Xem mẫu

Bài 1: Bài sản xuất hàng hóa a)dạng 1: Có 3 yếu tố đề bài có thể đưa ra là ­Năng suất LĐ. ­Cường độ LĐ. ­Thời gian LĐ. 3 câu hỏi mà bài tập yêu cầu giải đáp ­Tổng sản phẩm.( tổng SP) ­Giá trị 1 đơn vị HH (GT1 đv HH) ­Tổng giá trị SP. (tổng GTSP). Ta bắt đầu xác định ảnh hưởng của 3 yếu tố đã cho của đầu bài tới 3 yếu tố trong câu hỏi của đề. ­Tổng SP tỉ lệ thuận với Năng suất LĐ,thời gian LĐ,cường độ LĐ ­Tổng giá trị HH tỉ lệ thuận với cường độ LĐ, thời gian LĐ(năng suất LĐ ko ảnh hưởng) ­Gía trị 1đv HH tỉ lệ nghịch với năng suất LĐ ( cường độ và thời gian LĐ ko ảnh hưởng). Bắt đầu giải bài toán dạng này như sau: ­Đọc đề bài xong xác đinh ngay xem đề bài hỏi về cái gì? ­Nếu đề bài hỏi về tổng SP hoặc tổng gía trị HH thì rất đơn giản ta làm như sau ta thấy cả tổng SP và tổng giá trị HH đều tỉ lệ thuận với các yếu tố trên trừ năng suất LĐ ko ảnh hưởng tới tổng giá trị HH.do đó nếu yếu tố phần đề bài tăng hay giảm bao nhiêu sẽ cho kết quả tăng giảm bấy nhiêu trong kết quả.Trường hợp có từ 2 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thì ta nhân 2 yếu tố ảnh hưởng cho nhau sẽ ra đáp án. Ví dụ bài số 11 trong đề năng suất tăng 20% suy ra năng suất lên 120% và bằng 1,2 thời gian giảm 5% suy ra thời gian còn 95% và bằng 0,95 đề hỏi tổng sản phẩm thay đổi thế nào? ta có 1,2 x 0,95= 1,14 ( tức là 114% như vậy so với 100% thì đã tăng 14%) vậy kết quả là tổng sản phẩm tăng 14%. Tương tự các bài khác ta làm tương tự. ­nếu đề bài hỏi về GT1đv HH thì ta giải như sau: ta biết GT1đv HH chỉ chịu ảnh hưởng của năng suất LĐ nên nếu đề có nói tới sự tăng giảm của cường độ LĐ và thời gian LĐ thì ta ko quan tâm chỉ quan tâm xem đề có cho năng suất LĐ thay đổi ko mà thôi. Nếu đề ko cho năng suất LĐ thay đổi thì đáp án luôn là GT1đv HH ko đổi. Nếu đề cho năng suất LĐ thay đổi ta tính như sau. Ví dụ như bài số 9 : Cường độ tăng 20% ko ảnh hưởng tới GT1đvHH nên ta bỏ qua ko tính Năng suất tăng 10% tức là năng suất đạt 110% và bằng 1,1 . Ta lấy nghịch đảo của năng suất bằng 1/1,1 = 0.91 =91% (như vậy là giảm 9%­điều này phù hợp với nhận định ở trên là năng suất LĐ tỉ lệ nghịch với GT1đvHH). Nói ra thì dài thực ra nếu bạn đã nắm rõ các điều này tôi cam đoan bạn làm 1 bài tập dạng này ko thể tới 10s cho mỗi bài tập được. Chú ý lần nữa nếu có yếu tố nào ko ảnh hưởng tới yêu cầu hỏi của đề bài thì ta bỏ qua luôn ko tính. Chỉ xét các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề mà đề bài đang hỏi. b)dạng 2:bài tập 20 trong tập đề của khoa Dạng này thì ko cần tính toán chỉ cần biết 1 điều duy nhất : Giá trị hàng hoá trên thị trường sẽ gần với giá của nhóm nào sx đại bộ phàn hàng hoá đó cho thị trường tức là nhóm nào sản xuất nhiều hàng nhất. c)dạng 3: Tìm số lượng tiền cần thiết cho lưu thông Dạng này cũng rất đơn giản chỉ có một công thức duy nhất lượng tiền cần lưu thông= (tổng giá cả HH­giá cả HH bán chịu­giá cả HH khấu hao+tiền đến kì thanh toán)/tốc độ quay vòng của tiền. chú ý trong đề bài có đề cập tới hàng hoá trao đổi trực tiếp chính là giá cả HH khấu hao Bài 2:Bài TB và gía trị thặng dư a)dạng 1: từ bài 25­28 trong đề Tìm giá trị 1SP. giá trị 1SP = tổng giá trị thặng dư/ số SP =m/số SP để giải dạng bài này chỉ cần nhớ công thức m` =m/v . 100% tổng số vốn đầu tư = c+v ( tư bản bất biến +tư bản khả biến) để giải dạng bài này ta chỉ việc tim c,v sau đó từ công thức m` ta suy ra m; sau đó ta chỉ việc lấy (m+c+v)/số SP sẽ ra kết quả. Nếu đề bài có yêu cầu so sánh gía trị của 1 đơn vị HH thay đổi thế nào thì ta tìm giá trị lúc trước rồi tìm giá trị lúc sau sau đó lấy cái sau chia cho cái trước nhân với 100% là sẽ ra kết quả. b)dạng 2 : từ bài 29­49 Các bài tập trong dạng này cũng rất đơn giản ta chỉ cần nhớ các công thức sau: m` = m/v .100% tỉ suất giá trị thặng dư p` = m/c+v .100% tỉ suất lợi nhuận M=m`.v khối lượng giá trị thặng dư. v= lương tháng x 12 tháng x số công nhân Tổng tư bản khả biến của 1 xí nghiệp trong 1 năm. chú ý các thuật ngữ sau c: tư bản bất biến v:tư bản khả biến c+v: tổng TB ứng trước M: khối lượng giá trị thặng dư m: giá trị thặng dư m: có thể coi như là lợi nhuận trong bài tập này Sau đó chỉ cần áp dụng các công thức trên sẽ tìm ra đại lượng chưa biết trong bài c)dạng 3: bài 50­53 Dạng này thì rất dễ ta giải như sau lấy số vốn đầu tư của mỗi ngành nhân với mức lợi nhuận ta thu được lợi nhuận bằng số của mỗi ngành. Sau đó tổng các lợi nhuạn của mỗi ngành ta thu đuợc tổng lợi nhuận của xã hội. Sau đó lầy tổng lợi nhuạn xã hội chia cho tổng vốn đầu tư của các ngành sẽ ra mức tỷ suất lợi nhuạn bình quân toàn XH. d)dạng 4: bài 54­55 tìm gia cả sản xuất đề bài sẽ cho TBBB là c , cho TBKB là v và cho tỉ suất giá trị thặng dư là p` ta có p`=m/(c+v) x100% từ đó ta suy ra được m giá cả sản xuất bằng : c+v+m . từ đây ta tìm ra đáp án. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Các bài tập ở các bài tiếp theo sẽ đưa lên ngay khi làm xong ... còn nữa Bài 3: Tiền lương a)Dạng 1: Chuyển đổi 2 dạng tiền lương theo sản phẩm và theo giờ Dạng này thì rất đơn giản ta chỉ cần làm phép chia chuẩn xác là sẽ ra kết quả ngay. Chuyển tiền công từ lương tháng ra lương giờ cũng rất dễ. Chỉ cần lấy lương tháng chia cho số ngày và số giờ làm việc trong mỗi ngày sẽ ra lương giờ. b)Dạng 2: Lương thực tế và lương danh nghĩa Dạng này có 2 cách ra đề ­ cho lương công nhân /tháng cho mức lạm phát tính lương danh nghĩa để lương thực tế ko bị giảm. Ví dụ bài 56 cho lương là 300/tháng , giá sinh hoạt tăng 25%. Suy ra giá sinhhoạt là 125%=1,25 . Ta lấy 1,25 x 300 =375/tháng . ­cho giá sinh hoạt tăng, lương danh nghĩa ko tăng,hỏi lương thực tế giảm bao nhiêu? Dạng này ta giải như sau.ví dụ bài 62 giá sinh hoạt tăng 22% tức là đạt 122%=1,22. Ta lấy nghịch đảo 1/1,22 = 0,82 =82% . suy ra lương thực tế giảm 18%. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn