Xem mẫu

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1. Trình bày quá trình chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng CSVN của Nguyễn Ái Quốc? – Về mặt tư tưởng và chính trị: Người đã viết bài đăng các báo: “Người cùng khổ” do Người sáng lập, báo “Nhân đạo” – cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp, báo “Đời sống công nhân” – tiếng nói của giai cấp công nhân, báo Sự thật (Liên Xô), Tạp chí thư tín Quốc tê quốc tế cộng sản), báo Thanh niên (Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội)… và các tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường cách mệnh” mang tên Người. Qua nội dung các bài báo và các tác phẩm đó, Người tập trung lên án chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân nói chung và chủ nghĩa thực dân Pháp. Người vạch trần bản chất xâm lược, phản động, bóc lột, đàn áp tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động, Người đã tố cáo trước dư luận Pháp và thế giới tội ác tày trời của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa. Đặc biệt, Người đã trình bày các quan điểm lý luận về cách mạng thuộc địa một cách đúng đắn, sáng tạo và khá hoàn chỉnh – Về mặt tổ chức: Tháng 12­1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á – Đông để thống nhất hành động chống chủ nghĩa thực dân. Tháng 6­1925, Người thành lập “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”, tổ chức trung kiên là “Cộng sản đoàn” làm nòng cốt để trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam; mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo một số thanh niên yêu nước Việt Nam thành những cán bộ cách mạng, trong đó, một số được chọn đi học ở Trường đại học Phương Đông (Liên Xô); một số được cử đi học quân sự, phần lớn sau này được đưa về nước hoạt động. Hệ thống quan điểm, lý luận về con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trở thành tư tưởng cách mạng hướng đạo phong trào dân tộc và các tổ chức chính trị theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam: Đông Dương cộng sản đảng (6­1929), An Nam cộng sản đảng (7­1929) và Đông Dương cộng sản liên đoàn (9­1929). Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, Hội nghị thống nhất Đảng đã họp tại Cửu Long Hương Cảng), dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của các hội quần chúng; thông qua lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc thảo. Các văn kiện quan trọng của Đảng được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Kinh tế thị trường có tính hai mặt­mặt tích cực và mặt tiêu cực. Anh (chị) hãy nêu những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường? + Kinh tế thị trường chú trọng đến những nhu cầu có khả năng thanh toán, không chú ý đến những nhu cầu cơ bản của xã hội.Kinh tế thị trường, đặt lợi nhuận lên hàng đầu, cái gì có lãi thì làm, không có lãi thì thôi nên nó không giải quyết được cái gọi là “hàng hoá công cộng” (đường xá, các công trình văn hoá, y tế và giáo dục...) + Trong nền kinh tế thị trường có sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng: giàu ít, nghèo nhiều, bất công xã hội. + Suy đồi đạo đức, không còn lương tâm do chạy theo lợi nhuận mà làm mọi thứ (hàng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm ôi thiu…) Do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể mang lại không chỉ có tiến bộ mà còn cả suy thoái, khủng hoảng và xung đột xã hội nên cần phải có sự can thiệp của Nhà nước. Sự can thiệp của Nhà nước sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thị trường được ổn định, nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng chính trị của sự phát triển kinh tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường, tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô. Bằng cách đó Nhà nước mới có thể kiềm chế tính tự phát của kinh tế thị trường, đồng thời kính thích đối với sản xuất thông qua trao đổi hàng hoá dưới hình thức thương mại. 3. Nêu những quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa hiện đại hóa trong thời kỳ đổi mới. Phân tích một quan điểm mà anh (chị) tâm đắc nhất? (Ở câu hỏi này có năm quan điểm, bạn chỉ cần nêu năm quam điểm đó rồi chọn quan điểm mình thích nhất rồi phân tích quan điểm đó.) ­Một là, CNH gắn vs HĐH và CNH gắn vs phát triển kinh tế tri thức. + CNH gắn vs HĐH: Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Cuộc CM khoa học và công nghệ hiện đại tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống XH. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với đất nước. Trong bối cảnh đó, nước ta cần phải và có thể tiến hành CNH theo kiểu rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn con đường phát triển kết hợp CNH với HĐH. + CNH gắn với phát triển kinh tế tri thức: từ những năm 50 của thế kỷ 20, loài người đã chuyển sang nền kinh tế trị thức ­> phù hợp với sự phát triển của thế giới. Khái niệm kinh tế tri thức: Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức và giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nước ta thực hiện CNH, HĐH khi trên thế giới kinh tế tri thức đã phát triển. Chúng ta có thể và cần thiết không trải qua các bước phát triển tuần tự từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức. Đó là lợi thế của các nước đi sau, không phải là nóng vội, duy ý chí, cũng không bị tụt hậu về cả chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, …. Vì vậy, Đại hội X của Đảng chỉ rõ: đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của CHN, HĐH. ­Hai là, CNH,HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. + Khác vs CNH ở thời kỳ trc đổi mới, được tiến hành trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, lực lượng làm CNH chỉ có Nhà nước, theo kế hoạch của Nhà nước thông qua chỉ tiêu pháp lệnh. Thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH được tiến hành trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhiều thành phần. Do đó, CNH, HĐH không phải là việc của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân,của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Ở