Xem mẫu

* Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, chức năng của văn hóa. Trong hệ thống tư tưởng HCM, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quan trọng. Văn hóa là mục đích và động lực của cuộc sống, là tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt như ứng xử và giao tiếp, nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Muốn xây dựng nền văn hóa dân tộc thì phải xây dựng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, tâm lý con người. a) Quan điểm về vị trí, vai trò của văn hóa: Thứ nhất, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng. Theo Người: tiến lên CNXH phải có cả vật chất lẫn tinh thần, song con người là quyết định; để đưa đất nước đi lên, không thể không đặt trọng tâm vào kinh tế. Chủ thể của hoạt động kinh tế là con người nhưng thước đo trình độ con người lại chính là văn hóa. Vì vậy, HCM đặt văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành 4 vấn đề chính của đời sống và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó: - Chính trị, xã hội được giải phóng thì mới mở đường cho văn hóa phát triển. Văn hóa là kiến trúc thượng tầng của xã hội, là mục tiêu, động lực cho cách mạng giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ xã hội cũ, xã hội thực dân phong kiến và xây dựng xã hội mới – XHCN tốt đẹp, biến một nước dốt nát cực khổ thành một nước văn hóa cao. - Đối với kinh tế thì kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa. Vì vậy, cần phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo nền tảng thật vững chắc cho văn hóa phát triển. Kinh tế phải đi trước một bước. Thứ hai, văn hóa là một mặt hợp thành toàn bộ đời sống xã hội, vì vậy, văn hóa không thể đứng ngoài “mà phải ở trong kinh tế và chính trị”, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Nếu chỉ coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất thì chẳng những môi trường văn hóa – xã hội bị hủy hoại mà mục tiêu kinh tế cũng không đạt được. Một chính sách phát triển đúng đắn là chính sách làm cho các yếu tố cấu thành văn hóa thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người như văn hóa trong sx, trong sinh hoạt gia đình, trong giao lưu và hợp tác quốc tế,… Nói cách khác, hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển KT-XH càng trở nên hiện thực bấy nhiêu. b) Quan điểm về chức năng của văn hóa: Thứ nhất, bồi dưỡng những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp. Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất trong đời sống tinh thần của con người. Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp. Chức năng cao quý nhất của văn hóa là phải bồi dưỡng, nêu cao những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những sai lầm hoặc thấp hèn có trong mỗi người. - Tư tưởng cách mạng lớn nhất thể hiện ở lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vai trò của tư tưởng có 1 tác dụng là “soi đường” cho quốc dân đi, “lãnh đạo” quốc dân thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ. - Tình cảm lớn nhất là tình cảm yêu nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức. Tình cảm này là động lực tạo ra sức mạnh trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Một người nông dân, công nhân (chưa nói đến trình độ học vấn là bao nhiêu) nếu có lòng yêu nước nồng nàn thì sẽ có tinh thần đánh giặc mạnh mẽ hơn. Thứ hai, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí. Dân trí là trình độ hiểu biết, vốn tri thức cảu người dân. Nâng cao dân trí bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết viết đến việc hiểu biết các lĩnh vực khác của đời sống như trong sx, cách đối nhân xử thế,…Thông qua tất cả các hoạt động của văn hóa mà cơ bản là văn hóa giáo dục, chúng ta đã xóa được nạn mù chữ, hiểu biết được các vấn đề KT-CT-XH, hiểu biết được quy luật của cách mạng. “Dốt thì dại, dại thì hèn”, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, cho nên, các lĩnh vực văn hóa đã giúp chúng ta thoát khỏi yếu hèn, tạo điều kiện phát triển KT-XH. Thứ ba, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người tới chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân. Phẩm chất hay đọ đức được hình thành từ lối sống, thói quen của cá nhân và phong tục tập quán của cộng đồng. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Phải làm sao cho văn hóa thấm sâu vào tâm lý quốc dân, loại bỏ được tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ thì mới “soi đường” cho quốc dân đi được. * Phân tích, làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục, văn hóa đời sống. Khi thực hiện tốt những quan điểm trên sẽ có tác động tích cực như thế nào đến mỗi người, đến xã hội? a) Quan điểm về văn hóa giáo dục: Người phê phán nền giáo dục phong kiến là nền giáo dục xa rời thực tiễn, coi sách của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức, còn với nền giáo dục thực dân, nhân dân không mở mang trí tuệ do phải chịu chính sách ngu dân xảo trá, nguy hiểm. Nền giáo dục của VN sau khi độc lập là nền giáo dục mới và mục tiêu của văn hóa giáo dục là thực hiện cả 3 chức năng của văn hóa bằng việc dạy và học. Giá trị của giáo dục trong quan điểm của HCM thể hiện rõ ở việc trả lời 3 câu hỏi lớn: Giáo dục để làm gì? Giáo dục cái gì? Giáo dục như thế nào? + Mục đích của giáo dục: (Giáo dục để làm gì?) - “ Vì lợi ích mười năm trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm trồng người”, theo HCM: “Óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng”, vì