Xem mẫu

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG MÁC-LÊ Câu 1: Hãy trình bày mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Vận dụng mối quan hệ biện chứng này vào trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Trả lời Khái niệm vật chất và ý thức : +Quan niệm triết học Mác về vật chất : Sự phát triển vượt bật của khoa học là tiền đề đi đến quan niệm đúng đắn về vật chất.”Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. +Quan điểm triết học Mác – Lê nin về ý thức : Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Hay ý thức là hình ảnh của thế giới khách quan được não người nhận thức và cải biến. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức : +Vai trò của vật chất đối với ý thức : -Vật chất quyết định nội dung của ý thức, nội dung của ý thức là sự phản ánh đối với vật chất. -Vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của ý thức, sự biến đổi của ý thức là sự phản ánh đối với sự biến đổi của vật chất. -Vật chất quyết định khả năng phản ánh sáng tạo của ý thức. -Vật chất là nhân tố quyết định phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức trong hoạt động thực tiễn. +Vai trò của ý thức đối với vật chất: -Tác dụng phản ánh thế giới khách quan. -Tác dụng cải biến sáng tạo thế giới khách quan. -Giới hạn và diều kiện tác dụng năng động sáng tạo của ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận : - Từ nguyên lý vật chất quyết định ý thức, tất yếu đòi hỏi nhận thức con người phải luôn tôn trọng hiện thực khách quan. Tránh nôn nóng, chủ quan dẫn đến sai lầm, thất bại trong thực tiễn. - Từ nguyên lý ý thức tác động trở lại vật chất, đòi hỏi nhận thức con người phải phát huy tính năng động, sáng tạo của mình để nhận thức và cải tạo thế giới, chóng tư tưởng thụ động, trông chờ, chấp nhận. Câu 2: Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi dần dần về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại. Vận dụng quy luật này vào học tập, công tác và rèn luyện của bản thân. Trả lời Một số khái niệm : + Chất : là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có củ sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải cái khác.( Phân biệt sự vật này với sự vật khác.) VD : Cái nhà , cái cặp … Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành. + Lượng : là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/
  2. các thuộc tính của sự vật. Lượng chưa làm cho sự vật là nó, chưa làm nó khác với cái khác. VD: Nước = 2 Hiđro + 1 Oxi Chất Lượng + Độ : là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. + Điểm nút : là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi chất của sự vật. + Bước nhảy : là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó gây nên. Căn cứ vào cách thực hiện và nhịp điệu bước nhảy người ta phân làm 2 loại bước nhảy là : Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ. Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động ấy thể hiện chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.  Như vậy, không chỉ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất mà những thay đổi về chất cũng đã dẫn đến thay đổi về lượng. Mối quan hệ giữa lượng và chất : + Nội dung quy luật : Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần của lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Vị trí, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật : + Vị trí : Quy luật lượng chất nói lên cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. + Ý nghĩa : -Phải biết kiên trì, bền bỉ từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất. -Chống tư tưởng trông chờ, ỉ lại, hoặc nôn nóng đốt cháy giai đoạn. -Khi đã tích lũy đủ về lượng phải có quyết tâm thực hiện bước nhảy để tạo nên sự thay đổi về chất. Câu 3 : Nhận thức là gì? Nhận thức và ý thức khác nhau như thế nào? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu. Trả lời Bản chất của nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người. Nhưng đó không phải là quá trình phản ánh đơn giản, có tính chất máy móc, thụ động, mà sự phản ánh chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể trước khách thể. Chủ thể là con người. Khách thể là thế giới khách quan. Nhận thức là sự phản ánh của chủ thể đối với khách thể. Phân tích vai trò thực tiễn đối với nhận thức: Phạm trù thực tiễn: Thực tiển là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người, nhằm cải tạo thế giới khách quan. Ba hình thức hoạt động cơ bản của hoạt động thực tiễn more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/
  3. + Hoạt động sản xuất vật chất. + Hoạt động chính trị - xã hội + Hoạt động khoa học thực nghiệm. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức : Thực tiễn là vai trò của cơ sở, động lực, mục đích, tiêu chuẩn của chân lý. + Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức. Thực tiễn cung cấp những dữ liệu, tài liệu khách quan, làm cơ sở để con người nhận thức. Thông qua hoạt động thực tiễn, thế giới khách quan bộc lộ đặc trưng, thuộc tính, quy luật. Làm cho nhận thức con người không ngừng được nâng cao. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người ngày càng hoàn thiện mình. + Thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức. Thực tiễn thường xuyên vận động, phát triển nên nó muốn đặt ra nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng mới cho nhận thức. Mục đích của nhận thức không chỉ để nhận thức, mà suy cho cùng nhận thức là để cải tạo hiện thực, cải tạo thế giới theo nhu cầu, lợi ích của con người.  Với ý nghĩa đó, thực tiễn là động lực, mục đích của nhận thức. + Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Con người không thể lấy nhận thức để kiểm tra nhận thức, chỉ còn 1 con đường duy nhất là đưa nhận thức của mình vào thực tế xem nó có đúng hay không. Với ý nghĩa đó, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu.( Tự đưa ra ví dụ) Câu 4 : Phân tích quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Vận dụng của Đảng VN trong đường lối đổi mới. Trả lời Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất bao gồm các yếu tố lực lượng sản xuất và người lao động. Quan hệ sản xuất là giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất gồm 3 mối quan hệ chính: - Sở hữu tư liệu sản xuất. - Tổ chức quản lí. - Phân phối sản phẩm. + Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất: - Lực lượng sản xuất như thế nào thì quan hệ sản xuất cũng như thế đó. - Khi lực lượng sản xuất thay đổi thì quan hệ sản xuất cũng phải thay đổi theo. - Lực lượng sản xuất cũ mất đi, lực lượng sản xuất mới ra đời thì quan hệ sản xuất cũ cũng phải mất đi, quan hệ sản xuất mới ra đời để bảo đảm sự phù hợp. +Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất: - Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/
  4. - Ngược lại, nếu quan hệ sản xuất không phù hợp thì nó kiềm hãm, thậm chí phá vỡ lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất ( Tĩnh không vận động và phát triển) Lực lượng sản xuất ( Luôn luôn vận động và phát triển)  QHSX và LLSX luôn đối lập nhau. Vận dụng quy luật này trong đường lối đổi mới của Đảng ta. Tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội, bỏ qua chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa là hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Có 4 thành phần kinh tế: - Kinh tế tư nhân - Kinh tế nhà nước - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - Kimh tế tập thể  Tương ứng với 4 thành phần kinh tế là 4 loại hình sở hữu khác nhau trong đó thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò nòng cốt. Câu 5 : Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Vận dụng của Đảng VN trong đường lối đổi mới. Trả lời Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng: CSHT là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Kết cấu CSHT của xã hội bao gồm: - QHSX thống trị - QHSX tàn dư của xã hội cũ - QHSX mầm móng của xã hội tương lai Kiến trúc thượng tầng: Là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật… Cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội… Được hình thành trên CSHT nhất định.  Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp. Trong đó, nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng. Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT. - CSHT quyết định KTTT - CSHT như thế nào thì KTTT phải như thế ấy để đảm bảo sự tương ứng. - Khi CSHT thay đổi thì đòi hỏi KTTT cũng thay đổi theo để đảm bảo sự tương ứng. - KTTT tác động trở lại CSHT. - KTTT được sinh ra từ CSHT nên nó ra sức bảo vệ CSHT đã sinh ra nó, mặt dù CSHT đó tiến bộ hay không tiến bộ. VD: Pháp luật bảo vệ ai, chế độ nào? - Nếu KTTT tiên tiến, tác động cùng với sự vận động của quy luật kinh tế khách quan sẽ thúc đẩy CSHT phát triển; Ngược lại, nếu KTTT bảo thủ, lạc hậu, tác động ngược chiều với quy luật kinh tế khách quan sẽ kiềm hãm sự phát triển CSHT. more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/
  5. Câu 6: Tư tưởng HCM là gì? Trình bày những nội dung cơ bản của tư tưởng HCM về đạo đức cách mạng. Trả lời Khái niệm tư tưởng HCM : “Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng VN, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại ….” Tư tưởng HCM về đạo đức cách mạng : Đạo đức là cái gốc của người cách mạng. ”Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” Đạo đức cách mạng phải qua rèn luyện, đấu tranh gian khổ với bản thân mới đạt được. Cũng như: “ Ngọc càng mài càng sáng”, “Vàng càng luyện càng tinh”. Nội dung tư tưởng đạo đức cách mạng : - Trung với nước hiếu với dân. - Yêu thương con người. - Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. - Tinh thần quốc tế trong sáng. Nguyên tắc rèn luyện đạo đức cách mạng : - Nói đi đôi với làm, nêu gương bằng những hành động thực tế. - Xây đi đôi với chống, trong đó xây là yếu tố quan trọng. - Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời phải bền bỉ và có quyết tâm cao. Câu 7 : Tính tất yếu và đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội (CNXH).Phân tích 8 đặc trưng cơ bản của CNXH. (Trong văn kiện đại hội thứ XI) Trả lời Tính tất yếu của CNXH : - Lịch sử phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên. - Chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến cực điểm của nó ( Chủ nghĩa đế quốc) theo đúng quy luật tự nhiên nó phải nhường chổ cho một xã hội mới. LLSX xã hội hóa cao >< QHSX(Dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất) Tất yếu => CMXHCN => Xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. - CNXH tất yếu ra đời trên cơ sở tiền đề vật chất, kỹ thuật, Kinh tế - Xã hội, văn hóa mà CNTB đã tạo ra, thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Thời đại hiện nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Tám đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội : - Một là : Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. - Hai là : Do nhân dân làm chủ. - Ba là : Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên LLSX hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. - Bốn là : Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/
  6. - Năm là : Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện. - Sáu là : Các dân tộc trong cộng đồng VN bình đẳng, đoàn kết,tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Bảy là : Có nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. - Tám là : Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Câu 8 : Thời kỳ quá độ lên CNXH là gì?Phân tích những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở VN. Ý nghĩa? Trả lời Thời kỳ tiếp tục đấu tranh với những hình thức, nội dung và những điều kiện mới: Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải tạo toàn diện và triệt để xã hội cũ-xã hội TBCN. Xây dựng cơ sở, nền tảng cho xã hội mới- XHCN. Nhưng chưa xóa bỏ hoàn toàn về mặt giai cấp của giai cấp cũ, lại được sự ủng hộ của thế lực đế quốc. Vì vậy, một cuộc đấu tranh diễn ra dưới những hình thức mới và điều kiện mới. Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH.Đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là con đường lựa chọn duy nhất đúng đắn của Bác Hồ, Đảng và nhân dân cả nước. Là một tất yếu khách quan : - CNTB không còn là sự lựa chọn của lịch sử, CNXH đang có những bước phát triển quanh co của nó. Song, cuối cùng vì loài người cũng sẽ đi tới CNXH vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử. - Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, tạo cơ hội tốt nhanh chóng tiếp cận với nền văn minh hiện đại. - Đảng cộng sản VN luôn kiên định lý tưởng XHCN. - Nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân, không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Những đặc điểm cơ bản của nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ: - Quá độ lên CNXH từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, nền kinh tế sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp, bỏ qua chế độ TBCN. - Hậu quả của chiến tranh còn nặng nề. Những tàn dư của chế độ cũ còn tồn đọng. - Các thế lực thù địch thường xuyên chống phá công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. - Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, có ý thức tự lực, tự cường. more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/
nguon tai.lieu . vn