Xem mẫu

  1. Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam-Bài 2 CAO TRÀO VẬN ĐỘNG DÂN CHỦCHỐNG PHÁT XÍT VÀ CHIẾN TRANH, ĐÒI TỰ DO, CƠM ÁO, HOÀ BÌNH (1936-1939) thi hành một phần việc "ân xá" tù chính trị. Đến cuối năm 1936, trên 1.000 tù chính trị được thả và tính đến tháng 10-1937, đã có 1.532 tù chính trị, phần lớn là đảng viên cộng sản ra khỏi nhà tù của đế quốc. Đó là một thắng lợi lớn của Đảng, của cách mạng. Đại hội Đông Dương bị cấm, song quần chúng lao động đã được thức tỉnh, Đảng có một số kinh nghiệm lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp cho nên phong trào đấu tranh đòi các quyền dân chủ, cải thiện đời sống của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác tiếp tục phát triển. Tiêu biểu là cuộc tổng bãi công của hơn 30.000 công nhân khu mỏ Hồng Gai tháng 11-1936. Đầu năm 1937, nhân dịp phái viên của Chính phủ Pháp là Gôđa (Justin Godart) sang điều tra tình hình Đông Dương và tiếp đó là Bơrêviê (Jules Brévié) sang nhận chức toàn quyền, Đảng lại vận động và tổ chức quần chúng biểu dương lực lượng, bằng cách đi đón và đưa yêu sách cho Chính phủ Pháp. Trên đường
  2. Gôđa đi từ Sài Gòn ra Hà Nội, đâu đâu nhân dân cũng biểu tình đưa yêu sách về dân chủ, dân sinh. 3. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh công khai hợp pháp trên báo chí và nghị trường Tháng 3-1937, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp và nhận định: phong trào dân chủ phát triển mạnh, ảnh hưởng của Đảng lan rộng, tổ chức của Đảng và các hội quần chúng phát triển; song công tác tổ chức của Đảng còn nhiều thiếu sót, cơ sở Đảng còn yếu ở nhiều nơi, nhất là ở nông thôn và ở các nơi tập trung công nhân. Hội nghị tháng 3 cùng với Hội nghị tháng 9-1937 đã tập trung giải quyết những vấn đề về công tác tổ chức của Đảng trong phong trào Mặt trận dân chủ. Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhấn mạnh phải có phương pháp tổ chức mới để thực hiện đường lối chính trị, tận dụng các khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp để tổ chức quần chúng, đoàn kết quần chúng trong một mặt trận thống nhất chống phản động thuộc địa, chống phát xít, đòi tự do, cơm áo, hoà bình. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương; Đoàn thanh niên phản đế đổi thành Thanh niên Cộng sản đoàn; Hội cứu tế bình dân đổi thành Cứu tế đỏ; Công hội đỏ, Nông hội đỏ đổi thành Công hội, Nông hội. Các hội
  3. quần chúng công khai và nửa công khai được mở rộng như ái hữu, tương tế, thể thao, âm nhạc, hội cấy, hội gặt; uỷ ban vận động binh lính được thành lập. Về xây dựng Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nêu rõ phải coi trọng chất lượng hơn số lượng, tập trung xây dựng Đảng ở thành thị, khu công nghiệp, các vùng quan trọng về kinh tế, chính trị, chấm dứt tình trạng tổ chức Đảng bí mật không lãnh đạo được các bộ phận Đảng làm công tác công khai. Ban Chấp hành Trung ương Đảng còn chủ trương đẩy mạnh hoạt động báo chí công khai, tranh cử và hoạt động ở các viện dân biểu. Phong trào đấu tranh của quần chúng phát triểnmạnh. Trong năm 1937, có gần 400 cuộc đấu tranh của công nhân, tiêu biểu là các cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi, Gia Lâm và một số địa phương ở phía nam. Từ năm 1938, chế độ ngày làm 8 giờ, hàng tuần có ngày nghỉ, hàng năm nghỉ 10 ngày có lương được thực hiện. Có hơn 150 cuộc đấu tranh của nông dân chống cướp ruộng đất, đòi chia lại ruộng công, giảm tô giảm tức, khất thuế. Ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn và một số thành phố, thị xã, tiểu thương đã bãi chợ đòi giảm thuế môn bài, thuế hàng hoá, học sinh đòi lập thêm trường học. Các hội hợp pháp,
  4. nửa hợp pháp tập hợp được hàng triệu quần chúng. Đẩy mạnh hoạt động báo chí công khai phục vụ cho đấu tranh cách mạng là một hoạt động mới và nổi bật của Đảng. Hàng chục tờ báo của Đảng, của Mặt trận dân chủ và các tổ chức quần chúng đã ra đời, trong đó có một số báo tiếng Pháp. Tờ Tin tức và tờDân chúng phát hành hàng ngày từ 5.000 đến 15.000 bản. Báo chí của Đảng, của Mặt trận dân chủ mang tính chiến đấu cao, vạch trần chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và tay sai, phản ánh những nguyện vọng của phong trào đấu tranh của quần chúng, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chống lại mọi thủ đoạn lừa bịp, chia rẽ của bọn thống trị và bọn tờrốtkít giả danh cách mạng. Ngoài ra, Đảng còn xuất bản các tập sách chính trị để giới thiệu chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối của Đảng như cuốnChủ nghĩa Các Mác của Hải Triều, cuốn Vấn đề dân cày của Qua Ninh (Trường Chinh) và Vân Đình (Võ Nguyên Giáp). Mạng lưới phát hành sách báo của Mặt trận được tổ chức trong cả nước. Toà soạn và cơ quan phát hành sách báo là đầu mối liên lạc giữa Đảng với quần chúng, liên lạc giữa bộ phận công khai và bộ phận bí mật của tổ chức Đảng.
  5. Một hoạt động công khai có ý nghĩa trong việc tập hợp quần chúng nữa là phong trào truyền bá quốc ngữ từ cuối năm 1937. Đảng lợi dụng khả năng hợp pháp để tham gia các cuộc tranh cử vào các Viện dân biểu Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ nhằm mở rộng lực lượng của Mặt trận dân chủ, kết hợp đấu tranh của quần chúng ở bên ngoài với đấu tranh tại nghị trường chống chính sách thuộc địa phản động của Pháp, bênh vực quyền lợi của quần chúng. Mở đầu là cuộc tranh cử vào Viện dân biểu Trung Kỳ năm 1937 đã thắng lợi, hầu hết số người ứng cử là trí thức, tư sản dân tộc, địa chủ tiến bộ do Đảng vận động đã trúng cử. Năm 1938, nguy cơ Chiến tranh thế giới thứ hai đang đến gần, phát xít Nhật chuẩn bị nhảy vào Đông Dương. Chính phủ Pháp ngả dần về phía hữu và bọn phản động thuộc địa ra sức đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3-1938 xác định nhiệm vụ trung tâm là thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương, đề ra những chủ trương cụ thể về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, các tầng lớp tiểu tư sản thành thị và tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ. Hội nghị nhắc nhở đấu tranh chống khuynh hướng "tả" đưa ra khẩu hiệu quá cao, tư tưởng hẹp hòi đối với trí thức, tư sản dân
  6. tộc, địa chủ nhỏ và chống khuynh hướng hữu coi thường phong trào đấu tranh của công nông, thiếu kiên quyết chống bọn tờrốtkít. Hội nghị quyết định phải củng cố cơ sở Đảng đã có, phát triển cơ sở mới, đặc biệt chú trọng các cơ sở ở thành phố, các vùng công nghiệp tập trung và đồn điền, củng cố các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương và địa phương; giữ vững nguyên tắc quan hệ giữa bộ phận hoạt động bí mật và bộ phận hoạt động công khai của Đảng (Theo báo cáo của Ban chấp hành Trung ương gửi Quốc tế Cộng sản, đến tháng 3- 1938, toàn Đảng có 1.597 đảng viên, trong đó Nam Kỳ có 655, Trung Kỳ có 740 và Bắc Kỳ có 202 đảng viên, ở cả ba kỳ đều có xứ uỷ). Hội nghị ra một nghị quyết riêng về phòng thủ Đông Dương và chống bắt lính, phát động quần chúng cảnh giác với âm mưu xâm lược của Nhật, đấu tranh đòi bọn cầm quyền Pháp phải vũ trang cho nhân dân và mở rộng cải cách dân chủ, dân sinh để nhân dân có khả năng tham gia phòng thủ. Hội nghị bầu đồng chí Nguyễn Văn Cừ làm Tổng Bí thư thay đồng chí Hà Huy Tập.
nguon tai.lieu . vn