vậy, việc học tập có ảnh hưởng rất lớn với tương lai của thanh niên và tương lai của thanh niên là tương lai của nước nhà. Chất lượng và hiệu quả của giáo dục không phải ở chỗ học nhiều, học vẹt. học thuộc lòng từng câu chữ mà là giáo dục người học trở thành những công dân hữu ích cho đất nước, đào tạo những con người mới vừa có đức vừa có tài, “một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. - “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ”, văn hóa giáo dục giúp đào tạo những lớp người kế tục sự nghiệp CM xây dựng đất nước giàu mạnh và văn minh. Học để sửa chữa tư tưởng, tu dưỡng đạo đức. Học để hành, để phát triển đất nước. Tóm lại, về mục đích giáo dục: một là học để làm người, phát triển năng lực sẵn có của người học; hai là học để làm việc, thật thà phụng sự Tổ quốc và nhân dân. + Nội dung giáo dục: (Giáo dục cái gì?) HCM quan tâm đến tính toàn diện, cả năng lực và phẩm chất của người học. Vì vậy nội dung giáo dục bao gồm cả văn hóa, chính trị, khoa học kĩ thuật, lao động,… - Trước hết phải giáo dục chính trị tư tưởng. Thống nhất chính trị tư tưởng sẽ thống nhất hành động, làm cho người học tin tưởng vào Đảng, vào nhân dân, vào tương lai tươi sáng của CM, khắc phục tư tưởng lạc hậu, nâng cao tinh thần tự giác, tính tích cực của người học. - Giáo dục đạo đức cách mạng: mọi người phải có tinh thần chất phát, hăng hái, cần kiệm, xóa bỏ những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động, tẩy sạch óc kiêu ngạo, tự phụ,…Đối với học sinh, HCM nhấn mạnh phải siêng học và yêu thương cha mẹ, đồng bào. - Giáo dục văn hóa, chuyên môn: HCM quan tâm đến từng cấp học và dù cấp nào cũng không nặng về kiến thức. Đối với đại học, chú ý kết hợp lý luận khoa học với thực hành, học lý luận và khoa học tiên tiến của nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta để giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà. Đối với cấp trung học phổ thông, đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu đời sống thực tế. Còn cấp tiểu học thì tập trung dạy làm người, chú ý giữ gìn sức khỏe. Đây là kiểu tư duy “thực dạy, thực học”, không ôm đồm, nhồi nhét kiến thức. + Phương pháp giáo dục: (Giáo dục như thế nào?) - HCM đưa ra phương châm kết hợp lý luận với thực tế, học đi đôi với hành, kết hợp chặt chẽ nhà trường với gia đình và xã hội. - Chú trọng việc tự học, học lẫn nhau, học thực tiễn, học suốt đời. - Dạy và học không phải chạy theo kiến thức đơn thuần mà chú trọng tư duy sáng tạo, tự do tư tưởng. - Phải mạnh dạn bỏ những phần không cần thiết cho đời sống thực tế, tránh lối dạy nhồi sọ, tránh lối học vẹt. - Phương pháp phù hợp cới mục tiêu giáo dục. +Về phía người dạy học: HCM đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người thầy trong sự nghiệp giáo dục nói chung và trong việc phát triển con người XHCN nói riêng. Vì vậy, cần quan tâm xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đạo đức, yêu nghề, giỏi chuyên môn, “học không biết chán, dạy không biết mỏi”, cụ thể: - Người dạy có vai trò quyết định nên phải có công tác cán bộ giáo dục cho tốt và đặc biệt chú ý cả tài, cả đức của mình. - Người giáo viên cũng phải tự rèn luyện để nêu gương cho người học. Phải học thêm mãi thì mới làm được công việc huấn luyện của mình và không làm người học bị tụt hậu theo. b) Quan điểm về văn hóa đời sống: Văn hóa đời sống là đời sống mới với 3 nội dung: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới. + Đạo đức mới: Đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu nhất bởi vì có dựa trên nền đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống mới và nếp sống mới. Thực hành đạo đức mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng, theo HCM là - Trung với nước, hiếu với dân; - Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; - Yêu thương con người - Tinh thần quốc tế trong sáng. Đó là 4 phẩm chất chung và cơ bản nhất + Lối sống mới: Là lối sống có lí tưởng, có đạo đức; kết hợp hài hòa giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên lối sống văn minh, tiên tiến. - Trước hết là văn hóa ăn, mặc, ở, đi lại, nó không phụ thuộc vào những thứ nhiều hay ít, sang trọng hay đơn giản mà nó phụ thuộc vào lối sống có hay không có văn hóa của mỗi người. - Theo Người, phải xây dựng phong cách sống giản dị, khiêm tốn, chừng mực, ngăn nắp, ít lòng ham muốn về vật chất, danh lợi. Quan hệ giữa người với người nên tôn trọng nhau, chân tình cởi mở; đối với mình thì nghiêm, với người thì khoan dung. - Sửa đổi cách làm việc có tác phong quần chúng, tập thể dân chủ, khoa học. HCM yêu cầu ở đội ngũ cán bộ, quản lí cần có phong cách sống, làm việc hợp lòng dân. + Nếp sống mới: Xây dựng nếp sống mới là xây dựng những thói quen, phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển những thuần phong mỹ tục lây đời của dân tộc. Tất nhiên không phải cái gì cũ cũng bỏ, cái gì cũng làm mới. Không phải cái gì cũ cũng xấu, cái cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Xây dựng nếp sống mới rất khó khăn, phức tạp, vì thói quen rất khó sửa đổi, nó có sức ỳ cản trở chúng ta. Thực tế cho thấy cái gì tốt mà lạ, người ta có thể cho là xấu; cái xấu mà quen, người ta có thể cho là thường. Vì vậy, việc thay đổi thói quen là một quá trình đòi hỏi phải thận trọng từng bước một, chịu khó, lâu dài. Việc xây dựng đời sống mới chung cho cả xã hội phải bắt đầu từ mỗi người, mỗi gia đình. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn