Xem mẫu

  1. CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG CÂU HỎI TỰ LUẬN (tổng hợp) Bài 1: 1) Anh chị hiểu như thế nào về câu nói:"Xã hội học là con đẻ của cuộc cách mạng công nghiệp"? 2) Những nhân tố nào đã góp phần thúc đẩy bộ môn xã hội học phát triển từ đầu thế kỷ 20. 3) Những đóng góp cho bộ môn xã hội học của các nhà xã hội học tiền phong ở Châu Âu trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. 4) Đâu là những đặc trưng của quan điểm xã hội học so với các khoa học xã hội khác khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội? 5) Trình bày, so sánh và nhận định ba lối tiếp cận chính trong nghiên cứu xã hội học: tiếp cận tương tác biểu tượng, tiếp cận chức năng và tiếp cận mâu thuẫn xã hội. 6) Trình bày tóm tắt và so sánh luận điểm của hai khuynh hướng về đối tượng xã hội học: nghiên cứu hành động xã hội (social action) và nghiên cứu sự kiện xã hội (social fact). 7) Tại sao nghiên cứu những hiện tượng xã hội ngày nay phải đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa? ------------------- 8). Hãy giải thích quan điểm xã hội học bao gồm những đặc điểm chính nào và dùng quan điểm trên để bình luận về những yếu tố xã hội đã tác động, hình thành bộ môn khoa học xã hội học. 9). E. Durkheim đã có đóng góp lớn nhất nào trong việc giải thích xã hội học? 10). Tự chọn một đề tài nghiên cứu và bình luận cho thấy anh chị đã tiếp cận đề tài này như thế nào với các lối tiếp cận vi mô và vĩ mô. 11). Hãy nêu lên những đóng góp chính của M. Weber cho xã hội học. 12). Giải thích “loại hình l‎ tưởng” là gì? Nó có ích như thế nào? í Bài 2: 1) Trình bày tóm tắt các bước đi trong một nghiên cứu xã hội học. 2) Thế nào là tính chất thực nghiệm trong các nghiên cứu xã hội học. 3) Phân biệt khái niệm tương quan và mối liên hệ nhân qủa trong nghiên cứu xã hội học. Bằng hai khái niệm trên hãy nhận định câu nói:"Xem phim bạo lực nhiều là nguyên nhân của tính hung hãn ở thanh thiêu niên". 4) Trình bày cơ cấu của một thử nghiệm trong nghiên cứu xã hội học. 5) Trình bày tóm tắt các bước đi của một cuộc điều tra xã gội học. 6) Các loại hình quan sát chính yếu và sự ứng dụng của chúng 7) Một trong các bước khi thực hiện một cuộc nghiên cứu xã hội học là xây dưng mô hình phân tích (hay còn gọi là "xây dựng một khung khái niệm" (conceptual framework)). Thế nào là xây dựng một khung khái niệm? Hãy cho thí dụ. 8) Thế nào là biến số độc lập, thế nào là biến số phụ thuộc. 9) Đặc trưng, ưu điểm và hạn chế của các phương pháp thâu thập dữ kiện chính yếu trong nghiên cứu xã hội. -------------------------------------- 10) Liệt kê ra các phương pháp chính yếu để thâu thập dữ kiện khi thực hiện một cuộc nghiên cứu. 1
  2. 11) Chọn một đề tài và giải thích các bước đi để thực hiện. 12) Bàn luận về mối tương quan giữa nghiên cứu và lý thuyết. Bài 3: 1) Định nghĩa các khái niệm: biểu tượng, chuẩn mực, giá trị. Trình bày mối liên hệ giữa chuẩn mục và giá trị. 2) Tương quan giữa hệ thống xã hội và hệ thống văn hóa. 3) Thế nào là thái độ "vị chủng", là "tính tương đối văn hóa”? 4) Những khả năng nào có thể xảy ra khi hai nền văn hóa tiếp xúc với nhau, theo quan điẻm của F. Braudel? 5) Bằng một số minh họa rút từ xã hội và văn hóa Việt nam, hãy trình bày và nhận định các lý thuyết chính yếu sau đây trong việc nghiên cứu và giải thích các hiện tượng văn hóa: lý thuyết sinh thái học văn hóa, sinh vật học xã hội, lý thuyết cơ cấu chức năng, lý thuyết mâu thuẫn xã hội. ---------------------------------- 6) Nhà sinh vật học Edward Wilson tin rằng môn Sinh vật học xã hội giải thích hành vi con người tốt hơn bộ môn xã hội học. Wilson cho rằng hành vi con người là kết quả của sự sàng lọc, tuyển chọn tự nhiên. Hãy bình luận các lý do các nhà xã hội học không đồng ý với lập luận của Wilson. 7) Tập tục và qui tắc đạo lý là những loại hình chuẩn mực xã hội. Mô tả sự khác biệt giữa chúng và cho ví dụ minh hoạ. 8) Hãy giải thích thái độ xem văn hoá có tính tương đối. Nêu lên những ưu điểm và hạn chế của thái độ này. 9) Phân biệt khái niệm văn hoá lý tưởng và văn hoá thực tế. Cho ví dụ từ bối cảnh Việt nam. 10) Khái niệm cơ cấu xã hội thường khó nắm bắt. Tuy nhiên cơ cấu xã hội là yếu tố trung tâm tổ chức đời sống xã hội. Hãy xác định các phương cách mà cơ cấu ảnh hưởng lên xã hội và cuộc sống của chúng ta. Bài 4: 1) Nếu nền văn hóa đều tác động lên nhân cách của các cá nhân trong cùng một xã hội, làm thế nào giải thích những khác biệt giữa các nhân cách. 2) "Cha mẹ sinh con trời sinh tính". Bằng các lý thuyết xã hội học giải thích về sự hình thành nhân cách hãy nhận định câu nói trên. 3) Sự phát triển nhân cách trong xã hội truyền thống và trong xã hội hiện đại có khác nhau không? Tại sao? 4) Hãy mô tả một kinh nghiệm về "cái tôi nhìn qua gương" (looking glass self - một khái niệm của Cooley) và mô tả kinh nghiệm đó. Cho thấy anh chị đã hành động như thế nào, người khác phản ứng ra làm sao, anh chị đã nhận thức và cảm nhận những phản ứng đó ra làm sao? 5) Những lý thuyết chính yếu giải thích sự phát triển của nhân cách. So sánh và nhận định.(Có thể chỉ trình bày và nhận định một trong các lý thuyết của J. Piaget, S. Freud, G.H. Mead… 6) Trình bày và so sánh luận điểm của L. Kolhberg và Carol Gilligan về sự phát triển nhân cách về mặt đạo đức. 7) Bằng những cứ liệu xã hội học, bình giải câu nói: "Cái tôi là sản phẩm của xã hội". 8) Trình bày các đặc điểm, sự khác biệt và mối liên hệ giữa hai khái niệm vị trí và vai trò. 2
  3. 9) Chức năng của trò chơi trong qúa trình xã hội hóa đối với trẻ em. Diễn tiến của qúa trình đóng vai trò nơi trẻ em. 10) Phân biệt hai khái niệm: căng thẳng vai trò (role strain) và mâu thuẫn vai trò (role conflict). 11) Trình bày, so sánh và nhận định quan điểm nghiên cứu về vai trò xã hội của ba lối tiếp cận tương tác xã hội, cơ cấu chức năng và mâu thuẫn xã hội 12) Thế nào là quá trình xã hội hóa? Quá trình xã hội hóa đã hình thành như thế nào và ảnh hưởng ra làm sao trong việc hình thành nhân cách của cá nhân? 13) Qua quá trình xã hội hóa, xã hội và văn hóa chi phối mọi hành vi, suy nghĩ của con người, vậy con người có còn tự do không? 14) Thử vạch ra sơ đồ các giai đoạn trong cuộc đời của anh chị và mô tả chúng bằng cách sử dụng một vài khái niệm và lý thuyết về quá trình xã hội hóa đã được trình bày. Đánh giá xem lý thuyết nào thích hợp nhất theo kinh nghiệm của anh chị. ------------------------------------------------ 15). J. Piaget vạch ra 4 giai đoạn của quá trình phát triển nhận thức. Hãy liệt kê ra các giai đoạn đó và trong mỗi giai đoạn con người phát triển những kỹ năng nhận thức nào. 16). G. H. Mead muốn nói gì khi nói trẻ em trong quá trình xã hội hoá “đóng vai trò của người khác”. Các khái niệm “đóng vai trò của những người quan trọng”, “đóng vai trò của những người khác phổ biến” nhằm chỉ cái gì? 17). “Tái xã hội hoá” có thể có những ý nghĩa nào? 4. Về sự hình thành nhân cách, hãy giải thích những yếu tố nào cần thiết để chúng ta có thể phát triển thành một con người hoàn chỉnh. 18). Tại sao các nhà xã hội học lập luận xã hội hoá là một quá tình chứ không phải là một kết quả. 19). Anh chị trả lời thế nào về câu hỏi: “ Phải chăng chúng ta là tù nhân của quá trình xã hội hoá?” Bài 5: 1) Hãy làm một bảng đối chiếu những đặc điểm của nhóm sơ cấp và nhóm thứ cấp. 2) Hãy liệt kê, mô tả và phân loại các vị trí, vai trò trong các nhóm xã hội mà anh chị đang là thành viên. 3) Theo M. Weber tổ chức quan liêu (bureaucracy) mang những đặc điểm gì? Đâu là ưu điểm và hạn chế của tổ chức quan liêu. 4) Nhận định về quan điểm của M. Weber cho rằng một trong những đặc trưng của xã hội hiện đại là việc phát triển càng ngày càng gia tăng các tổ chức chính thức mang tính quan liêu. 5) Phân loại các tổ chức chính thức theo quan điểm của A. Etzioni. 6) So sánh những khác biệt chính yếu giữa nhóm có quy mô nhỏ và các tổ chức chính thức. 7) Tóm tắt tương quan giữa các loại hình truyền thông và các loại hình lãnh đạo trong tổ chức xã hội. 8) Truyền thông trong nhóm và vai trò của nhóm trong truyền thông. 9) Vai trò của nhóm trong xã hội đại chúng. 10) Trình bày quan điểm về "hai bước trong truyền thông" của E. Katz và P.F. Lazarsfeld. 11) Các tổ chức chính thức ở Nhật Bản khác các tổ chức ở Tây phương như thế nào? Anh chị thích loại hình nào? Tại sao? ------------------------------------- 12) Định nghĩa nhóm và giải thích khác biệt giữa nhóm sơ cấp và thứ cấp. 3
  4. 13) Hãy liệt kê ba phản chức năng của tổ chức thư lại. 14) “Nhân bản hoá nơi làm việc” có nghĩa là gì và nêu lên một vài sách lược được sử dụng để nơi làm việc “mang bộ mặt người”. 15) Durkheim là trong những nhà xã hội học đầu tiên lập luận rằng các nhóm nhỏ có vai trò như bộ đệm giữa cá thể và xã hội lớn hơn. Trong khi đó nhiều nhà xã hội học cho rằng nhóm thứ cấp đã trở thành chủ yếu cho cuộc sống của chúng ta hiện nay, nhưng chúng thất bại trong việc thoả mãn những nhu cầu cần có những mối quan hệ thân thuộc của chúng ta. Hãy giải thích tại sao chúng là thiết yếu nhưng chúng thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu của chúng ta. 16) Giả dụ anh chị phải trình bày cho lớp xã hội học về thuyết diễn kịch của Goffman, hãy mô tả những thông tin nào anh chị sẽ đưa ra trong báo cáo của mình. (369). 17) Hãy giải thích ba loại hình lãnh đạo trong nhóm nhỏ qua nghiên cứu của Lippitt và White và lý giải tại sao thủ lĩnh dân chủ là tốt nhất trong hầu hết tình huống. 18) Theo W. Ouchi đâu là những đặc điểm lớn của các tổ chức chính thức Nhật bản. Bài 6: 1) Theo suy nghĩ của anh chị, anh chị thuộc giai cấp nào, tầng lớp nào trong xã hội? Liên hệ đến gia đình, dòng họ của anh chị và phân tích sự di động trong gia đình và dòng họ của anh chị. 2) Dựa trên sự phân tầng xã hội, thế nào là một xã hội khép kín và một xã hội mở rộng. 3) Đặc trưng của di động xã hội trong xã hội hiện đại. 4) Tương quan giữa sự phân tầng xã hội và nền văn hóa. Liên hệ vào trường hợp Việt Nam. 5) Thử tìm hiểu về sự di động cơ cấu ở nước ta từ 1945 đến nay. 6) Trình bày và nhận định các lý thuyết về sự phân tầng xã hội. 7) Hãy trình bày các yếu tố tác động đến sự phân tầng xã hội, di động xã hội của những cá nhân và những hệ luận của phân tầng xã hội lên đời sống của họ. 8) Đặc điểm của sự phân tầng xã hội trong xã hội Việt Nam hiện nay (từ 1986 đến nay). 9) Trình bày và nhận định các lý thuyết giải thích về sự nghèo đói của E. Banfield, O. Lewis và W. Ryan. 10) Quyền lực và nguồn gốc quyền lực theo quan điểm của M. Weber. ------------------------------------------- 11) Khác biệt trong quan niệm của K. Marx và M. Weber về giai cấp. 12) Hãy mô tả Hệ thống Phân tầng thế giới theo quan điểm của Immanuel Wallerstein (bài 10). 13) Hệ luận của phân tầng xã hội đối với các khía cạnh của đời sống cá nhân. Bài 7: 1) Tương quan giữa định chế xã hội với nhóm, đoàn thể và tổ chức xã hội. 2) Cho ví dụ để minh họa mối tương quan giữa định chế giáo dục (hay định chế gia đình) với các định chế khác trong xã hội. 3) Thế nào là quá trình phân biệt hóa (differentiation) các định chế xã hội trong xã hội hiện đại. Trình bày nguyên nhân, diễn tiến, hậu qủa của quá trình này. 4) Các lý thuyết xã hội học giải thích như thế nào về các định chế xã hội và mối quan hệ giữa các định chế. ------------------- 4
  5. 5) Quá trình phân biệt hoá định chế là gì? Ý nghĩa của nó trong quá trình phát triển xã hội nói chung. Bài 8: 1) Thế nào là lệch lạc xã hội? Một hành vi bị xem là lệch lạc tuỳ thuộc những yếu tố nào? Trình bày và nhận định các lý thuyết xã hội học chính yếu giải thích về sự lệch lạc xã hội. 2) Thí nghiệm của Solomon Ash nhằm nghiên cứu loại hình tương tác xã hội nào? 3) Thế nào là lệch lạc xã hội? Qua sự phân loại của Robert Merton về các loại hình thích ứng của cá nhân đối với đoàn thể và xã hội, anh chị tự liên hệ đánh giá mình: trong những trường hợp nào thì thuộc những loại hình tương ứng nào. Nêu những ví dụ cụ thể. 4) Mại dâm là một hiện tượng lệch lạc xã hội. Thử phân tích hiện tượng này dưới ba lối tiếp cận: tương tác xã hội, chức năng và mâu thuẫn xã hội. 5) Trong tác phẩm "Sự phân tầng xã hội và hành vi lệch lạc", John Hevitt kết luận rằng những người thuộc tầng lớp hạ lưu dễ có hành vi tôïi phạm hơn các tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Anh chị cho biết ý kiến về nhận định trên. Có tương quan nào giữa sự phân tầng xã hội, sự nghèo đói và các hành vi lệch lạc trong xã hội không? 6) Tục ngữ Việt Nam có câu: "Bần cùng sinh đạo tặc". Anh chị hãy dùng các lối tiếp cận xã hội học để giải thích và nhận định câu tục ngữ trên. Có tương quan nào giữa sự phân tầng xã hội, sự nghèo đói và các hành vi lệch lạc trong xã hội không? 7) Trình bày và nhận định về các chức năng của các công cụ kiểm soát xã hội (ví như sự trừng phạt, nhà tù...). 8) So sánh quan điểm về phi chuẩn mực của É. Durkheim và R. Merton. ------------------------------------------------------------ 9) Định nghĩa lệch lạc xã hội từ góc độ xã hội học 10) Giải thích vắn tắt lý thuyết gán nhãn về lệch lạc xã hội 11) Với hai khái niệm mục tiêu và phương tiện, hãy giải thích năm khả năng xảy ra trong lý thuyết căng thẳng của R. Merton. Bài 9: 1) Phân biệt các khái niệm nhóm (group), đám đông (crowd), quần chúng (mass). 2) Trình bày và nhận định các lý thuyết giải thích sự hình thành đám đông. 3) Phân loại các phong trào xã hội. 4) Những điều kiện phát sinh các phong trào xã hội. 5) Các giai đoạn phát sinh và phát triển của một phong trào xã hội. -------------------------------------------- 6) So sánh những lối giải thích cổ điển và đương đại về các hành vi tập thể. 7) Hãy bình luận các lý thuyết về phong trào xã hội và tại sao tất cả xem ra đều đúng? 8) Hãy cho một ví dụ về một phong trào xã hội đã đem đến biến chuyển xã hội và bình luận về phong trào đó. Bài 10: 1) Thế nào là biến chuyển xã hội? Thế nào là quá trình hiện đại hóa? 2) Hãy phỏng vấn cha mẹ, ông bà hay những người lớn tuổi về kinh nghiệm của họ để thấy những khác biệt giữa xã hội truyền thống và xã hội hiện đại. 3) Dùng phương pháp điển hình lý tưởng (ideal type) của M. Weber để mô tả một con người "truyền thống" và một con người "hiện đại”. 5
  6. 4) Quan điểm của các nhà xã hội học tiền phong F. Toennies, Max Weber, E. Durkheim và K. Marx về quá trình hiện đại hóa. 5) So sánh và nhận định các quan điểm “xã hội đại chúng” và "xã hội giai cấp" khi giải thích về quá trình hiện đại hóa. 6) Ứng dụng thuật ngữ của D. Riesman trong tác phẩm “Quần chúng cô đơn”, anh chị tự đánh giá mình là người hướng về truyền thống (tradition-directed) hay là người hướng về kẻ khác (others-directed)? Thử áp dụng câu hỏi này với cha mẹ, ông bà anh chị. Anh chị có thấy sự khác biệt về thế hệ không? 7) Trình bày và nhận định các lý thuyết và quan điểm sau đây giải thích về quá trình hiện đại hóa tại các nước đang phát triển: lý thuyết hiện đại hóa, lý thuyết phụ thuộc, lý thuyết các hệ thống thế giới, các lói giải thích dân túy mới, quan điểm của các nhà môi trường. 8) Một trong các trọng tâm khi nghiên cứu biến chuyển xã hội là vấn đề hiện đại hóa (modernization). Vậy quá trình hiện đại hóa là gì? Quá trình này đặt ra những vấn đề gì cho cá nhân, cho cơ cấu xã hội, cho hệ thống văn hóa và đem đến những biến chuyển gì trong mối quan hệ giữa các xã hội, đặc biệt các xã hội đang phát triển như Việt Nam ta. 9) Trình bày và nhận định các mô hình vĩ mô về biến chuyển xã hội. 10) So sánh một cách tổng quát các đặc trưng chính của xã hội cổ truyền (xã hội nông nghiệp) và xã hội hiện đại (xã hội công nghiệp) trên các phương diện:quy mô sinh thái, cơ cấu xã hội, khuôn mẫu văn hóa, biến chuyển xã hội... ------------------------ 11) Theo Henslin, qua lịch sử của con người , đã có bốn cuộc cách mạng xã hội xảy ra được xem như là kết quả của việc phát minh các kỹ thuật mới. Hãy liệt kê những kỹ thuật đã dẫn đến những biến chuyển xã hội và hậu quả của các kỹ thuật này. 12) Giải thích những giả định khác nhau của các lý thuyết tiến hoá đơn tuyến và đa tuyến về các biến chuyển xã hội trong một xã hội. 13) Nêu ra và giải thích ba quá trình của biến chuyển văn hoá do William Ogburn nêu ra và cho ví dụ. 14) Hãy chọn một công nghệ cụ thể , ví dụ máy vi tính, và bình luận ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt nam. 15) Ngày nay chúng ta thấy có nhiều người muốn hình thành lại một lối sống đơn giản hơn. Hãy sử dụng khung khổ lý thuyết của F. Toennies để phân tích khuynh hướng này. 6
nguon tai.lieu . vn