; GDP bình quân đầu người của tỉnh Quảng Ngãi năm 2010 là 1.209 USD ); kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được xây dựng; chính trị ổn định; vai trò và uy tín của Đảng được tăng cường./. 10/ Nêu khái niệm và nguồn gốc xuất hiện giai cấp. Phân tích nguyên nhân và vai trò của đấu tranh giai cấp. Liên hệ thực tế, hãy xác định mục tiêu và nội dung đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay. a/ Khái niệm và nguồn gốc xuất hiện giai cấp - Theo V.I.Lênin : Giai cấp là những tập đoàn người to lớn có địa vị và lợi ích khác nhau trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định, sự khác nhau đó là do họ có sự khác nhau về quyền sở hữu tư liệu sản xuất, về địa vị và vai trò trong tổ chức quản lí sản xuất, về quy mô và cách thức thu nhập của cải trong xã hội. Do có sự khác nhau đó nên tập đoàn người này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn người khác. - Nguồn gốc xuất hiện giai cấp là do sự phát triển sản xuất vật chất dẫn đến hình thành của thừa trong xã hội và hình thành chế độ tư hữu: + Xã hội loài người ở chế độ Cộng xã nguyên thủy chưa có giai cấp, đến chế độ Chiếm hữu nô lệ xuất hiện giai cấp. Nguồn gốc sâu xa của sự ra đời giai cấp là do sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, của cải có phần dư thừa, những người đứng đầu thị tộc, bộ lạc trong xã hội Công xã nguyên thủy chiếm phần của dư đó vốn ban đầu là của chung biên thành của riêng, giàu nghèo xuất hiện, chế độ tư hữu ra đời, và hai giai cấp đầu tiên trong lịch sử xuất hiện đó là chủ nô và nô lệ. Như vậy, nguồn gốc trực tiếp sự ra đời của giai cấp là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất ( chế độ chiếm hữu tư nhân chiếm hữu nô lệ về tư liệu sản xuất). Như vậy, nguồn gốc của sự xuất hiện giai cấp và sự khác biệt giữa các giai cấp trong xã hội là do nguyên nhân kinh tế; quan hệ giữa các giai cấp là bất bình đẳng b/ Nguyên nhân và vai trò của đấu tranh giai cấp: *Khái niệm đấu tranh giai cấp: là đấu tranh của những tập đoàn người to lớn có lợi ích căn bản đối lập nhau, mà trước hết và cơ bản là do mâu thuẫn về lợi ích kinh tế tạo ra. Trong lịch sử đã từng diễn ra các cuộc đấu tranh giai cấp giũa các giai cấp: Nô lệ và chủ nô, nông dân và địa chủ phong kiến, công nhân và tư sản. - Nguyên nhân đấu tranh giai cấp: Đấu tranh giai cấp bắt nguồn từ sự đối lập về địa vị và quyền lợi giữa các giai cấp trong xã hội mà trước hết là về kinh tế. Nguyên nhân sâu xa là do mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX. Từ đó dẫn đến tình trạng thống trị, áp bức và bị thống trị, bị áp bức về chính trị, bóc lột và bị bóc lột về kinh tế, làm cho mâu thuẫn giai cấp đối kháng, tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp 10
  11. Đấu tranh giai cấp là một hiện tượng lịch sử, là một phạm trù lịch sử. - Vai trò của đấu tranh giai cấp là một động lực cơ bản trực tiếp thúc đẩy các xã hội có giai cấp đối kháng phát triển vì: + Đấu tranh giai cấp nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa sự phát triển của LLSX và sự kiềm hãm của QHSX thống trị hiện thời đã tỏ ra lạc hậu, phản động. Kết quả đấu tranh giai cấp sẽ xóa bỏ QHSX cũ lạc hậu, thiết lập quan hệ sản xuất mới tiến bộ, kéo theo sự hình thành phương thức sản xuất mới, thúc đẩy xã hội phát triển đi lên. + Đấu tranh giai cấp không chỉ xóa bỏ các giai cấp lạc hậu phản động mà còn cải tạo bản thân các giai cấp làm cách mạng tự vươn lên hoàn thiện. + Đấu tranh giai cấp còn có tác dụng thúc đẩy cải cách xã hội theo chiều hướng tiến bộ. c/ Mục tiêu và nội dung đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay: - Quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay: Nước ta hiện nay còn nhiều giai cấp, quan hệ giai cấp thường xuyên biến đổi theo sự biến đổi của cơ cấu kinh tế. Cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta trong thời kì quá độ lên CNXH vẫn còn tiếp diễn với nội dung và hình thức mới: đó là cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc và thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN vì mục tiêu chung là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 11/ Trình bày nguồn gốc, bản chất, đặc trưng, chức năng của nhà nước và đặc điểm của nhà nước XHCN. Nêu giải pháp xây dựng Nhà nước ta thực sự là nhà nước pháp quyền XHCN. * Khái niệm: là một tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự đối kháng của các giai cấp khác. a/ Nguồn gốc và bản chất của nhà nước: - Nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự ra đời nhà nước là do chế độ tư hữu; còn nguồn gốc trực tiếp là do mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được buộc phải xuất hiện nhà nước để giữ trật tự xã hội theo lợi ích của giai cấp thống trị. Trong lịch sử có bốn kiểu nhà nước là: nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản ( là những nhà nước bóc lột) và nhà nước XHCN là nhà nước của nhân dân lao động. - Bản chất của nhà nước là nền chuyên chính của một giai cấp đối với các giai cấp khác và toàn xã hội. Nhà nước là công cụ bạo lực của giai cấp thống trị dùng để đàn áp mọi hành vi chống lại trật tự xã hội và địa vị, lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp của một giai cấp thống trị nhất định. b/ Đặc trưng, chức năng của nhà nước: - Nhà nước có 3 đặc trưng cơ bản sau: + Quản lí dân cư theo lãnh thổ cư trú, quyền lực nhà nước có hiệu lực đối với mọi thành viên trong lãnh thổ quốc gia. + Có hệ thống cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội. + Có hệ thống thuế khóa để nuôi bộ máy nhà nước. - Nhà nước có hai chức năng cơ bản là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Hai chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó chức năng đối nội giữ vai trò quyết định. c/ Nhà nước XHCN: là nhà nước kiểu mới, là nhà nước không nguyên nghĩa, là nhà nước “ nửa nhà nước”. Nhà nước XHCN khác với các kiểu nhà nước bóc lột trước đây trong lịch sử bởi những đặc điểm sau: 11
  12. Nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp công nhân nhưng đại diện - cho lợi ích chân chính của nhân dân lao động và quốc gia dân tộc. - Nhà nước XHCN do Đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo, lấy CNMLN làm hệ tư tưởng chính trị chính thống, dựa trên nền tảng lien minh công – nông – trí thức, thực hiện quyền lực của nhân dân lao động. - Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa thực hiện chức năng tổ chức xây dựng xã hội mới vừa thực hiện chức năng bạo lực trấn áp đối với các lực lượng phản động. Trong đó, chức năng tổ chức xây dựng xã hội mới là chức năng cơ bản, chủ yếu, có tinh chất quyết định - Nhà nước XHCN là nhà nước quá độ, là nhà nước “ tự tiêu vong” trong quá trình xây dựng CNXH. d/ Giải pháp xây dựng Nhà nước ta thực sự là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN, là nhà nước của dân, do dân và vì nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. - Một số chủ trương lớn cần quán triệt trong việc xây dựng nhà nước ta hiện nay( theo Nghi Quyết trung ương III ( khóa VIII) ): 1/ Tiếp tục phát huy dân chủ XHCN và nâng cao bản chất giai cấp công nhân trong việc xây dựng Nhà nước. 2/ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước thực sự là một Nhà nước XHCN trong sạch vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thực sự là công bộc tận tụy phục vụ nhân dân. 3/ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. 12/ Nêu khái niệm và cấu trúc nhân cách. Mô hình và con đường xây dựng nhân cách con người mới XHCN ở Việt Nam hiện nay? Bản thân tự làm gì để hoàn thiện nhân cách. a/ Khái niệm và cấu trúc nhân cách. - Nhân cách là tổ hợp thái độ thuộc tính riêng của từng người được biểu hiện trong mối quan hệ hành động với giới tự nhiên với xã hội và với bản thân. - Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc nhân cách, nhưng có đặc điểm chung ở chỗ cho rằng nhân cách được cấu trúc từ 3 yếu tố cơ bản: + Thế giới quan: là quan điểm lý tưởng, niềm tin, định hướng giá trị chung của cá nhân; nó là yếu tố đóng vai trò hạt nhân của nhân cách. Tri thức – Niềm tin – Tình cảm Ý chí – Thái độ - Hành vi Thế giới quan Nhân sinh quan + Năng lực và phẩm chất xã hội của cá nhân: là những yếu tố bên trong của nhân cách như: thể chất, năng lực trí tuệ, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực thẩm mỹ… + Tâm hồ con người: là cái sâu kín và nhạy cảm nhất, là tầng sâu của nhân cách, là thế giới nội tâm của con người. b/ Mô hình ( đặc trưng) nhân cách con người mới Việt Nam: - Tại Đại hội IV (12/1976) Đảng đã nêu ra 4 đặc trưng của con người mới XHCN Việt Nam là: 1/ Yêu nước XHCN; 2/ Có tinh thần LCTT 3/ Lao động cần cù sáng tạo, có ý thức tổ chức kỷ luật cao… 4/ Có tinh thần quốc tế vô sản. 12
  13. - Con đường xây dựng nhân cách con người mới XHCN ở nước ta hiện nay: là chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu long yêu nước, có ý thức làm chủ khoa học công nghệ, có trách nhiệm công dân, có tri thức sức khỏe, lao động giỏi, có văn hóa, nghĩa tình, tinh thần quốc tế chân chính. c/ Những việc đã làm để tự hoàn thiện nhân cách bản thân: - Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên kết hợp với một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vui chơi hợp lí để có một sức khỏe tốt và một tinh thần minh mẫn - Không ngừng trao dồi trình độ hiểu biết, thông qua việc học tập từ sách vở, tìm hiểu thực tế và chiêm nghiệm đời sống. - Lao động chăm chỉ, hướng đến những việc làm bổ ích và thiết thực như: dọn dẹp nơi ở và chỗ làm việc; trồng thêm cây xanh xung quanh nơi ở; vận động mọi người bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên… - Tham gia các chương trình như: mùa hè xanh, góp đá xây Trường Sa,… để thể hiện lòng yêu nước và ý thức công dân. Đồng thời qua đó giao lưu với bè bạn trong nước và quốc tế, củng cố them long yêu nước và lí tưởng sống tốt đẹp,… 13/ Nêu khái niệm, tính chất, vai trò của ý thức xã hội. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ý nghĩa của vấn đề đối với xây dựng ý thức XHCN ở nước ta hiện nay a/ Khái niệm, tính chất, vai trò của ý thức xã hội: - Khái niệm: là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội bao gồm tư tưởng, tình cảm, tập quán, ý chí, nguyện vọng,... phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn nhất định. - Tính chất: + Ý thức xã hội mang tính giai cấp: Mỗi giai cấp khác nhau có đời sống vật chất khác nhau nên đời sống tinh thần và ý thức xã hội của họ cũng khác nhau. Các – mác khẳng định: Tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như thế ấy. Ngoài ra, ý thức xã hội còn được biểu hiện thông qua ý thức cá nhân, ý thức dân tộc và ý thức nghề nghệp. + Ý thức xã hội có tính chất độc lập tương đối: Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội nhưng đó là sự phản ánh sang tạo vì ý thức xã hội có sự độc lập tương đối. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thể hiện ở chỗ: • Ý thức xã hội thường lạc hậu, bảo thủ hơn tồn tại xã hội. Nghĩa là khi tồn tại xã hội đã bị xóa bỏ, nhưng ý thức xã hội do nó sinh ra vẫn còn tồn tại trong đời sống xã hội. Ví dụ: Tư tưởng trọng nam khinh nữ hiện nay... • Một bộ phận của ý thức xã hội lại có khả năng vượt trước tồn tại xã hội. Đó là bộ phận ý thức xã hội tiên tiến khoa học phản ánh đúng quy luật phát triển của xã hội, phản ánh đúng nguyện vọng và lợi ích chân chính của đông đảo quần chúng nhân dân. Ví dụ: Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là bộ phận ý thức xã hội tiên tiến khoa học. • Ý thức xã hội có tính kế thừa những tinh hoa và những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc và nhân loại để không ngừng làm phong phú đời sống tinh thần Kết luận: Do ý thức xã hội có tính độc lập tương đối nên nó có thể phản ánh đúng hoặc sai, phản ánh tích cực hoặc tiêu cực đối với tồn tại xã hội. 13
  14. Vai trò: Ý thức xã hội phản ánh, vạch đường đi cho tồn tại xã hội. Do đó, - nếu ý thức xã hội tiên tiến khoa học, phản ánh đúng quy luật vận động phát triển xã hội sẽ có tác động thúc đẩy tồn tại xã hội đi lên. Ngược lại, nếu ý thức xã hội lạc hậu, phản động, phản ánh sai quy luật vận động phát triển của xã hội sẽ kiềm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội. Do vậy để thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển đòi hỏi các giai cấp cách mạng phải được trang bị ý thức xã hội tiên tiến khoa học. Đối với nước ta hiện nay, Đảng ta khẳng định: CNMLN,TT HCM là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho nhận thức và hành động của Đảng ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cách mạng Việt Nam giành thắng lợi; nhân dân ta quyết tâm đưa đất nước phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) theo tinh thần của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. b/ Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, tác động mạnh mẽ trở lại đối với tồn tại xã hội. - Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội Trong xã hội, lĩnh vực đời sống vật chất quyết định lĩnh vực đời sống tinh thần. Tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như thế ấy, khi tồn tại xã hội thay đổi thì sớm muộn ý thức xã hội cũng phải thay đổi cho phù hợp. Trong tồn tại xã hội, thì phương thức sản xuất giữ vai trò quyết định, trong phương thức sản xuất, thì quan hệ sản xuất giữ vai trò quyết định trực tiếp. Do đó quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò thống trị lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội. Lịch sử xã hội loài người cũng đã chứng minh rằng trong từng thời kì nhất định dều có một kiểu quan hệ sản xuất giữ vai trò thống trị, do đó, sẽ có một lĩnh vực, một hình thái ý thức xã hội giữ vai trò thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội ( như vào thời kỳ Cổ đại có thần thoại, từ thế kỉ V đến thế kỉ XV có hệ thống giáo lý phong kiến – chủ nghĩa kinh viện, từ thời kỳ Cận đại đến nay có hai hệ tư tưởng của hai giai cấp đối lập: tư sản và công nhân). - Vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội YTXH là sự phản ánh của tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định, nhưng nó không đóng vai trò thụ động, sau khi ra đời, YTXH có tính độc lập tương đối và tác động mạnh mẽ trở lại đối với tồn tại xã hội. Điều đó được biểu hiện qua các khía cạnh sau: + Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội ( tính lạc hậu của ý thức xã hội) + Ý thức xã hội có thể đi trước sự phát triển của tồn tại xã hội ( tính vượt trước hay tính tiên tiến của ý thức xã hội) + Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó ( tính kế thừa của ý thức xã hội) + Các hình thái ý thức xã hội tác động qua lại lẫn nhau + Ý thức xã hội tác động mạnh mẽ trở lại đối với tồn tại xã hội Khi nói đến sức mạnh cải tạo của ý thức xã hội, chủ yếu là nói đến vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội, do đó ở đây cần làm rõ biểu hiện ý thức xã hội tác động tích cực trở lại đối với tồn tại xã hội Sau khi ra đời, ý thức xã hội có vai trò to lớn, quan trọng, thậm chí trong những điều kiện nhất định giữ vai trò quyết định đối với tồn tại xã hội, ý thức xã hội có thể thúc đẩy hoặc kiềm hãm sự phát triển của xã hội, tuy 14
  15. nhiên, tác động kiềm hãm chỉ mang tính chất tạm thời, vì xét đến cùng tồn tại xã hội giữ vai trò quyết định. + Sự tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trong đó chủ yếu là: 1/ Tính chất các mối quan hệ kinh tế nảy sinh ra ý thức, tư tưởng, lý luận và vai trò lịch sử của giai cấp đề ra nó; 2/ Sự phù hợp của ý thức, tư tưởng, lý luận đó đối với hiện thực; 3/ Mức độ xâm nhập và sự truyền bá của ý thức, tư tưởng, lý luận đó vào trong quần chúng. C.Mác đã từng khẳng định: … Lực lượng vật chất chỉ có thể đánh bại bằng lực lượng vật chất, nhưng mỗi khi lý luận xâm nhập vào quần chúng thì trở thành lực lượng vật chất. Nắm vững những nguyên lý trên của triết học Mác – Leenin có ý nghĩa to lớn trong đời sống xã hội. Nó giúp chúng ta phê phán, chống lại những quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo cho rằng ý thức, tư tưởng, lý luận giữ vai trò quyết định đối với đời sống xã hội, chống lại căn bệnh chủ quan, duy ý chí; đồng thời khắc phục những hạn chế, thiếu xót của chủ nghĩa duy vật tầm thường chỉ thấy vai trò quyết định của tồn tại xã hội, của kinh tế mà không thấy vai trò to lớn, quan trọng của ý thức, tinh thần đối với đời sống xã hội. Mặt khác, phải biết phát huy vai trò tích cực, hạn chế vai trò tiêu cực của ý thức xã hội trong việc xây dựng nền kinh tế mới, chế độ xã hội mới. c/ Ý nghĩa của vấn đề đối với xây dựng ý thức XHCN ở nước ta hiện nay: 14/ Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và lý luận. Ý nghĩa của vấn đề đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta. a/ Khái niệm thực tiễn: là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, có tính chất lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới khách quan. + Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất của con người tác động vào thế giới khách quan nhằm cải biến thế giới khách quan theo nhu cầu của con người. Hoạt động thực tiễn gồm 3 nội dung cơ bản: Hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động chính trị - xã hội; hoạt động thực nghiệm khoa học. Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất vì nó quyết đínhự tồn tại và phát triển của xã hội. b/ Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: Triết học Mác – Lênin khẳng định thực tiễn giữ vai trò quyết định đối với nhận thức, vai trò quyết định đó thể hiện ở chỗ nó là nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn kiểm tra nhận thức. - Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức: Nói thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức nghĩa là: thực tiễn là điểm xuất phát, điểm bắt đầu, là nguồn gốc, đồng thời là động lực thúc đẩy nhận thức ra đời, phát triển. Điều đó được biểu hiện: (1) Hoạt động đầu tiên của xã hội loài người là hoạt động lao động sản xuất của cải vật chất, từ đó hình thành con người – chủ thể nhận thức, nhận thức ra đời phát triển. Qua lao động sản xuất, nhận thức tiếp tục phát triển để ngày càng phục vụ cho lao động sản xuất đạt hiệu quả cao hơn. (2) Hoạt động thực tiễn đã đề ra nhu cầu, phương hướng, nhiệm vụ, khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. 15
  16. Hoạt động thực tiễn, mà trước hết là lao động sản xuất, đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc đã đặt ra yêu cầu, phương hướng, nhiệm vụ đòi hỏi nhận thức phải giải quyết, từ đó tạo điều kiện cho nhận thức phát triển, hình thành nên các lý thuyết khoa học. AWngghen đã từng nói: Mỗi khi xã hội có yêu cầu về mặt kỹ thuật thì nó thúc đẩy khoa học phát triển hơn mười trường đại học. (3) Hoạt động thực tiễn đã cung cấp những số liệu, tài liệu cho nhận thức. Nhu cầu tất yêu khách quan của con người là phải giải thích thế giới và cải tạo thế giới – tức hoạt động thực tiễn để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của mình. Bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người đã tác động vào khách thể nói chung và đối tượng nhận thức nói riêng làm cho đối tượng bộc lộ những đặc điểm, tính chất, thuộc tính… tức đem lại những tài liệu, số liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất, quy luật vận động phát triển của thế giới. Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn, những lý thuyết khoa học đó, giúp con người hoạt động thực tiễn ngày càng cao hơn. (4) Hoạt động thực tiễn đã làm biến đổi và phát triển những giác quan của con người, đồng thời đã tạo ra những công cụ, những phương tiện ngày càng hiện đại làm cho nhận thức phát triển. Trên cơ sở hoạt động thực tiễn, mà trước hết là lao động sản xuất đã làm cho bộ óc con người, các giác quan con người ngày càng phát triển và hoàn thiện, năng lực tư duy của con người không ngừng phát triển. Cùng với sự phát triển của nhận thức, của khoa học, con người đã tạo ra các công cụ, phương tiện ngày càng hiện đại giúp cho con người nhận thức thế giới cả về tầm vi mô và vĩ mô một cách đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc hơn. Trên cơ sở đó nhận thức của con người trở lại phục vụ hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn. - Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Từ thực tiễn nhận thức ra đời rồi quay trở lại phục vụ thực tiễn, chứ không phải nhận thức để nhận thức, “ để giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau”, mà nhận thức để cải tạo thế giới. Vì nhận thức nhằm nắm bắt được bản chất, quy luật vận động của sự vật hiện tượng, từ đó, giúp con người xác định mục tiêu, phương hướng, tìm ra cách thức, con đường, biện pháp, phương pháp,… hoạt động thực tiễn có hiệu quả. Qua việc vận dụng vào thực tiễn mới, nhận thức được tiếp tục bổ sung, phát triển, hoàn thiện và phục vụ ngày càng tốt hơn, có hiệu quả hơn cho hoạt động thực tiễn. Đây là quá trình phát triển không ngừng của nhận thức trên cơ sở yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, phục vụ cho thực tiễn. - Thực tiễn là tiieu chuẩn kiểm tra nhận thức, kiểm tra chân lý Nhận thức là một quá trình lâu dài đi từ đơn giản đển phức tạp, từ trực tiếp đến gián tiếp, từ hiện tượng bên ngoài đến bản chất bên trong, đến quy luật, do đó, kết quả của nhận thức có thể phù hợp hoặc không phù hợp với hiện thực khách quan. Nhận thức chỉ có thể dựa vào thực tiễn mới kiểm tra được tính đúng đắn của nó. Sỡ dĩ lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức vì thực tiễn là mục đích của nhận thức, thực tiễn cao hơn nhận thức, thực tiễn mang tính phổ biến, thực tiễn mang tính hiện thực trực tiếp. Tuy nhiên, tiêu chuẩn kiểm tra nhận thức của thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối, vừa mang tính tương đối, vì thực tiễn luôn luôn vận động biến đổi, phát triển. Mặt khác, nhận thức còn kiểm tra bằng tiêu chuẩn logic, nhưng xét đến 16
  17. cùng những tiêu chuẩn logic đó cũng từ thực tiễn mà ra, do thực tiễn quyết định, đã được thực tiễn kiểm nghiệm. Với ý nghĩa đó, Lênin khẳng định: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và là quan điểm cơ bản của lý luận nhận thức.” (Lênin: Toàn tập, tập 18, NXB Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 167) Quan điểm của triết học Mác – Lênin về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức có ý nghĩa to lớn, giúp chúng ta xây dựng được quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Quan điểm thực tiễn đòi hỏi nhận thức, lý luận phải gắn liền với thực tiễn, phục vụ cho thực tiễn, học đi đôi với hành, coi trọng công tác tổng kết thực tiễn…; nếu xa rời thực tiễn thì sẽ dẫn đến sai lầm chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc…; ngược lại, nếu đề cao thực tiễn đi đến coi thường lí luận thì dẫn đến chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa kinh nghiệm. Như Hồ Chí Minh đã viết: Lý luận không gắn với thực tiễn là lý luận xuông, thực tiễn không có lý luận dẫn đường là thực tiễn mù quáng. Ý nghĩa của vấn đề đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta: 15/ Trình bày những mâu thuẫn cơ bản, đặc điểm và xu thế chủ yếu trong giai đoạn hiện nay của thời đại chúng ta. a/ Những mâu thuẫn cơ bản của thời đại hiện nay: Tuy thế giới có những biến đổi sâu sắc, song những mâu thuẫn cơ bản của thời đại hiện nay vẫn tồn tại. Đó là: - Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản: Đây là mâu thuẫn cơ bản mang tính phổ biến, thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và có ảnh hưởng trực tiếp, có tính quyết định đến những mâu thuẫn khác của thời đại. - Mâu thuẫn giữa tư bản với lao động: Đây là mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Mâu thuẫn này phản ánh bản chất bóc lột lao động làm thuê của giai cấp tư sản. (Hiện nay, ở các nước tư bản phát triển m’ > 300%) - Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc: Mâu thuẫn này đang chuyển thành dạng mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển, bị lệ thuộc với các nước tư bản phát triển cao ( Các nước chậm phát triển ngày càng lệ thuộc và trở thành con nợ của các nước tư bản phát triển: I Rắc nợ 300 tỷ USD, Achentina nợ 192 tỷ USD.) - Mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau - Ngoài 4 mâu thuẫn trên còn có những mâu thuẫn chung mang tính toàn cầu: lien quan đến sự tồn tại của xã hội loài người, của sự sống còn và nền văn minh trái đất. Đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc với các vấn đề ô nhiễm môi trường sống, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bùng nổ dân số, chống chạy đua vũ trang, giải trừ quân bị, bảo vệ hòa bình thế giới…. b/ Đặc điểm và xu thế phát triển chủ yếu của thế giới trong giai đoạn hiện nay: -Những đặc điểm chủ yếu của thế giới trong giai đoạn hiện nay: + Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ tạo sự phát triển nhảy vọt về chất của lực lượng sản xuất và sự phát triển của nền kinh tế tri thức đang làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội. 17
  18. + Xu thế toàn cầu hóa đang không ngừng gia tăng lôi cuốn ngày càng nhiều các nước tham gia. Toàn cầu hóa kinh tế vừa tạo cơ hội thuận lợi vừa đặt ra nhiều khó khăn, thách thức và tiềm ẩn nguy cơ trong sự phát triển của các nước, nhất là các nước đang phát triển. + Cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, chiến tranh tôn giáo vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp. + Các mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn tiếp tục phát triển với nội dung và hình thức mới. - Xu hướng phát triển chủ yếu của thế giới trong giai đoạn hiện nay: + Hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc ( các nước giành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia) + Các quốc gia tham gia ngày càng nhiều vào quá trình liên kết, hợp tác kinh tế thương mại. Hợp tác càng tăng thì cạnh tranh ngày càng gay gắt. + Các dân tộc nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ trên thế giới kiên trì đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. + Các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau vừa hợp tác, vừa đấu tranh cùng tồn tại hòa bình. Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung, Đông Nam Á nói riêng xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển ngày càng tăng, nhưng luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như: tranh chấp về ảnh hưởng quyền lực, về biên giới và lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì đổi mới lên CNXH ( Bổ sung, phát triển năm 2011) viết: “ Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt, vì lợi ích quốc gia dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng sẽ có những bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử; loài người nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội.” ( Văn kiện Đại hội XI; tr 69) Kết luận: Các đặc điểm và xu thế phát triển chủ yếu của thế giới trong giai đoạn hiện nay tác động sâu sắc đến các mặt trong đời sống chính trị - xã hội của mỗi nước, làm nảy sinh tính đa phương, đa dạng trong quan hệ quốc tế, quan hệ khu vực và chính sách đối ngoại của các nước. Thế giới tồn tại cả vận hội và thách thức, thời cơ và nguy cơ trong sự phát triển của mỗi nước. + GCCN đứng ở vị trí trung tâm của thời đại có nhiệm vụ phải thông qua ĐCS tổ chức lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước quốc gia dân tộc và nhân loại trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội, CNXH./. 18
  19. 19
nguon tai.lieu . vn