Xem mẫu

  1. Câu 6: Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về những đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đảng ta đã  vận dụng những quan điểm đó vào công cuộc đổi mới hiện nay ntn?  Trả Lời:  * Bản chất của CNXH được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác­ Lênin luận giải qua một một số đặc trưng cơ bản sau: ­ Xoá bỏ từng bước chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ sở hữu công cộng để giải phóng cho sức  sản xuất xã hội phát triển. ­ Có một nền đại công nghiệp cơ khí với trình độ khoa học và công nghệ hiện đại có khả năng cải tạo nông  nghiệp, tạo ra năng suất lao động cao hơn CNTB. ­ Thực hiện sản xuất có kế hoạch, tiến tới xoá bỏ sản xuất hàng hoá trao đổi tiền tệ. ­ Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, thể hịên sự công bằng và bình đẳng về lao động và hưởng thụ. ­ Khắc phục dần sự khác biệt giữa các giai cấp, giữa nông thôn và thành thị, giữa lao động trí óc và lao động  chân tay, tiến tới một xã hội tương đối thuần nhất về giai cấp. ­ Giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, nâng cao trình độ tư tưởng văn hoá cho nhân dân, tạo điều  kiện cho con người tận lực phát triển mọi khả năng sẵn có của mình. ­ Sau khi đã đạt được những điều nói trên, khi giai cấp không còn nữa thì chức năng chính trị của nhà nước sẽ  dần dần tiêu vong. Tiếp thu sáng tạo tư tưởng của các bậc thầy của giai câp vô sản thế giới, HCM trong những thời điểm khác  nhau, đã nêu lên quan niệm của mình về đặc trung bản chất của CNXH:  ­ CNXH là một chế độ xã hội do nhân dân làm chủ, Nhà nước phải huy động được tính tích cực và sáng tạo của  nhân dân vào sự nghiệp xây dựng CNXH. ­ CNXH có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu  sản xuất chủ yếu. ­ CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có  cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết khả năng của mình. ­ CNXH là một xã hội công bằng và hợp lý. ­ CNXH là một công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tóm lại, theo HCM, CNXH là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, nhân đạo, đạo đức  văn minh, một chế độ xã hội ưu việt nhất trong lịch sử, phản ánh được khát vọnh tha thiết của loài người. * Vận dụng:  Tư tưởng HCM về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở VN là một hệ thống bao gồmcác luận điểm về bản  chất, mục tiêu và động lực của CNXH, về tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ và các hình thức, biện  pháp, bước đi trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. ­ Trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác­ Lênin  và tư tưởng HCM. ­ Đổi mới là sự nghiệp của nhân dân, do đó cần phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ,  tổ chức các nguồn lực, trước hết là nguồn lực nội sinh, để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. ­ Đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. ­ Xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống tệ quan liêu, tham  nhũng thực hiện cần kiệm để xây dựng CNXH. Phân tích đặc trưng của CN XH theo quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh? Quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của CNXH: Nêu khái quát luận giải của các nhà kinh điển về giai đoạn thấp của CNXH. Mác, Ăngghen dự kiến phác thảo về xã hội mới với những đặc trưng cơ bản. Lênin phát triển quan điểm của Mác và nêu hai giai đoạn phát triển của phương thức sản xuất mới: giai đoạn thấp và giai đoạn cao. Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất của CNXH là thống nhất với các nhà kinh điển. Bằng thực tiễn chỉ đạo xây dựng CNXH ở nước ta, vào thời điểm khác nhau Bác nêu bản chất của CNXH thông qua các cách
  2. định nghĩa khác nhau là: - Định nghĩa chủ nghĩa xã hội như là một chế độ hoàn chỉnh, bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống: Làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, mọi người đều có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Mục tiêu là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu. - Định nghĩa chủ nghĩa xã hội là một mặt nào đó (kinh tế, chính trị…). Nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển sản xuất. Sản xuất là mặt trận chính của chúng ta. Người viết:… “lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên trừ những người già cả, đau yếu và trẻ em…”. - Hồ Chí Minh tiếp cận bằng cách xác định mục tiêu của CNXH: không có người bóc lột người, ai cũng phải lao động, có quyền lao động; thực hiện công bằng, bình đẳng… “là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng tự do”, “là đoàn kết, vui khoẻ”… - Hồ Chí Minh tiếp cận với CNXH bằng cách xác định động lực xây dựng nó là phải gắn với phát triển khoa học kỹ thuật “nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân”. do quần chúng nhân dân tự xây dựng nên dưới sự lãnh đạo của Đảng. Có thể khái quát bản chất của CNXH theo tư tưởng HCM: Chế độ do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức; một xã hội công bằng, hợp lý; là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng. (đọc thêm) -Một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bìnhđẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nướctrên thế giới". .Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật. vận dụng để phân tích công cuộc đổi mới của nước ta Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là nguyên lý về tính phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Quá trình đổi mới ở nước ta là một quá trình tổng hợp diễn ra trên tất cả các mặt,mặt trận quan trọng có tính chất quết định nhất là đổi mới về kinh tế. điều đó dưới góc nhìn trên cơ sở phép biện chứng duy vật thì đó là một hiện tượng khách quan và tất yếu. tất cả các mặt đều có sự liên quan mật thiết liên quan chặt chẽ phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau (nguyên lý về tính phổ biến). chẳng hạn như hiện nay muốn có tăng trưởng và phát triển kinh tế thì không thể tách dời việc đổi mới cải tiến hệ thống luật pháp, cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư... sự thống nhất của tất cả các yếu tố, các mặt trong nền kinh tế_xã hội và tư tưởng tạo nên một nước "việt nam thay da đổi thịt" ngày một tốt đẹp như ngày nay. trước thời kỳ đổi mới, diện mạo nước ta là một nước nghèo đói lạc hậu và khủng hoảng về kinh tế... nền kinh tế kế hoặch tập trung không còn hiệu quả, không còn phụ hợp với sự phát triển của điều kiện hiện tại đã kéo theo mọi mặt đời sống xã hội ngày một kém đi.Đảng và nhà nước ta đã nhận thức vấn đề sống còn là sự phát triển, mà mục tiêu trước hết là phát triển kinh tế, đó là chính sách đổi mới. mà muốn đổi mới phát triển kinh tế thì phải có sự thay đổi về "chất và lượng". đó là sự thay đổi nền kinh tế tập trung bao cấp bằng nền kinh tế thị trường, thúc đẩy khuyến khích đẩy mạnh sự phát triển của tư bản tư nhân, cải tiến hệ thống luật pháp... và hội nhập quốc tế. chúng ta không thể cô lập mình, bảo thủ với chủ nghĩa duy ý trí điều đó trái ngược và không phù hợp cho sự phát triển( trái ngược những quy luật của phép biện chứng duy vật). nền tảng chính trị tư tưởng ở nước ta là chủ nghĩa duy vật biện chứng mác_lênin với phép biện chứng duy vật. hiểu rõ nguyên 2 nguyên lý của phép biện chứng duy vật sẽ giúp hoạt động của con người phù hợp với thực tiễn và đem lại kết quả như mong muốn. Quá trình đổi mới toàn diện không ngừng ở nước ta hiện nay là một sự phù hợp với hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật, của sự phát triển các phương thức sản xuất, nó mang đầy đủ cơ sở khoa học... vì vậy tất yếu sẽ mang lại một kết quả ngày một tốt đẹp hơn (nguyên lý về sự phát triển). vì sao phương pháp biện chứng duy vật khẳng định con người có khả năng nhận thức thế giới khách quan Phép biện chứng duy vật là một môn học thuyết khoa học, và cũng như bất kỳ một học thuyết khoa học, nó chứa đựng trong mình tính hệ thống chặt chẽ. Với tính cách là một hệ thống, phép biện chứng có nội dung rất phức tạp và đa dạng, có nhiều yếu tố, nhiều cấp độ và nhiều chức năng. Điều đó không phải ngẫu nhiên, vì nó phản ánh ngày càng sâu rộng thế giới hiện thực . Theo nghĩa ấy, Lê-nin viết: “Phép biện chứng với tính cách là nhận thức sinh động, nhiều mặt (số các mặt không ngừng tăng lên mãi mãi) bao hàm vô số khía cạnh trong cách tiếp cận, đi gần tới hiện thực (với một hệ thống triết học đi từ
  3. mỗi khía cạnh mà phát triển thành một toàn thể)” (1). Trong bài viết này, tác giả cố gắng làm rõ những đặc trưng của phép biện chứng với tính cách là một hệ thống chỉ ra các yếu tố, cấu trúc, chức năng của nó theo lý thuyết hệ thống. Đặc trưng của phép biện chứng với tính cách là một hệ thống. Sự tìm tòi nghiên cứu các hệ thống triết học đã có từ thời cổ đại. Nhưng về nguyên tắc, đó chỉ là sự cố gắng thiết lập nên các hệ thống trừu tượng, tư biện, không liên quan gì đến thế giới hiện thực, thậm chí có tham vọng đạt đến chân lý tận cùng, chân lý tuyệt đối. Một hệ thống kiểu như vậy, tiêu biểu là triết học Hê-ghen, mà nền tảng của nó là ý niệm tuyệt đối . Hê-ghen tuyên bố hệ thống triết học của mình là đỉnh cao của tư tưởng nhân loại, là công cụ để giải quyết mọi vấn đề, mọi mâu thuẫn của tự nhiên cũng như của xã hội. Chính sự ra đời của phép biện chứng duy vật mác-xít đóng vai trò là tinh hoa, là đỉnh cao trong sự nhận thức hiện thực khách quan. Vậy phép biện chứng có phải là một hệ thống, một hệ thống khoa học hay không? Bất kỳ một khoa học nào cũng đều biểu hiện là một hệ thống các nguyên lý và các quy luật, các tiên đề và các lý thuyết, các học thuyết và giả thuyết, các khái niệm, phán