Xem mẫu

  1. Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam-Bài 2 CAO TRÀO VẬN ĐỘNG DÂN CHỦCHỐNG PHÁT XÍT VÀ CHIẾN TRANH, ĐÒI TỰ DO, CƠM ÁO, HOÀ BÌNH (1936-1939) Năm 1938 và đầu năm 1939, phong trào đấu tranh của quần chúng tiếp tục phát triển. Được sự ủng hộ của nông dân, người buôn bán nhỏ, các cuộc đấu tranh của công nhân các ngành, các nơi có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Năm 1938, ngày Quốc tế lao động (1-5) lần đầu được tổ chức công khai, rầm rộ khắp nước, đặc biệt là cuộc míttinh ở khu Đấu Xảo, Hà Nội với số lượng 25.000 người tham gia. Về đấu tranh nghị trường, Mặt trận dân chủ giành được thắng lợi trong bầu cử Viện dân biểu ở Bắc Kỳ, Hội đồng kinh tế lý tài Đông Dương bác bỏ dự án tăng thuế ở Viện dân biểu Trung Kỳ. Cuối năm 1938, đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô trở lại Trung Quốc làm nhiệm vụ do Quốc tế Cộng sản phân công. Người rất quan tâm truyền đạt cho Đảng ta những ý kiến về đường lối, chủ trương của cách mạng. Người chỉ rõ: "Lúc này, Đảng không nên đưa ra những đòi hỏi quá cao (độc lập dân tộc, nghị viện v.v.). Như thế sẽ rơi vào cạm bẫy
  2. của phát xít Nhật. Chỉ nên đòi các quyền dân chủ, tự do tổ chức, tự do hội họp, tự do báo chí và tự do ngôn luận, đòi ân xá toàn thể chính trị phạm, đấu tranh để Đảng được hoạt động hợp pháp". Người nêu ra việc Mặt trận dân chủ phải thu hút cả người Pháp tiến bộ ở Đông Dương, cả giai cấp tư sản dân tộc. Người nhấn mạnh Đảng "phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất... khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo... Đảng phải đấu tranh không nhân nhượng chống tư tưởng bè phái, và phải tổ chức học tập có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin để nâng cao trình độ văn hoá và chính trị cho đảng viên... Phải duy trì quan hệ chặt chẽ với Đảng Cộng sản Pháp". Từ đầu năm 1939, phong trào Mặt trận nhân dân Pháptan rã, Chính phủ Pháp chuyển sang hữu. Bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương tăng cường bóc lột và đàn áp nhân dân. Các cuộc đấu tranh chống phát xít, đòi phòng thủ Đông Dương, cải thiện đời sống... đều bị đàn áp dữ dội. Trong tháng 3 và 4 - 1939, Đảng kêu gọi đấu tranh chống khủng bố, đòi tự do, dân chủ..., đề phòng hoạ phát xít đang đến gần. BáoDân chúng bị đình bản. Cuộc tranh cử Hội đồng quản hạt Nam Kỳ của những người ứng cử thuộc Mặt trận dân chủ bị thất bại do không có sự nhất trí trong
  3. hành động. Tháng 7-1939, đồng chí Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác phẩmTự chỉ trích. Tác phẩm khẳng định đường lối chính trị của Đảng là đúng đắn, phân tích những khuyết điểm và rút ra kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo Mặt trận dân chủ. Phân tích nguyên nhân thất bại của cuộc tranh cử vào Hội đồng quản hạt Nam Kỳ, đồng chí Nguyễn Văn Cừ nêu rõ: một phần là do thủ đoạn đàn áp của kẻ thù, thái độ lừng chừng của các phần tử cải lương. Nhưng phần quan trọng là do ta có khuyết điểm, nhược điểm: Mặt trận dân chủ chưa đủ mạnh; công tác vận động của ta có sai sót; ta coi thường nguy cơ của bọn tờrốtkít. Tổng kết hoạt động của Mặt trận dân chủ, đồng chí Nguyễn Văn Cừ nêu lên mấy bài học: Mặt trận dân chủ là sự liên hiệp các giai cấp, các đảng phải tán thành cải cách, nhưng không thể liên hiệp với các đảng phái phản động; vừa liên minh bên trên, vừa liên minh bên dưới; phân biệt kẻ thù nguy hiểm nhiều với kẻ thù nguy hiểm ít; cô lập bọn phản động, tranh thủ người tiến bộ và lừng chừng, tranh thủ đông đảo quần chúng trong các đảng phái cải lương; liên minh với giai cấp tư sản, phải vừa đoàn kết vừa đấu tranh, Mặt trận dân chủ phải đoàn kết được đông đảo quần chúng; đòi những quyền tự do tư sản, chống phát xít nhưng
  4. không phải để duy trì mãi chế độ tự do tư sản mà để tiến lên chế độ tự do cao hơn. Phê phán thái độ phê bình, tự phê bình sai trái của một số đồng chí đặt cá nhân mình lên trên Đảng, vin vào một vài khuyết điểm mà mạt sát Đảng, gây chia rẽ, bè phái trong Đảng, gieo mối hoài nghi trong quần chúng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ nhắc lại, nguyên tắc tự chỉ trích bônsêvích là tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, nâng cao uy tín của Đảng, giáo dục đảng viên, giáo dục quần chúng, đưa phong trào tiến lên. Tác phẩm Tự chỉ trích là một mẫu mực về tổng kết kinh nghiệm, đấu tranh nội bộ tự phê bình, phê bình, góp phần xây dựng kho tàng lý luận về xây dựng Đảng, xây dựng Mặt trận thống nhất của cách mạng nước ta. Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Bọn cầm quyền Pháp ở Đông Dương ráo riết đàn áp các lực lượng cách mạng. Thời kỳ vận động dân chủ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp chấm dứt. Cao trào cách mạng do Đảng lãnh đạo trong thời kỳ Mặt trận dân chủ 1936-1939 ngay sau khi khôi phục được hệ thống tổ chức của Đảng là một thắng lợi lớn của Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến. Qua lãnh đạo cuộc đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp rộng lớn
  5. kết hợp với hoạt động bí mật, không hợp pháp, Đảng được rèn luyện, trưởng thành, lực lượng quần chúng cách mạng mở rộng và được thử thách. Cao trào cách mạng 1936-1939 là cuộc tổng diễn tập thứ hai cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của Đảng trong thời kỳ 1936-1939, sau này Hồ Chí Minh đã viết trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951): "Hồi đó, Mặt trận Bình dân ở Pháp cầm chính quyền, Đảng bèn mở cuộc vận động dân chủ và lập Mặt trận dân chủ Đông Dương. Phong trào Mặt trận dân chủ lúc đó khá mạnh mẽ, rộng khắp; nhân dân đấu tranh công khai. Đó là ưu điểm. Nhưng khuyết điểm là: Đảng lãnh đạo không thật sát, cho nên nhiều nơi cán bộ phạm phải bệnh hẹp hòi, bệnh công khai, say sưa vì thắng lợi bộ phận mà xao lãng việc củng cố tổ chức bí mật của Đảng. Đảng không giải thích rõ lập trường của mình về vấn đề độc lập dân tộc. Một số đồng chí hợp tác vô nguyên tắc với bọn tờrốtkít. Đến khi Mặt trận Bình dân bên Pháp thất bại, Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, thì phong trào Mặt trậndân chủ ở nước ta cũng bị thực dân đàn áp, và Đảng cũng bối rối một hồi".
  6. Qua lãnh đạo cao trào cách mạng 1936-1939, Đảng có thêm những kinh nghiệm: - Xác định rõ kẻ thù chủ yếu và xác định mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng là tập hợp đội quân chính trị quần chúng - bước đi tất yếu chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền sau này. - Chủ trương xây dựng Mặt trận dân chủ hết sức rộng rãi là hình thức thích hợp bảo đảm thực hiện mục tiêu trước mắt đã đề ra, đưa đến một cao trào cách mạng mới. - Để lãnh đạo được mặt trận rộng rãi, Đảng phải giữ vững tính độc lập về chính trị và tổ chức, dựa chắc vào lực lượng công nông làm nền tảng. - Giải quyết đúng các mối quan hệ mật thiết giữa mục tiêu đấu tranh với hình thức và tổ chức đấu tranh; giữa các hình thức tổ chức và hoạt động công khai, hợp pháp với các hình thức tổ chức và hoạt động bí mật, không hợp pháp; vừa tập hợp được đông đảo quần chúng vừa chuẩn bị đề phòng khi kẻ thù đàn áp, phải rút vào bí mật.
nguon tai.lieu . vn