Xem mẫu

  1. Cảnh đẹp Hòn Tre, Kiên Giang Hòn Tre hay còn gọi là Hòn Rùa, mang cái tên đậm chất dân gian, nằm trên một thảm xanh ngắt là biển cả, tạo lên bức tranh thiên nhiên thật đẹp… Cách thành phố Rạch Giá về phía Tây 30km. Hòn Tre có diện tích khoảng 400 ha, có nhiều cảnh đẹp như: Bãi Chén, Động Dừa, Đuôi Hà Bá. Từ Trung tâm thị trấn Hòn Tre đi theo đường mòn băng qua núi mất 30 phút là tới Bãi Chén. Bãi này nằm ở phía Tây Bắc của đảo. Là bãi có chiều dài 2km, có rất nhiều tảng
  2. đá to nhìn như những chiếc chén úp nên có tên là Bãi Chén. Đây là bãi đẹp nhất của Hòn Tre vì cảnh vật còn giữ được những nét hoang sơ, có nhiều cây xanh nghiêng mình tỏa bóng mát. Tại đây du khách có thể thưởng thức các đặc sản biển và ngắm cảnh thiên nhiên. Động Dừa của Hòn Tre cũng khá thơ mộng, là vịnh nhỏ, có làng chài nên ghe thường ghé về để lấy lương thực, nước ngọt và nghỉ ngơi sau những chuyến đi biển xa. Ở đây có rất nhiều dừa mọc ven biển, là một bãi biển đẹp, thích hợp cho việc câu cá thư giãn. Đuôi Hà Bá (Bãi Dứa – nơi có nhiều cây dứa gai) có nhiều cây cổ thụ lớn, du khách ngắm cảnh thiên nhiên sau đó lặn xuống biển cạy hào bám ở ghềnh đá thưởng thức thì thật tuyệt vời. Hòn Tre là thắng cảnh đẹp của tỉnh Kiên Giang, việc đi du lịch cũng rất thuận lợi, chỉ mất hơn tiếng đồng hồ bằng tàu là tới, có thể đi về trong ngày. Quần đảo Bà Lụa (Kiên Giang) Với hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển Tây, quần đảo Bà Lụa (xã Sơn Hải và Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) còn được nhiều người gọi là “Tiểu Hạ Long” của phương Nam.
  3. Mỗi hòn đảo đều có tên riêng như: Hòn Một, Hòn Lô Cốc, Hòn Đá Lửa, Hòn Heo, Hòn Đá Bạc, Hòn Rễ Lớn, Hòn Rễ Nhỏ, Hòn Nhum Bà, Hòn Ngang... Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10 hòn có người sinh sống. Dành hai ngày nghỉ cuối tuần để khám phá quần đảo Bà Lụa, bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị... Bất ngờ đầu tiên đến với chúng tôi là vẻ đẹp đến sững sờ của khu du lịch Hòn Trẹm, tọa lạc trên một doi biển ở Hòn Chông, cách chùa Hang khoảng 500m. Lối vào Hòn Trẹm cũng là đường lên một ngọn đồi, một bên là vách núi với màu xanh mượt mà của rừng cây, một bên là biển mênh mang, gió lồng lộng. Phòng chờ để du khách làm thủ tục nhận phòng được thiết kế với không gian mở. Trong lúc chờ đợi, khách phóng tầm mắt về phía chân trời: xa xa, quần đảo Bà Lụa hiện ra dưới ánh nắng chiều. Những con sóng nhỏ như dát bạc êm ái xô bờ “vẽ” nên một bức tranh non nước Kiên Giang tuyệt đẹp. Khi mặt trời lặn dần về phía Tây, góc biển khu du lịch Hòn Trẹm nhuộm đỏ bởi ánh hoàng hôn rực rỡ. Ngắm hoàng hôn trên biển Tây là một trong những lý do chính để nhiều du khách tìm về Hòn Trẹm. Tối đến, chúng tôi làm một “tour” khám phá nhịp sống về đêm của người dân địa phương. Cách Hòn Trẹm khoảng 1km có một khu chợ nhỏ, buôn bán nhộn nhịp nhất là những vựa hải sản. Tôi mua 3kg sò lụa với giá 12.000đồng/kg mà không khỏi xuýt xoa vì buổi trưa ăn ở bãi biển Mũi Nai phải trả đến 50.000đồng/kg. Trên đường về chỗ nghỉ, chúng tôi ghé quán Thuận Kiều - một quán ăn tọa lạc trên bãi biển Hàng Dương. Mặc dù có khá nhiều khuyến cáo về nguy cơ ăn thực phẩm sống nhưng cánh đàn ông
  4. vẫn không thoát khỏi cám dỗ của món hào chấm mù tạc. Chúng tôi gởi sò lụa nhờ chủ quán chế biến. Món sò lụa xào rau răm rất ngon lại... mát bụng. Ban ngày, bờ biển Hàng Dương là nơi lý tưởng để khách tắm biển, nghịch cát. Các dịch vụ phục vụ khách du lịch như cho thuê võng, ghế, bán quà lưu niệm, bán hải sản tươi sống khá phát triển... Ban đêm, bãi cát Hàng Dương là nơi thích hợp để các bạn trẻ đốt lửa trại, sinh hoạt tập thể và chơi các trò chơi vui nhộn. Trở về khu du lịch Hòn Trẹm, chúng tôi ngồi quây quần bên nhau ngắm biển đêm, tiếng ghi-ta bập bùng hòa với tiếng sóng vỗ cho chúng tôi một ngày nghỉ trọn vẹn. Sáng hôm sau, sau khi dạo qua một vòng Chùa Hang, chúng tôi đến bến tàu bắt đầu hành trình đến quần đảo Bà Lụa. Cách đó không xa Hòn Phụ Tử chỉ còn một ngọn đơn lẻ gợi lên một cảm giác buồn và tiếc, bởi giờ đây Hòn Tử như người con mồ côi, vẫn đứng bơ vơ đến tội! Điểm đầu tiên tàu dừng lại trong hành trình là rạn đá gần Hòn Rễ Lớn và Hòn Rễ Nhỏ. Bãi cát trắng nằm thoai thoải nổi bật giữa màn nước biển xanh thẳm khiến tôi chỉ muốn nhanh nhanh lên bờ, tắm biển và uống nước dừa, nằm dài ra thư giãn. Được biết, một khu vực vui chơi, thư giãn, nghỉ dưỡng đang hình thành ở đây. Ai tắm thì nhảy xuống biển, ai thích câu cá thì ngồi trên tàu thả câu. Chúng tôi buông câu, mồi là những con tôm sắt. Vừa thả cần xuống, chỉ trong chớp mắt, những miếng mồi... đã biến khỏi lưỡi câu mà chẳng có con cá nào mắc vào lưỡi. Thì ra, các chú cá biển có tài rỉa mồi rất khéo nên chẳng có con nào dính câu. Gần một tiếng trôi qua, tàu nhổ neo tiếp tục hành trình trong niềm tiếc nuối của một người bạn: anh ta vừa mới câu dính một chú cá biển “to” bằng... 3 ngón tay với bộ vảy có nhiều màu sắc tuyệt đẹp khiến đám trẻ con vô cùng thích thú. Hang Tiền là điểm dừng tiếp theo của tàu. Người lái tàu cũng là hướng dẫn viên giới thiệu: Đây là một hang động do đá vôi tạo thành, có chiều dài 150m xuyên qua lòng trái núi theo trục Tây Nam - Đông Bắc. Tên gọi hang Tiền được lý giải bởi các điển tích khác nhau. Có người giải thích: Xưa, Nguyễn Ánh chạy loạn đến đây giấu nhiều tiền của, lại có thuyết cho rằng, đây là nơi đúc tiền của Mạc Thiên Tích. Khi mặt trời đứng bóng, đoàn chúng tôi mới tới và dừng chân ở Ba Hòn Đầm. Đây là một cụm 3 hòn nằm gần nhau: Đầm Giếng, Đầm Dương và Đầm Đước. Chúng tôi ghé thăm nhà của “chúa đảo” Phạm Văn Mực. Ông Hai Mực ra sống ở Ba Hòn Đầm đã hơn 30 năm. Gia đình ông hiện là gia đình duy nhất trên hòn này. Theo ông Hai, khu vực Ba Hòn Đầm là một trong những nơi tránh bão an toàn nhất trong khu vực này. Mấy năm gần đây khi dịch vụ du lịch phát triển, Công ty cổ phần Du lịch Kiên Giang đã kết nối với gia đình ông để tạo thành một điểm dừng chân cho du khách trong hành trình khám phá quần đảo Bà Lụa. Điều làm chúng tôi vô hứng thú là chúng tôi có thể đi bộ trên biển bởi Đầm Đước và Đầm Dương được nối với nhau bằng một triền cát mà nước biển chỉ ngập đến hơn đầu gối một chút. Bữa trưa của chúng tôi cũng toàn bằng hải sản: cá hường nướng lá chuối, cá mú nấu cháo, mực nướng muối ớt, cua đá luộc, ghẹ nướng... tươi ngon. Song ấn tượng nhất với mọi người lại chính là món nước chấm: chỉ chanh, đường, muối, tỏi, ớt mà làm thành món nước chấm sền sệt, màu hồng tươi và thơm nức mũi, ăn đến đâu “thấm” đến đó.
  5. Tự mình bắt cá, tham gia chế biến thức ăn trên đảo, giữa mênh mông gió và sóng làm nên một chuyến đi khó quên với chúng tôi. Các chị trong đoàn mê tít làn nước trong xanh mà bình lặng, đám trẻ con mê mải bắt ốc cho vào túi làm đồ chơi và làm quà, cánh mày râu thì tha hồ bơi lặn. Trên đường về, tàu ghé Hòn Heo - trung tâm của xã đảo An Sơn. Hòn Heo có diện tích khoảng 150ha với chu vi khoảng 7 km. Nơi đây ghe thuyền tấp nập. Không khí mua bán thủy hải sản cũng xôm tụ không kém đất liền. Nếu bạn muốn ở lại qua đêm tại Hòn Heo, cứ đến nhà dân xin ngủ nhờ, ai cũng sẽ vui vẻ cho bạn “tá túc” mà không kèm theo điều kiện gì. Điều đặc biệt là ở đây, an ninh trật tự rất tuyệt vời, khi đi ngủ người ta không cần phải đóng cửa. Thăm “vương quốc chúa đảo” Như một Mai An Tiêm khai phá đảo hoang, chỉ sau 35 năm, Bảy Tút đã biến Hòn Đụng thành nơi an cư lạc nghiệp của đại gia đình. Không những thế, ông còn cho con cháu học hành để đời chúng không còn mù chữ như cha ông. Biến sỏi thành cơm Hòn Đụng là một trong 21 hòn của quần đảo Nam Du, thuộc ấp An Phú, xã Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang). Từ Rạch Giá, mất gần 3 giờ ngồi tàu tốc hành mới đến đảo Củ Tron và thu ê ghe máy chạy hơn 4 cây số nữa mới sang được Hòn Đụng.
  6. Hòn Đụng - "vương quốc" của "chúa đảo" Bảy Tút. Từ xa, Hòn Đụng như một lùm cây xanh khổng lồ. Dưới tán rừng, sát mép nước, chồng lên nhau ghềnh đá khổng lồ, hùng vĩ, muôn hình muôn vẻ sống động vì được sóng biển gọt giũa hàng triệu năm nay. Để vào hòn, chiếc ghe phải chạy cạnh những lồng bè nuôi cá bóp, cá mú. Đặt chân lên hòn là đặt chân lên bãi đá cuội nhiều màu sắc, nơi sóng biển tràn lên, dưới ánh mặt trời chiếu rọi, vân đá lấp lánh rất đẹp. Khách lần đầu có mặt, thường bất giác cúi nhặt một viên sỏi, vân vê trên tay, nhiều người giữ làm kỷ niệm. Bước qua bãi sỏi đa sắc màu, đi dưới tán cây rừng xanh mát, tĩnh mịch, cảnh vật như trong truyện cổ tích. Trên hòn chỉ có duy một căn nhà đơn sơ. Bà Phạm Thị Le (52 tuổi), vợ ông Phạm Văn Bê (thường gọi là Bảy Tút) bước ra niềm nở đón khách. Bà hồn hậu kể: Trước đây, cha mẹ chồng là ông Nguyễn Văn Láng, đưa con cái ra hoang đảo khai thiên lập địa và ở luôn cho đến nay. Hồi đó, cuộc sống trên hoang đảo rất cơ cực. Nhà ở thấp, vào mùa gió chướng, mỗi cơn sóng biển là nước ng ập nhà. Những lúc biển động không thấy hột gạo, phải ăn rau, cá, ốc trừ bữa. May ra một hai tháng có ghe đem gạo, thức ăn ra đổi cá khô, mực khô. Những cái Tết lẻ loi trơ trọi đi qua, ông bà Láng khai phá đất rừng trồng khoai mì, khoai lang chống đói, tiếp đến trồng xoài, mít. Khi bà Le lấy ông Bảy Tút, về làm dâu trên hoang đảo, cuộc sống vẫn rất buồn. Buồn nhất là những ngày Tết, cả nhà trơ trọi giữa rừng, trong nhà không có trà, bánh, không rượu, không họ hàng thân thích. Tối đốt lửa sáng đêm, mắt hướng vào bờ. Thèm bữa ăn đoàn tụ, cả gia đình khao khát gặp người lạ. “Vương quốc” Hòn Đụng Ngày tháng dần qua, nơi hoang đảo có sự thay đổi lớn, có tiếng khóc, tiếng nói thơ ngây của con trẻ, tạo cho căn nhà xơ xác trở nên ấm cúng lạ thường. Đó cũng là động cơ thôi thúc ông Bảy Tút hăng say lao động, quên đi bao nhọc nhằn gian khổ.
  7. Con cháu "chúa đảo" Bảy Tút chiều chiều chờ đón cha ông đi biển trở về. Bà Le sinh bốn người con. Những đứa con biết đi cũng theo cha, theo mẹ ra gạn ngụp lặn mò ốc cờ, ốc nhảy, ốc cùi... Khi được vài chục ký, ông Bảy Tút chèo xuồng qua hòn lớn đổi gạo, thực phẩm. Năm 2006, cha mẹ của ông Bảy Tút qua đời, đều ở tuổi 87 tuổi. Ông Bảy Tút đã sắm được ghe máy. Dưới biển nuôi lồng bè cá bóp, cá mú, trên rừng có hơn 200 cây xoài, 50 cây mít và hơn 59 cây điều cho trái. Đến mùa thu hoạch xoài, gia đình ông không bán mà để tặng cho bà con ở các hòn xung quanh. Bốn đứa con, hai trai hai gái, của ông Bảy Tút đều đã có gia đình, có cháu nội ngoại đầy đủ. Nguyễn Thành Hiểu, con trai ông Bảy Tút, thổ lộ: “Hiện gia đình cháu được 15 người. Các cháu từ 7 tuổi đến 11 tuổi đều được gởi qua Hòn Ngang trọ học, cuối tuần mới rước về. Chúng không còn mù chữ như cha ông của chúng”. Quần đảo Nam Du nay đã có đông người đến sinh sống, dân số xấp xỉ chục nghìn người. Nhiều hòn trong quần đảo, dân số tăng lên gấp nhiều lần trước kia, như Hòn Lớn, Hòn Ngang, Hòn Mấu. Nhà cửa khang trang, dưới biển giăng mắc tàu ghe, lồng bè nuôi cá, trên bờ đêm đêm rực rỡ ánh điện. Riêng Hòn Đụng vẫn chỉ có gia đình ông Bảy Tút, leo lét đèn dầu như xưa, giữa huyền bí hoang đảo hút hồn du khách.
nguon tai.lieu . vn