đoán và suy luận. Đó là tổng thể các hình thức lôgíc liên quan mật thiết với nhau, cái này được rút ra từ cái kia, cái này là sự cụ thể hoá của cái khác. Nguồn gốc của nó, cơ sở của nó, các yếu tố, cấu trúc và chức năng của nó không nằm ở chính nó, mà là ở trong hiện thực, trong thực tiễn. Tính chất phức tạp trên đây liên quan trực tiếp đến một khoa học trừu tượng và phổ biến- Đó là phép biện chứng duy vật. Xung quanh khoa học ấy có một số người đối lập cũng thừa nhận chức năng phương pháp luận, nhưng lại phủ nhận tính hệ thống của nó (chẳng hạn Carnap, Adorno, Marcuse..). Họ có những lý lẽ khác nhau: Không tin vào khả năng phản ánh tính vô tận của thế giới khách quan, vào trong lôgíc của các phạm trù; khẳng định rằng, trong phạm trù, các khái niệm thì tính vật chất của thế giới bị mất đi; đánh giá việc hệ thống hoá các phạm trù là công việc mang tính hình thức, tách rời khỏi nội dung của nó; khẳng định rằng, việc thiết lập một hệ thống triết học là công việc có quá khứ dã qua, không có triển vọng, và phủ nhận sự phát triển của khoa học cũng như thực tiễn… Trong khi đó tính hệ thống là bản tính tất yếu của tất thảy mọi khoa học. Khoa học nghiên cứu các quy luật vận động và phát triển của thế giới khách quan và sự phản ánh của chúng vào trong bộ não con người. Nhưng mọi quy luật đều là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, ổn định và lập đi lập lại, nghĩa là thậm chí mỗi quy luật đều thể hiện tính hệ thống, các mối liên hệ, tác động qua lại của các hiện tượng và quá trình. Nhưng một khi tổng thể các hiện tượng và quá trình được phản ánh vào trong một quy luật phạm trù nào đó, thì đồng thời nó cũng liên hệ, tác động qua lại với một tổng thể khác được phản ánh vào trong các phạm trù, quy luật khác. Chính vì vậy, các quy luật, phạm trù đó cũng liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Như vậy, mối liên hệ, tác động qua lại của các quy luật và các phạm trù là sự phản ánh các mối liên hệ, tác động qua lại của của thế giới khách quan. Từ đó, chúng hình thành nên các khoa học, mà được biểu hiện với tính cách là một hệ thống. Nhiệm vụ của mỗi khoa học với tính cách là hệ thống là làm thế nào để phản ánh ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, phù hợp hơn tính hệ thống của các khách thể mà khoa học đó nghiên cứu. Tất cả những vấn đề trên đều liên quan đầy đủ đến phép biện chứng duy vật với tính cách là hệ thống các nguyên lý, quy luật và phạm trù, nhằm định hướng cho sự phát triển của các hệ thống khoa học chuyên ngành. Phép biện chứng duy vật là một hệ thống chỉnh thể các hình thức lôgíc với các yếu tố nhất định, với cấu trúc nhất định, những chức năng nhất định, với mối liên hệ qua lại với môi trường, trong đó nó là một hệ thống mở, hệ thống phát triển. Thông thường chúng ta có hai phương thức xây dựng hệ thống phép biện chứng duy vật- bản thể luận và nhận thức luận. Ở phương thức thứ nhất thì cơ sở của nó là sự vận động của bản thân thế giới khách quan (từ sự vật đến các thuộc tính và các mối quan hệ của chúng); còn ở phương thức thứ hai thì đó là sự vận động của tư tưởng phản ánh sự vận động của thế giới khách quan (từ hiện tượng đến bản chất, từ cụ thể cảm tính đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể trong tư duy). Cả hai phương thức trên đều có cơ sở để tồn tại, vì chúng đều biểu hiện tính chỉnh thể của hiện thực: hiện thực khách quan và hiện thực chủ quan. Nhiệm vụ cơ bản nhất, khó khăn nhất của các nhà nghiên cứu mác-xít là làm thế nào để liên kết chặt chẽ giữa mặt bản thể luận và nhận thức luận trong phép biện chứng duy vật. Điều này chúng ta đã thực hiện được khi coi phép biện chứng duy vật là hệ thống các nguyên lý, quy luật và phạm trù nằm trong sự thống nhất, sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, mà cơ sở của sự thống nhất ấy là đi từ phạm trù vật chất với các thuộc tính cơ bản và các quy luật vận động của chúng đến khái niệm tư duy với các quy luật vận động của tư duy, đến lôgíc biện chứng. Phép biện chứng duy vật về mặt hình thức là chủ quan, nhưng về mặt nội dung là mang tính khách quan. Nó là một hệ thống chỉnh thể của các hình thức tư tưởng, đồng thời nó luôn luôn được bổ sung bởi các thành tựu của khoa học và thực tiễn. Như vậy, phép biện chứng duy vật là một hệ thống đa diện, đa chiều, có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Vì thế, có thể định nghĩa phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến, là khoa học về sự vận động, phát triển, hoặc với tính cách là lôgíc học, cũng như với tính cách là lý luận nhận thức. Song các khía cạnh ấy không mang bản chất độc lập, không phải là các lý luận độc lập, mà là các yếu tố có mối liên hệ hữu cơ với nhau, làm cho phép biện chứng duy vật trở thành một lý luận thống nhất, một hệ thống lý luận.