thời kỳ trước đổi mới, phương thức phân bổ nguồn lực để CNH được thực hiện bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung của Nhà nước, còn ở thời kỳ đổi mới được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường. CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường không những khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế mà còn sử dụng chúng có hiệu quả để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. CNH, HĐH nền kinh tế ở nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, tất yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới,… sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Hội nhập kinh tế còn nhằm khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ các sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế, có sức cạnh tranh cao. Nói cách khác, đó là việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát kinh tế nói chung và CNH, HĐH nói riêng nhanh hơn, hiệu quả hơn. ­ Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. + Trong các yếu tố tham gia vào quá trình CNH, HĐH, yếu tố con người luôn được coi là yếu tố cơ bản. Để tăng trưởng kinh tế gồm 5 yếu tố: Vốn­ Khoa học và công nghệ­ Con người­ Cơ cấu kinh tế­ thể chế chính trị và quản lí nhà nước, trong đó con người có vai trò quan trọng nhất vì con người quyết định cả 5 yếu tố. Để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH đất nước cần đặc biệt chú ý đến phát triển GD­ĐT. + CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lý cũng như đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nguồn nhân lực cho CNH, HĐH đòi hỏi phải đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ, có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới và có khả năng sáng tạo công nghệ mới. ­ Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của CNH,HĐH. + Vai trò của KH­CN: Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung; giúp cho quá trình CNH được rút ngắn; khoa học công nghệ của thế giới phát triển chuyển sang 1 nền kinh tế mới là nền kinh tế tri thức. +Nước ta tiến lên CNXH từ 1 nền kinh tế kém phát triển và tiềm lực khoa học, công nghệ còn ở trình độ thấp. Muốn đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là yêu cầu tất yếu và bức xúc. Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp với phát triển công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới. ­ Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng XH; BVMT tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. + Xây dựng CNXH ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện được mục tiêu đó, trước hết kinh tế phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Chỉ như vậy mới có khả năng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng,… Mục tiêu đó thể hiện sự phát triển vì con người, mọi con người đều được hưởng thành quả của phát triển. Sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững có quan hệ chặt chẽ vs việc bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học là môi trường sống và hoạt động kinh tế của con người. Bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học chính là bảo vệ điều kiện sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triền bền 4. Anh (chị) hãy trình bày nội dung cơ bản của Chính Cương Đảng Lao Động Việt Nam (tháng 2/1951)? ­ Xác định bản chất xã hội và mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam: “Xã hội Việt Nam hiện nay gồm có ba tính chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến. Ba tính chất đó đang đấu tranh lẫn nhau. Nhưng mâu thuẫn chủ yếu lúc này là mâu thuẫn giữa tính chất dân chủ nhân dân và tính chất thuộc địa. Mâu thuẫn đó đang được giải quyết trong quá trình cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp và bọn can thiệp.” ­ Xác định kẻ thù chính của cách mạng: “Thế lực phản động chính đang ngăn cản sự phát triển của xã hội Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Những di tích phong kiến cũng làm cho xã hội Việt Nam đình trệ. Do đó cách mạng Việt Nam có hai đối tượng. Đối tượng chính hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Đối tượng phụ hiện nay là phong kiến, cụ thể lúc này là phong kiến phản động.” ­ Xác định nhiệm vụ cơ bản và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: “Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.” “Song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn thành giải phóng dân tộc.” 5. Anh (chị) hãy cho biết nội dung một số chủ trương chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới? ­ Đưa các quan hệ đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững ­ Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp ­ Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO ­ Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước ­ Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế ­ Giải quyết tốt các vấn đề văn hoá, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập ­ Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới an sinh XH ­ Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập ­ Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại ­ Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. 6. Anh (chị) hãy trình bày Quyết tâm chống Mỹ cứu nước của Đảng ta trong nghị quyết hội nghị ban chấp hành Trung Ương lần thứ 11 (tháng 3/1965) và lần thứ 12 (tháng 12/1965)? ­ Trên cơ sở phân tích tình hình quốc tế và trong nước, so sánh lực lượng giữa ta với địch không chỉ về lực mà cả về thế bao gồm thế trận và thế chiến lược, Trung ương Đảng nhận định: Mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, nhưng so sánh lực lượng giữa ta và địch vãn không thay đổi lớn, cuộc chiến tranh trở nên gay go, ác liệt nhưng nhân dân ta đã có cơ sở chắc chắn để giữ vững thế chủ động trên chiến trường; cuộc "Chiến tranh cục bộ" mà Mỹ tiến hành ở miền Nam vẫn là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới. Cuộc chiến tranh đó được đề ra trong thế thua, thế thất bại và bị động, cho nên nó chứa đựng ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn