Xem mẫu

  1. Cẩn trọng với bệnh viêm xoang ở trẻ em TP - Mặc dù tỷ lệ trẻ em mắc viêm xoang có tỷ lệ thấp hơn so với người lớn nhưng đứng về mức độ nguy hiểm thì viêm xoang ở trẻ em cần được lưu ý hơn, bởi vì nó ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ và có thể gây biến chứng. Viêm xoang. 1001 nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ, trong đó nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virus, vi nấm) là hay gặp nhất.
  2. Vi khuẩn gây bệnh viêm xoang gặp chủ yếu là một trong các loại Hemophillus influenzae, Streptococcus pneumoniae, trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), E.coli, cầu khuẩn (tụ cầu và liên cầu), Klebsiella… Các loài vi khuẩn này từ họng, hầu, mũi, phế quản di chuyển ngược dòng lên các xoang và gây viêm xoang cho trẻ. Bình thường các xoang và đường hô hấp trên có liên quan mật thiết với nhau và khi một bộ phận bị viêm thì nguy cơ sẽ lan sang bộ phận khác. Vì vậy, khi trẻ bị viêm họng, mũi, amidan, VA do vi khuẩn gây ra mà không được điều trị dứt điểm thì chúng sẽ lan đến các xoang và gây viêm xoang. Ngoài ra viêm xoang ở trẻ cũng có thể do hiện tượng dị ứng (viêm xoang dị ứng). Viêm xoang dị ứng thường hay xẩy ra nhất với trẻ có cơ địa dị ứng như đã hoặc đang mắc bệnh chàm (exsema), viêm phế quản co thắt (hen phế quản), viêm da dị ứng (sẩn, ngứa, mề đay…). Nhiều biến chứng tai hại Triệu chứng của viêm xoang ở trẻ em nghèo nàn hơn và khó chẩn đoán hơn viêm xoang ở người lớn tuổi. Thường trẻ em bị viêm xoang cấp tính thì có viêm họng, sốt nhẹ, chảy mũi kéo dài từ một đến vài tuần. Ho, hắt hơi, đôi khi có buồn nôn, đau đầu (với trẻ nhỏ thì biểu hiện quấy khóc và ít chịu chơi). Đồng thời thường mệt mỏi, da xanh, trẻ lười ăn, ăn kém và khó ngủ. Trong trường hợp trẻ bị viêm xoang mạn tính thì ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài do không được điều trị dứt điểm và bệnh tái đi, tái lại nhiều lần trong một năm. Nên lưu là viêm xoang ở trẻ cũng có thể dẫn đến các biến chứng ở đường hô hấp như viêm tai giữa, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản, khí phế quản, phế quản. Ngoài ra có thể biến chứng ở mắt như nhiễm trùng hổ mắt, viêm thần kinh thị giác. Nguy hiểm nhất là biến chứng viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm màng não - não.
  3. Phòng bệnh viêm xoang ở trẻ Khi nghi ngờ trẻ bị mắc bệnh viêm VA, viêm họng, viêm amiđan, viêm tai thì cần đưa cháu đi khám bệnh, tốt nhất là khám các bác sỹ chuyên khoa tai, mũi, họng có kinh nghiệm để được thầy thuốc khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm cần thiết cho việc chẩn đoán chính xác. Khi bác sỹ khám bệnh và kê đơn cho trẻ thì người nhà của trẻ cần thực hiện đúng theo đơn (dùng đủ liều và đủ ngày) và cũng không nên điều trị giữa chừng rồi tự động ngưng thuốc hoặc thay đổi thuốc. Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ, với trẻ lớn cần hướng dẫn đánh răng đúng và tập cho trẻ có thói quen đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Đây là một việc làm thường xuyên của các bà mẹ, các cô nuôi dạy trẻ, tuy đơn giản nhưng rất có ích lợi trong việc ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng, trong đó có bệnh viêm xoang. Mùa lạnh cần mặc ấm cho trẻ và khi tắm rửa nên ở phòng kín gió và cần dùng nước ấm. Tắm rửa xong, cần lau khô tóc và cơ thể bằng khăn sạch và nhanh chóng mặc quần áo cho trẻ. Khi cho trẻ ra ngoài đường (đưa đi chơi hoặc đưa đi học) cần mặc quần áo đủ ấm, có khăn quàng cổ, đi găng gay, bít tất (mùa lạnh) và nên đeo khẩu trang cho trẻ để tránh bụi, vì bụi mang rất nhiều các loài vi sinh vật gây bệnh. Ở trẻ có cơ địa dị ứng kèm theo thì nên cho bác sỹ khám bệnh biết để có thêm thông tin giúp cho chẩn đoán bệnh chính xác và chọn lựa phác đồ điều trị thích hợp hơn. Sau khi trẻ đi học hay đi chơi về nên giỏ nước muối sinh lý vào 2 lỗ mũi để rửa sạch mũi giảm hiện tượng vi sinh vật bám vào. Cần cho trẻ ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. ẻ có thể gặp viêm xoang cấp hay viêm viêm xoang cấp với các biểu hiện như sau:
  4. Viêm xoang cấp: Hay gặp nhất là sự tồn tại các triệu chứng viêm đường hô hấp trên, thường những triệu chứng này tồn tại 5-7 ngày. Nếu kéo dài trên 10 ngày và kèm theo các triệu chứng sau thì phải nghĩ đến một tình trạng viêm xoang cấp đã xảy ra. + Sốt > 390C. + Thở hôi. + Ho nhiều về ban đêm. + Sổ mũi, mũi có mủ vàng hay xanh. + Nhức đầu. + Ðau vùng mặt, sau ổ mắt, đau răng, đau họng. + Có thể kèm theo viêm tai giữa cấp. Viêm xoang mạn tính: Trong viêm xoang mạn tính, các triệu chứng không nghiêm trọng và kéo dài trên 3 tháng. Bệnh nhân thường có các triệu chứng sau: + Sốt từng đợt, sốt không cao. + Ðau họng tái phát. + Khan tiếng hay ho khạc, tình trạng nặng hơn vào ban đêm. + Nghẹt mũi, nước mũi chảy xuống họng. + Sưng vùng mặt. + Chảy máu cam. + Nhức đầu. + Ù tai, viêm tai giữa. + Nghẹt mũi không ngửi được mùi. Khám bệnh nhân viêm xoang, chúng ta thường thấy: + Mũi có mủ, thường ở sàn mũi hay ở khe giữa. + Niêm mạc mũi phù nề sung huyết. + Mủ nhầy chảy xuống thành sau họng.
  5. + Ấn đau ở điểm xoang tương ứng. Viêm mũi ở trẻ sơ sinh- Không thể xem thường 03:24:16, 22/03/2010 Viêm mũi là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy nguyên nhân mà có các biểu hiện lâm sàng và cách chữa trị khác nhau. Viêm mũi cấp tính thông thường Viêm mũi cấp tính hay cảm lạnh là một hiện tượng rất phổ biến, có thể nói rằng ít ai tránh được bệnh này. Bệnh có tính chất lan truyền mạnh nhất là những lúc thời tiết chuyển mùa. Hiện nay người ta chưa phân lập được hết các loại vi khuẩn do cảm lạnh nhưng có thể đa phần là do các nhóm virut. Triệu chứng - Thoạt tiên trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một, nặng đầu, đau mỏi chân tay. Sốt khoảng 39oC. Ban ngày thì nằm lịm, ban đêm thì quấy khóc bắt mẹ phải bế luôn trên tay. Nếu ở trẻ mới sinh mũi dễ bị tắc do lỗ mũi rất nhỏ trong khi đó trẻ lại chưa có thói quen thở bằng miệng nên rất dễ bị khó thở, trẻ quấy khóc, có hiện tượng co kéo ở thượng ức và thượng đòn. Hai hốc mũi trẻ sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch. - Trẻ khó bú vì mỗi lần ngậm vú trẻ lại bị ngạt thở, tím tái hoặc bỏ bú ra giãy giụa và khóc thét lên. Trẻ hay bị đi ngoài, nôn trớ và gầy tọp đi. - Bệnh kéo dài độ 3-5 ngày thì thuyên giảm: mũi bớt chảy, thở thông, nhiệt độ trở lại bình thường nhưng triệu chứng tiêu chảy và nôn còn kéo dài thêm độ 2 ngày nữa. Bệnh hay gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương chũm cấp diễn với hội chứng nhiễm độc thần kinh, phế quản phế viêm, áp xe thành sau họng. Điều trị Điều trị đầu tiên là làm thông thoáng hai hốc mũi. Mũi có thở thông thì sức đề
  6. kháng của niêm mạc mới phục hồi và đồng thời trẻ mới bú được. Làm sạch dịch nhày trong mũi và nhỏ thuốc co mạch như adrénaline 0,1%. Kháng sinh không có tác dụng đối với loại viêm mũi này mà chỉ sử dụng khi có biến chứng viêm xương chũm hoặc viêm phế quản phổi. Phòng tránh Phòng tránh cho trẻ bằng cách giữ ấm, tránh để trẻ chơi ở nơi có gió lùa. Không nên để người lạ bế trẻ và hôn hít nhiều. Nếu thấy ở vườn trẻ có trẻ bị cảm lạnh phải đề nghị nghỉ học để cách ly với trẻ khỏe và nhỏ thuốc mũi dự phòng cho các trẻ khác trong lớp. Không nên bế trẻ đi chơi đêm. Nên nạo V.A cho những trẻ bị cảm lạnh tái phát trên 5 lần trong một năm. Viêm mũi do lậu Vi khuẩn lậu lây từ âm đạo của mẹ vào mũi và mắt của trẻ sơ sinh gây ra viêm mũi và mắt của trẻ sau đẻ. Bệnh bắt đầu sau 3-4 ngày sau đẻ. Hai lỗ mũi và môi trên sưng vều và đỏ. Mủ vàng xanh và đặc chảy từ trong mũi ra. Hai lỗ mũi hoàn toàn tắc tịt. Sốt 39-40oC. Trẻ không bú được và gầy tọp đi đồng thời hai mí mắt sưng mọng và không mở ra được. Mủ rỉ ra từ hai khóe mắt, màng tiếp hợp đỏ và phù nề. Xét nghiệm mủ thấy có vi khuẩn lậu. Điều trị tại chỗ: làm sạch mủ mũi và nhỏ thuốc chứa penicillin cách 3 giờ một lần. Toàn thân: tiêm kháng sinh nhóm betalactam. Phòng bệnh: nhỏ Acgyrol 1% vào mũi tất cả các trẻ sau đẻ. Viêm mũi bạch hầu Bệnh diễn biến âm thầm và đưa đến tình trạng nhiễm độc hoặc suy mòn. Bệnh nhân bị tắc mũi hai bên, chảy dịch nhầy có lẫn máu. Cửa mũi trước và môi trên bị loét nông và có đóng vảy. Đôi khi sờ thấy hạch nhỏ ở cổ, di động và nắn đau. Giả mạc mũi ít khi quan sát được rõ mà phải hút sạch mũi và nhỏ thuốc co mạch đánh giá hốc mũi một cách tỉ mỉ. Giả mạc có màu trắng xám, dai, khó bóc và khi
  7. bóc dễ bị chảy máu, giả mạc lan rộng tới tận vòm họng, vào họng và thanh quản... Trẻ sốt không cao, nhưng da tái nhợt, người mệt mỏi, biếng chơi, bú ít. Trước tình trạng đó nên đem dịch mũi đi xét nghiệm tìm vi khuẩn bạch hầu Loeffler. Điều trị Tiêm huyết thanh chống bạch hầu kết hợp với điều trị kháng sinh tiêm toàn thân và kháng sinh tại niêm mạc mũi đồng thời sử dụng các vitamin nhóm B và thuốc chống trụy tim mạch nếu trẻ mệt nặng. Phòng bệnh: phải cách ly ngay trẻ được chẩn đoán là viêm mũi bạch hầu cùng với việc tiêm vaccin chống bạch hầu cho những trẻ xung quanh. Viêm mũi giang mai Viêm mũi giang mai ở trẻ nhỏ thường bắt đầu khoảng 30 ngày sau khi ra đời. Bệnh xuất hiện một cách lặng lẽ, không sốt, không đau mà chỉ có triệu chứng ngạt tắc mũi ngày càng tăng. Dịch mũi chảy ra rất tanh hôi và đôi khi lẫn máu. Khám cửa mũi trước thấy có những vảy nâu che lấp những vết nẻ. Môi trên sưng vều và đỏ. Trong thể nặng, sụn và xương vách ngăn có thể bị hoại tử. Khám toàn thân có thể phát hiện ra những sẩn, ban đỏ giang mai ở gan bàn tay, gan bàn chân, mông và những vết loét giang mai ở miệng. Lúc này phải làm xét nghiệm mẹ sẽ thấy dương tính với vi khuẩn giang mai. Bên cạnh thể điển hình trên, có một số trẻ có thể viêm mũi giang mai phát sinh muộn khi em bé lên 9, 10 tuổi và kéo dài trong nhiều tháng. Thử máu thấy dương tính và điều trị thuốc chống giang mai sẽ khỏi bệnh. Điều trị: nhỏ mũi bằng thuốc chứa kháng sinh penicillin kết hợp kháng sinh này tiêm toàn thân.
nguon tai.lieu . vn