  4. Cơ sở thống nhất tất cả các khía cạnh, các mặt, các đặc điểm, các nguyên lý, phạm trù của phép biện chứng duy vật- đó là thực tiễn. Chính trên cơ sở thực tiễn mà phép biện chứng duy vật mới xuất hiện và phát triển, Nhờ có cơ sở thực tiễn mà các nguyên lý, qui luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật mới có tính chân lý, mới có sự phù hợp với hiện thực . Thực tiễn khẳng định sự thống nhất cái vật chất và cái tinh thần, cái lịch sử và cái lôgíc, cái khách quan và cái chủ quan, cái tự nhiên và cái xã hội loài người. Và chính nhờ thực tiễn mới có sự thống nhất giữa phép biện chứng với chủ nghĩa duy vật tạo thành một chỉnh thể. Trên cơ sở giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, phép biện chứng duy vật với tính cách là một hệ thống khoa học khám phá ra các quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, cũng như vạch ra những con đường nhận thức và cải tạo nó. Các nguyên lý, quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật mang tính chất chung nhất, tổng hợp nhất cả về mặt bản thể luận và mặt nhận thức luận. Điều đó làm cho phép biện chứng duy vật mang một ý nghĩa phương pháp luận phổ biến và là một trong những đặc trưng để phân biệt với các hệ thống khoa học khác. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới biểu hiện với tính cách là hệ thống các quy luật, các nguyên tắc chung nhất, các mối liên hệ tác động qua lại chung nhất, tổng hợp nhất. Ăng-ghen nói: “Tất cả giới tự nhiên mà chúng ta có thể nghiên cứu được, là một hệ thống, một tập hợp gồm các vật thể khăng khít với nhau, nhưng ở đây , chúng ta hiểu vật thể là tất cả những thực tại vật chất, từ tinh tú đến nguyên tử, cho đến cả những hạt ê-te, nếu chúng ta thừa nhận sự tồn tại của hạt ê-te” (1). Vì vậy, phép biện chứng duy vật nghiên cứu thế giới như một chỉnh thể và nó không thể không là một hệ thống. Các yếu tố, cấu trúc và chức năng của phép biện chứng duy vật. Các yếu tố của phép biện chứng duy vật với tính cách là một hệ thống là các hình thức lôgíc của chúng để hình thành nên hệ thống ấy. Theo Lênin, các yếu tố của phép biện chứng là tất cả những gì tham gia vào phép biện chứng, trong đó ông cho rằng, yếu tố có thể là nguyên lý, quy luật, phạm trù. Trong “Bút ký triết học”, Lênin đã chỉ ra 16 yếu tố của phép biện chứng, sau đó Lênin có bổ sung thêm và không đặt vấn đề về số lượng các yếu tố của phép biện chứng. Các yếu tố của phép biện chứng duy vật mang tính chất bản thể luận (nội dung) và tính chất nhận thức luận (hình thức). Các yếu tố bản thể luận như: sự vật, hiện tượng với tính cách là hiện thực tồn tại khách quan, sự thống nhất của các mặt đối lập, sự đấu tranh của các mặt đối lập, lượng đổi dẫn đến chất đổi,.. Các yếu tố nhận thức luận như: quy luật, phạm trù, … Số lượng và bản chất của các yếu tố của phép biện chứng duy vật luôn luôn thay đổi và ngày càng chính xác, đầy đủ và cụ thể hơn cùng với mức độ phát triển của tri thức triết học. Chiếm một vị trí quan trọng trong phép biện chứng duy vật là nguyên lý- những quan điểm cơ sở, nền tảng, làm tiền đề cho các quy luật và các phạm trù. Chẳn hạn: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển. Cả hai nguyên lý ấy đều xuất phát và dựa trên nguyên lý tính thống nhất vật chất của thế giới. Các nguyên lý ấy mang tính phổ quát nhất, được xác định là đối tượng nghiên cứu của phép duy vật biện chứng. Vì vậy, Ăngghen đã nói, phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển. Sự cụ thể hoá các nguyên lý là các quy luật và các phạm trù. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng (gọi là cơ bản bởi vì nó vạch ra các khía cạnh cơ bản của sự phát triển): quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định. Chúng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong quan niệm biện chứng về sự vận động, phát triển, bởi vì chúng biểu hiện bản chất của các quan niệm ấy, liên kết tất cả nội dung của nó. Các phạm trù là các hình thức lôgíc thiết lập nên hệ thống phép biện chứng duy vật. Đó là các khái niệm chung nhất, phản ánh những đặc điểm những mối liên hệ, những mặt, những thuộc tính chung nhất, tổng hợp nhất của thế giới khách quan và đóng vai trò là những nấc thang trong hoạt động nhật thức và hoạt động thực tiễn của con người. Đó là các phạm trù: vật chất vận động, không gian và thời gian, lượng, chất, độ, tổng thể các cặp phạm trù… Mối liên hệ giữa các nguyên lý, quy luật, phạm trù, nghĩa là mối liên hệ giữa các hình thức lôgíc tham gia vào phép biện chứng hình thành nên cấu trúc nội tại của phép biện chứng. Nhưng mặt khác, các phạm trù thiết lập nên các quy luật của phép biện chứng, còn các quy luật biểu hiện mối liên hệ của các phạm trù. Chẳng hạn, quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi biểu hiện là mối quan hệ giữa lượng và chất… Đôi khi về hình thức, hoặc về mặt thuật ngữ, các phạm trù trùng khớp với các nguyên lý (nguyên lý phát triển và phạm trù phát triển). Vì vậy, sự liên hệ giữa các phạm trù lại thiết lập nên nguyên lý. Ví dụ: Nguyên lý tính thống nhất vật chất của thế giới có tiền đề từ các phạm trù vật chất và thốngnhất,… Rút cuộc, có thể nói rằng, phép biện chứng là tổng thể, là hệ thống các phạm trù liên hệ, tác động qua lại với nhau và như vậy, có thể xem cấu trúc của hệ thống phép biện chứng với tính cách là hệ thống các phạm trù. Phép biện chứng không thể là một khoa học, nếu nó không phải là hệ thống các phạm trù. Trong hệ thống, các phạm trù phản ánh tính toàn vẹn, tính thống nhất của các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất, còn mối liên hệ nội tại của chúng biểu hiện tính toàn vẹn và tính quy luật của quá trình thống nhất của thế giới. Các phạm trù riêng lẻ có thể phản ánh những mặt nào đó của quá trình ấy, chỉ trong một tổng thể thì chúng mới mang lại cho chúng ta các tri thức một cách đầy đủ và sâu sắc. Việc xây dựng hệ thống các phạm trù cần xuất phát từ nguyên lý thống nhất giữa phép biện chứng, lôgíc và lý luận nhận thức và từ sự phân tích bản thân quá trình nhận thức. Chúng ta có thể phân chia thành ba nhóm các phạm trù sau đây: Thứ nhất, các phạm trù liên quan trực tiếp đến việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học (vận động, phát triển, không gian, thời gian, phản ánh…); thứ hai, các phạm trù biểu hiện các quy luật của phép biện chứng (cái toàn thể và cái bộ phận, cái chung-
  5. cái riêng, bản chất- hiện tượng, thống nhất và mâu thuẫn, số lượng- chất lượng, phủ định và phủ định của phủ định,..); thứ ba, các phạm trù phản ánh trực tiếp quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn (chân lý, thực tiễn, chủ thể và khách thể, phân tích và tổng hợp, trừu tượng và cụ thể)… Các phạm trù trên đây biểu hiện là sự thống nhất của hai mặt bản thể luận và nhận thức luận, chúng có nội dung khách quan, phản ánh trực tiếp hay gián tiếp thế giới khách quan và liên quan đến viêc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học và có ý nghĩa sâu sắc. Với tính cách là một hệ thống và ngày càng được mở rộng, phép biện chứng duy vật có những chức năng đặc trưng riêng cho mình, tương ứng với các yếu tố và cấu trúc của nó. Các chức năng ấy thể hiện vị trí và vai trò của nó trong hệ thống các khoa học và trong đời sống xã hội. Sự khác biệt của phép biện chứng duy vật với các khoa học cụ thể trước hết là ở chỗ, nó thực hiện hai chức năng cơ bản: chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận. Cả hai chức năng ấy đều chứa đựng các chức năng bộ phận của nó. *Chức năng thế giới quan của phép biện chứng duy vật còn được gọi là chức năng phản ánh- thông tin, bởi vì phép biện chứng duy vật cũng như các khoa học khác đều thể hiện là một hệ thống thông tin phức tạp và là hệ thống các phương thức thu nhận thông tin, phân tích, xử lý thông tin, nhằm thu được các tri thức mới, các tiếp cận thực tiễn mới. Hay nói cách khác, phép biện chứng duy vật là một hệ thống tri thức lý luận, phản ánh chân thực hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Trong phạm vi chức năng thế giới quan, chúng ta có thể phân chia thành chức năng bản thể luận và chức năng nhận thức luận. Chức năng bản thể luận thể hiện ở chỗ, phép biện chứng duy vật vẽ ra được một bức tranh tổng hợp về thế giới, từ đó chúng ta có được một hệ thống các quan điểm về thế giới. Còn chức năng nhận thức luận thể hiện ở chỗ, nó tạo ra học thuyết về mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, về tính tích cực của chủ thể… *Chức năng phương pháp luận của phép biện chứng duy vật thể hiện ở chỗ, với tính cách là kết quả của sự phát triển của các khoa học cụ thể và thực tiễn xã hội, nó cung cấp những nguyên tắc và sự định hướng chung nhất cho khoa học cụ thể cũng như hoạt động thực tiễn của con người. Phép biện chứng duy vật thể hiện là phương pháp luận nhận thức khoa học nằm trong sự thống nhất không thể tách rời với các khoa học cụ thể. Không những thế, phép biện chứng duy vật còn trang bị cho con người những công cụ, phương tiện, phương pháp để nhận thức và hoạt động thực tiễn. Giữa chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ có thể xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, chúng ta mới có được những cách giải quyết phù hợp về các vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Còn ngược lại, xuất phát từ một lập trường triết học sai lầm, chúng ta không thể tránh khỏi hành động sai lầm. Chính ở đây thể hiện giá trị định hướng- một trong những biểu hiện cụ thể thể hiện chức năng phương pháp luận của phép biện chứng duy vật. Ngoài hai chức năng cơ bản trên đây, phép biện chứng duy vật còn thực hiện chức năng giá trị luận. Gía trị là hệ thống những chuẩn mực, những lý tưởng mà con người khao khát vương tới nhằm hoàn thiện nhân cách của mình. Ở đây, phép biện chứng duy vật cung cấp cho con người hệ thống các giá trị nhằm xác định, định hướng, điều chỉnh các hành vi, từ đó hình thành nên nhân sinh quan trong sự tồn tại ngày càng hợp lý của con người. Con người cần phải thẩm định, đánh giá , làm cho thế giới không chỉ tồn tại tự nó, mà còn là thế giới trong sự nhận thức và cải tạo của con người. Một chức năng bộ phận quan trọng trong chức năng giá trị luận là chức năng giáo dục- tư tưởng. Phép biện chứng duy vật là cơ sở lý luận và phương pháp luận của hệ tư tưởng. Cũng như hệ tư tưởng nói chung, phép biện chứng duy vật mang tính đảng và tính giai cấp sâu sắc. Được xuất hiện với tính cách là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, phép biện chứng duy vật phục vụ cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong sự nghiệp giải phóng nhân loại ra khỏi áp bức, bóc lột giữa người với người và trong sự nghiệp xây dựng một xã hội mới trong tương lai tốt đẹp hơn. Bên cạnh chức năng giáo dục- tư tưởng là chức năng giáo dục- văn hoá trong đó điều cơ bản là hình thành trong con người những phẩm chất chính trị- tư tưởng, các mối quan hệ khách quan đối với hiện thực. Và như vậy, phéo biện chứng duy vật thực hiện chức năng quản lý xã hội, nhờ đó Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa vận dụng để thực hiện các quá trình xây dựng và cải tạo xã hội vì hạnh phúc của con người. Tất cả các chức năng trên đây của phép biện chứng duy vật thống nhất và liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên một cơ sở thế giới quan và phương pháp luận để nhận thức và hoạt động thực tiễn. Vận dụng phép biện chứng duy vật không phải chỉ đơn giản là vạch ra các nguyên lý, quy luật, phạm trù của nó, mà quan trọng là phải làm rõ bản chất, cốt lõi của nó, áp dụng nó trong thực tiễn, trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể mà cuộc sống đặt ra. Tóm lại, phép biện chứng duy vật là hệ thống các quan điểm của con người về thế giới, là hệ thống các phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới, là hệ thống các giá trị để con người đánh giá và điều chỉnh các hành vi trong hoạt động của mình. Nó là khoa học về các quy luật chung nhất của sự vận động phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy về các quy luật hệ thống. Do vậy, việc nghiên cứu và áp dụng phép biện chứng duy vật không thể không mang tính hệ thống. Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời
  6. 22-09-2008 Là người phải bôn ba năm châu bốn bể tìm đường cứu nước, cứu dân tộc, từng đi nhiều, thấy nhiều, học nhiều, suy nghĩ nhiều, Hồ Chí Minh thấm thía nguyên nhân mất nước của dân tộc. Sống trong lòng nước Pháp đế quốc thực dân hùng mạnh, có nền khoa học kỹ thuật phát triển hàng đầu thế giới vào đầu thế kỷ 20, Người đã đúc kết nên chân lý gắn giáo dục với sức mạnh nội tại của một dân tộc: "một dân tộc dốt là một dân tộc yếu"[1]. Trong "ham muốn tột bậc" của vị lãnh tụ tối cao của Đảng và dân tộc, bên cạnh ham muốn "làm cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc" là ham muốn "ai cũng được học hành"[2]. Các tác phẩm của Người tàng chứa những tư tưởng quý báu để động viên mọi người hăng hái học tập, học suốt đời. Bài viết này phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh theo bốn ý chính: 1) Ham học, học suốt đời, học ở mọi nơi, lấy tự học làm cốt; 2) Ai cũng phải học; 3) Học những điều cơ bản, thiết thực; và 4) Học để biết phải trái, học để hành, để làm người, để phụng sự nhân dân. Ham học, học suốt đời, học ở mọi nơi, lấy tự học làm cốt: Hồ Chí Minh ý thức rất rõ là sự học là vô biên, vô cùng vì "thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi"[3]. Nói chuyện tại Hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế tại Việt Nam tháng 9/1961[4], Người thẳng thắn nhận định là thế hệ người già ở Việt Nam ít được học do bị thực dân kìm hãm và bản thân Người cũng chỉ học hết tiểu học. Để có đủ hiểu biết mà tìm đường cứu nước, Người đã ra sức học tập, chủ yếu là tự học, "học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân"[5]. Thời còn trẻ, do hoàn cảnh phải đi làm thuê cực nhọc để kiếm miếng ăn, có tiền mà hoạt động cách mạng bí mật, Người đã không được đến trường để học nhưng vẫn tranh thủ học mọi nơi, mọi lúc, "học trong đời sống của mình,.. học ở giai cấp công nhân"[6]. Người kể với thanh niên trong buổi gặp gỡ tại Phủ Chủ tịch[7] về cách học tiếng nước ngoài của mình lúc phải đi ra nước ngoài để sống bằng nghề bồi tàu, làm phu quét tuyết, phụ bếp. Hồi đó cậu thanh niên Ba phải làm việc từ sáng đến tối, làm gì có thời gian cầm tờ báo mà xem. Chỉ có mỗi một cách là viết mấy chữ lên mảnh da tay để vừa cọ sàn tàu, đánh nồi, rửa bát, thái thịt, băm rau vừa nhìn vào da bàn tay mà học. Hết ngày thì mồ hôi đầm đìa, chữ cũng mờ đi thì coi như đã thuộc. Sáng hôm sau lại ghi chữ mới. Sau này, khi đã lớn tuổi, thành người đứng đầu một nhà nước độc lập, dù thời bình hay thời chiến, Người vẫn tích cực học, học trong thực tế, học suốt đời. Nói chuyện với đảng viên, Bác phê phán đảng viên mới 40 tuổi mà đã cho là mình già nên ít chịu học tập và nói rõ là mình 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm rồi kêu gọi "chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học" [8]. Người nói với cán bộ đã kết thúc một khoá huấn luyện là "anh em sẽ còn phải học nữa, học mãi khi ra làm việc"[9]. Người còn nhắc nhở cán bộ cơ quan "mỗi ngày ít nhất phải học tập một tiếng đồng hồ"[10] và xem việc cán bộ đảng viên vì bận việc hành chính hoặc quân sự mà xao nhãng chuyện học tập là "một khuyết điểm rất to" [11]. Người còn dặn phải "biết ham học"[12]. Rõ ràng là từ mức giác ngộ về nghĩa vụ - biết tại sao cần phải học - tiến đến mức "ham học" là đạt đến mức giác ngộ cao, là một sự thay đổi về chất bởi khi ta ham học thì tự việc học đã đem lại sự thoả mãn, thích thú trong người, ta sẽ tìm đến việc học một cách tự giác, hăm hở và khi đó việc học chắc chắn sẽ có hiệu quả cao. Người nhắc nhở "học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời", những điều được học, được nghiên cứu tại trường chỉ có thể ví như một "hạt nhân bé nhỏ" mà người học "sẽ tiếp tục săn sóc, vun xới, làm cho mọc thành cây và dần dần nở hoa, kết quả"[13]. Người khẳng định là trong cách học thì "lấy tự học làm cốt" [14]. Có thể thấy Hồ Chí Minh đã rất coi trọng trách nhiệm tự học của chính người học, tự học thêm để làm chủ được tri thức, để biến hạt hiểu biết cơ bản được gieo xuống ban đầu trong đầu óc mình nảy nở thành cây tri thức vững chãi.
  7. Người còn quan niệm việc mở mang giáo dục không chỉ là lập trường cho người lớn và trẻ em, lập ấu trĩ viên cho trẻ con mà còn phải "lập các nhà chiếu bóng, diễn kịch, câu lạc bộ, thư viện để nâng cao trình độ trí dục cho nhân dân"[15]. Với tầm nhìn xa của mình, Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò không thể thiếu được của các thiết chế văn hoá trong sự nghiệp mở mang trí óc cho nhân dân. Ai cũng phải học: Hồ Chí Minh xác định thực dân Pháp đã dùng nạn dốt như một phương pháp độc ác để cai trị Việt Nam khiến cho hơn 90% đồng bào bị mù chữ. Vì vậy ngay sau khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Công hoà non trẻ ra đời, Người đã kêu gọi mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ, chống nạn thất học. Để đạt được mục tiêu "đồng bào ai cũng có học"[16] thì ai cũng phải đi học, dù là đàn ông đàn bà, người già người trẻ, thanh niên, thiếu nhi, nhi đồng; dù là người tá điền, người làm công cho gia đình, công nhân trong hầm mỏ, nhà máy, là cán bộ, đảng viên, quân nhân, hội viên các đoàn thể, giáo viên, người làm công tác huấn luyện. Người kêu gọi mỗi người biết chữ đều phải tham gia dạy cho người mù chữ ."Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp ở tư gia dạy cho người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ tá điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình"[17]. Học những điều cơ bản, thiết thực: Điều mà Người hay nhắc nhở là học cái cơ bản, học điều thiết thực gắn với trình độ, với hoàn cảnh, với nhu cầu của cá nhân và cộng đồng, học gắn với hành, với xây dựng nếp sống văn hoá. Với đồng bào mù chữ thì Hồ Chí Minh thiết tha kêu gọi đi học cho biết chữ, biết đọc, biết viết, với đồng bào đã thoát nạn mù chữ thì Người động viên đây là thắng lợi vẻ vang nhưng khuyên tiếp tục học thêm vì thanh toán nạn mù chữ mới chỉ là "bước đầu nâng cao trình độ văn hoá"[18]. Nhà nước phải có một chương trình để nâng cao thêm trình độ văn hoá phổ thông cho đồng bào, "tiến lên bước nữa bằng cách dạy cho đồng bào thường thức vệ sinh để dân bớt ốm đau, thường thức khoa học để dân bớt mê tín nhảm, bốn phép tính để làm ăn ngăn nắp, lịch sử và địa dư (vắn tắt bằng thơ hoặc ca) để nâng cao lòng yêu nước, đạo đức công dân để thành người công dân đứng đắn"[19] . Năm 1955, Người xác định[20] nội dung học của học sinh tiểu học là học yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công; học sinh trung học thì học những tri thức phổ thông "chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà", bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế; với sinh viên thì "kết hợp lý luận với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn kết hợp với thực tiễn nước nhà...". Với người lớn thì Người khuyên hãy tuỳ từng trình độ và việc làm của mình mà học. Người chỉ rõ cán bộ công đoàn [21] phải học khoa học còn người quản lý xí nghiệp thì học quản lý xí nghiệp[22]; cán bộ văn hoá thì học nghệ thuật, nghiệp vụ, văn hoá [23]. Học để biết phải trái, học để hành, để làm người, để phụng sự nhân dân: Học tập là hoạt động đòi hỏi phải nhận thức rõ ràng tính mục đích. Hồ Chí Minh ý thức rất rõ điều này nên luôn chú trọng giải thích tại sao phải học, học để làm gì cho mỗi tầng lớp nhân dân thông suốt mà hăng hái đi học. Với học sinh - những người chủ tương lai của nước nhà, Người khuyên phải học để sau này làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà, học để yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức và triệt để chống lại những gì trái với quyền lợi của tổ quốc và lợi ích chung của nhân dân, trái với khoa học, trái với đạo đức; học để phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh [24]. Người lý giải thanh niên phải học để biết phải trái, làm việc phải, tránh việc trái, nhận rõ bạn thù ở ngoài và ở trong mình ta[25].
  8. Với công dân Việt Nam, Người chỉ rõ quy luật nghiệt ngã "dốt thì dại, dại thì hèn" và giải thích "vì không chịu dại, không chịu hèn nên thanh toán mù chữ là một trong những việc cấp bách và quan trọng" [26] để từ đó mà nhắc nhở công dân nước Việt Nam độc lập ai cũng phải học để hiểu biết quyền lợi và bổn phận công dân của mình, "phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ"[27]. Với công nhân, Người phân tích "máy móc ngày một thêm tinh xảo...công nhân cũng phải có trình độ kỹ thuật rất cao không kém gì kỹ sư, phải biết tính toán nhiều". Với nông dân sau cải cách ruộng đất, Người chỉ rõ: "Trước kia ruộng là của địa chủ, nông dân cứ cúi đầu làm lụng, gặt bao nhiêu thì nộp cho địa chủ hết, nên không cần văn hoá mà cũng không thể mong có văn hoá được. Bây giờ khác, nông dân có ruộng đất, lại có tổ đổi công cho nên nông dân phải có văn hoá, phải ghi tổ có mấy người, phải biết chia công chấm điểm". Từ đó Người dẫn đến kết luận đầy sức thuyết phục là phải học[28]. Đối với cán bộ, Người chỉ rõ học là "để làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự đoàn thể, giai cấp, nhân dân, tổ quốc và nhân loại"[29] và học để hành[30]. Người cảnh báo trước cho cán bộ thấy là "không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau"[31]. Về phương pháp tư tưởng, Hồ Chí Minh đã để lại một bài học kinh nghiệm quý báu nhằm thuyết phục, lôi kéo người dân đi học: đó là khéo chỉ ra lợi ích mà việc học sẽ đem lại cho cá nhân và cộng đồng nhằm động viên từng người và từng cộng đồng ra sức học tập. Làm cho cá nhân và cộng đồng thực sự thông suốt về tư tưởng, cụ thể là giác ngộ được lợi ích của việc học tập thì sẽ tạo ra được động cơ học tập, giác ngộ càng cao thì động cơ càng mạnh mẽ. Với từng cộng đồng khác nhau như nông dân, công nhân, cán bộ, Người có những cách thuyết phục khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu cuối cùng là thức tỉnh ý thức của họ, tạo động cơ bên trong để rồi ai ai cũng ham học mà học suốt đời. Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc - Nguyễn Tất Thành sống trong một hoàn cảnh mà độc lập cho dân tộc, miếng cơm cho người dân là vấn đề sống còn của hàng chục triệu người. Nay hoàn cảnh đã khác, nước nhà đã độc lập, dân đã đủ cơm ăn, cả nước đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp hoá vào năm 2020, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập. Tuy nhiên di sản tư tưởng mà Người để lại chứa cả một cẩm nang quý báu cho người đời nay học hỏi. Quan điểm của UNESCO ngày nay về 4 trụ cột của giáo dục là "học để biết, học đế làm, học để chung sống, học đế làm người" cũng mang nội dung không xa lạ với tư tưởng của Hồ Chí Minh về học suốt đời. Không chỉ để lại cho hậu thế tấm gương mẫu mực về học suốt đời, Người còn để lại bài học quý giá về cách tiếp cận thích hợp, đầy sức thuyết phục đối với từng tầng lớp nhân dân khác nhau, cách thức tỉnh, huy động và tổ chức cho mọi người từ người trẻ đến người già, từ dân thường tới cán bộ, từ người thất học đến trí thức ai ai cũng chịu đi học và học suốt đời./.
nguon tai.lieu . vn