Xem mẫu

  1. Cẩm nang SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MỤC LỤC Lời tựa 3 CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN Giới thiệu về hoạt động sinh viên Ban chấp hành Đoàn trường nghiên cứu khoa học của Trường NGƯT. Trần Đức Thìn ĐH Luật Hà Nội 4 Bí thư Đảng Ủy - Phó hiệu trường Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa Trường Đại học Luật Hà Nội học của sinh viên đến năm 2008 7 Hoạt động Sinh viên NCKH năm 2009 CHỊU TRÁCH NHIỆM - Quyết định và Thể lệ 8 NỘI DUNG Gợi ý quy trình thực hiện một đề tài ThS. Trần Ngọc Định tham gia cuộc thi SVNCKH 12 Phó bí thư Đoàn trường Những câu hỏi thường gặp đối với BAN BIÊN TẬP Cuộc thi Sinh viên NCKH năm 2009 25 TS. Nguyễn Thị Thuận TS. Nguyễn Xuân Thu Kinh nghiệm tặng bạn 31 ThS. Trần Ngọc Định Danh mục đề tài định hướng sinh viên Phạm Linh Nhâm nghiên cứu khoa học năm 2009 38 Qui định cụ thể về hình thức trình bày 48 ĐƠN VỊ ẤN HÀNH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Danh mục các đề tài đạt giải thưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Sinh viên nghiên cứu khoa học 50 ĐIỆN THOẠI 04.37730347 ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG CẨM NANG EMAIL 1. Cẩm nang sinh viên nghiên cứu doantndhl@gmail.com khoa học do Đoàn TNCS trường ĐH Luật Hà Nội ấn hành và giữ quyền tác giả. 2. Nghiêm cấm bất kì hành vi nào TRÌNH BÀY nhằm khai thác cẩm nang với mục đích thương mại mà không được sự đồng ý Phạm Linh Nhâm bằng văn bản của Đoàn TNCS trường ĐH Luật Hà Nội.
  2. Hà Nội, tháng 3 năm 2009 LỜI TỰA Các bạn sinh viên thân mến! Phong trào sinh viên NCKH trong sinh viên là một chủ trương chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động trong nhiều năm qua. Gần 10 năm trở lại đây, phong trào sinh viên NCKH tại Trường Đại học Luật Hà Nội đã có những thành tựu đáng ghi nhận với hàng trăm lượt sinh viên tham gia với nhiều công trình NCKH có chất lượng được sinh viên thực hiện, trong đó phải kể để những công trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng những giải thưởng cao. Những thành tựu đó, một mặt khẳng định năng lực chuyên môn và khả năng nghiên cứu của sinh viên Đại học Luật Hà Nội, một mặt khẳng định sự cố gắng, nỗ lực của sinh viên cũng như đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường trong việc nâng cao chất lượng của hoạt động bổ ích và mang ý nghĩa lớn không chỉ trong giáo dục vào đào tạo này. Năm 2009, hướng tới chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 – 10/11/2009), nhằm cung cấp thêm những kiến thức và thông tin bổ ích cho sinh viên trong việc tham gia và thực hiện các đề tài khoa học tham dự Cuộc thi sinh viên NCKH cấp trường và của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn và ấn hành cuốn Cẩm nang sinh viên NCKH năm 2009 Chúng tôi hy vọng rằng, Cẩm nang sẽ phần nào giúp các bạn sinh viên đến gần hơn với hoạt động NCKH, cung cấp và chia sẻ những thông tin có ý nghĩa góp phần nâng cao số lượng và chất lượng các công trình NCKH của sinh viên. Chúng tôi xin gửi lời tri ân trân trọng tới Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường, các thầy cô giáo, các thành viên của Câu lạc bộ Luật Gia trẻ, các cơ quan, đơn vị tài trợ đã giúp đỡ, hỗ trợ chúng tôi để cuốn Cẩm nang này được hoàn thành và gửi tặng miễn phí tới các bạn sinh viên. TM BCH Đoàn trường Phó Bí thư Trần Ngọc Định  Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009 3
  3. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TS. Nguyễn Thị Thuận Trưởng Phòng Quản lý khoa học Ở mức độ và phạm vi khác nhau, nghiên cứu khoa học trong các cơ sở đào tạo đại học không chỉ là hoạt động có tính chất thường xuyên của đội ngũ cán bộ, giảng viên mà còn của cả sinh viên. Vai trò quan trọng của nghiên cứu khoa học đối với công tác giảng dạy và học tập trong nhà trường đại học là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Hình thức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội trong những năm qua tương đối đa dạng như: tổ chức các phiên toà tập sự, nghe nói chuyện chuyên đề, thi olimpic các môn khoa học pháp lý, tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học của sinh viên do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức hàng năm…Tính đến hết năm 2008, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia 08 cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học do Bộ GD & ĐT tổ chức và đạt được những kết quả đáng khích lệ. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2008 SỐ ĐỀ GIẢI TỔNG SỐ GIẢI GIẢI GIẢI NĂM TÀI GỬI KHUYẾN ĐỀ TÀI NHẤT NHÌ BA DỰ THI KHÍCH ĐẠT GIẢI 2001 6 0 1 2 3 6/6 2002 6 0 2 1 3 6/6 2003 6 0 0 1 5 6/6 2004 6 0 0 1 4 5/6 2005 6 0 1 0 5 6/6 2006 6 0 0 0 6 6/6 2007 8 0 1 0 7 8/8 2008 6 0 1 1 3 5/6 Tổng 50 0 6 6 36 48/50  Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009 4
  4. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT Tham gia hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học là một trong các hình thức hoạt động khoa học quan trọng của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội. Hoạt động này đòi hỏi sinh viên phải nắm bắt và sử dụng rất nhiều kỹ năng như lựa chọn đề tài, xây dựng đề cơng, tìm kiếm và xử lý thông tin, tài liệu…Chính vì vậy, thông qua việc thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, sinh viên không chỉ nắm bắt được những kiến thức lý luận, thực tiễn thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài mà còn có thể “kiểm tra” được những kỹ năng hiện có, bổ sung và hoàn thiện những kỹ năng còn thiếu... Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội trong thời gian qua có một số điểm đáng lưu ý và cần sớm được khắc phục. Cụ thể:  So với tổng số sinh viên của trường, số lượng sinh viên tham gia các hoạt động khoa học nói chung và tham gia nghiên cứu đề tài khoa học còn ít. Thậm chí, một bộ phận không nhỏ sinh viên từ khi nhập trường đến khi tốt nghiệp hầu như không tham gia bất cứ một hoạt động khoa học nào.  Do nhiều nguyên nhân mà chất lượng của nhiều công trình nghiên cứu khoa học còn hạn chế. Cụ thể: trong 8 năm liền tham gia dự thi, số lượng giải thưởng không chính thức của sinh viên trường Luật chiếm tỷ lệ áp đảo 36/50, các giải thưởng chính thức còn rất khiêm tốn (giải nhất: 0/50; giải nhì 6/50; giải ba: 6/50).  Nhận thức về vai trò nghiên cứu khoa học của nhiều sinh viên còn rất hạn chế. Tính chủ động, sáng tạo ở ngay cả một số sinh viên tham gia thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học cũng chưa được phát huy.  Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009 5
  5. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT Trong bối cảnh của xã hội hiện đại, là những công dân của thời đại hội nhập, có thể nói dù làm việc trong bất cứ lĩnh vực nào, mỗi cử nhân luật đều phải có những kỹ năng nhất định. Những kỹ năng này có thể tích lũy được thông qua nhiều hoạt động trong đó có hoạt động nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học ngay từ khi còn là sinh viên là một trong những cơ hội rất tốt để các bạn sinh viên có thể trang bị cho mình không chỉ kiến thức mà cả những kỹ năng cần thiết để làm hành trang cho cho một luật gia có năng lực và triển vọng trong tương lai. Chúc các bạn trẻ thành công và đam mê với hoạt động nghiên cứu khoa học. Chúc các bạn sẽ có nhiều công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng và tính hiệu quả, thực tiễn cao phục vụ quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay. * * * Lễ trao giải cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2007  Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009 6
  6. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN LUẬT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2008 BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ KẾT QUẢ CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY Năm 2001: 10 đề tài cấp trường 6 đề tài cấp bộ: 1 giải nhì; 2 giải ba; 3 giải khuyến khích Năm 2002: 25 đề tài cấp trường (27 sinh viên tham gia) 6 đề tài cấp bộ: 2 giải nhì; 1 giải ba; 3 giải khuyến khích Năm 2003: 34 đề tài cấp trường (46 sinh viên tham gia) 6 đề tài cấp bộ: 01 giải ba; 5 giải khuyến khích Năm 2004: 48 đề tài cấp trường (60 sinh viên tham gia) 6 đề tài cấp bộ: 01 giải ba; 04 giải khuyến khuyến khích Năm 2005: 32 đề tài cấp trường (38 sinh viên tham gia) 6 đề tài cấp bộ: 01 giải nhì; 05 giải khuyến khích Năm 2006: 17 đề tài cấp trường (20 sinh viên tham gia) 6 đề tài cấp bộ: 06 giải khuyến khích Năm 2007: 60 đề tài cấp trường (72 sinh viên tham gia) 8 đề tài cấp bộ: 01 giải nhì, 07 giải khuyến khích Năm 2008: 36 đề tài cấp trường (62 sinh viên tham gia) 5 đề tài cấp bộ: 1 giải nhì, 1 giải ba, 3 giải khuyến khích 10 đề tài được Hiệu trưởng tặng giấy khen.  Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009 7
  7. THỂ LỆ CUỘC THI BỘ TƯ PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số:235/ QLKH-QĐ Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2009 QUYẾT ĐỊNH CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI VỀ VIỆC BAN HÀNH THỂ LỆ CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Căn cứ vào Quyết định số 405/CP ngày 10.11.1979 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Pháp lý Hà Nội nay là Trường Đại học Luật Hà Nội; - Căn cứ Quyết định số 1875./QĐ - KH ngày 08/12./ 2006 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học và đào tạo Trường Đại học Luật Hà Nội; - Căn cứ kế hoạch công tác sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2009 của Trường Đại học Luật Hà Nội; - Theo đề nghị của Trưởng Phòng Quản lý khoa học. QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành Thể lệ cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học” tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Điều 2. Chủ nhiệm các khoa chuyên môn và Ban giám khảo cuộc thi tổ chức việc đánh giá kết quả công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên theo qui định của Thể lệ này. Điều3. Phòng Quản lý khoa học, Phòng Công tác sinh viên, các đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này. PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Trần Đức Thìn (đã ký)  Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009 8
  8. THỂ LỆ CUỘC THI THỂ LỆ CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Ban hành kèm theo Quyết định số 235 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội) 1. Mục đích yêu cầu:  Cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học” được phát động nhằm mục đích thu hút sinh viên tham gia tích cực vào phong trào nghiên cứu khoa học, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trí tuệ của sinh viên để tìm tòi, khám phá, tập giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong lĩnh vực pháp luật.  Phát hiện những nhân tố tích cực, những sinh viên có khả năng học tập và nghiên cứu khoa học, lựa chọn những công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng cao, có ý tưởng sáng tạo để xây dựng định hướng đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu ở cấp độ cao hơn và gủi dự thi các cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.  Cuộc thi được phát động rộng rãi nhưng có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực và được tổ chức chặt chẽ, gắn liền nghiên cứu khoa học với học tập, với thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.  Việc phát động sinh viên nghiên cứu khoa học còn nhằm mục đích phát động tinh thần hăng say nghiên cứu khoa học, học tập tốt để lấy thành tích chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước. 2. Đối tượng và điều kiện dự thi: Tất cả sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội, nếu đáp ứng đủ điều kiện dưới đây thì được tham gia dự thi:  Không bị xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trước Khoa trở lên;  Có nguyện vọng tham gia dự thi;  Có giáo viên hướng dẫn. Mỗi công trình dự thi do một hay nhiều sinh viên thực hiện, nhưng tổng số sinh viên tham gia thực hiện một công trình không quá 5 người.  Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009 9
  9. THỂ LỆ CUỘC THI 3. Quy định nội dung công trình dự thi: Nội dung đề tài khoa học dự thi phải đáp ứng được các đòi hỏi sau:  Trong phần mở đầu: Tác giả phải chỉ rõ được vấn đề cần nghiên cứu, tính cấp thiết của nó về mặt lý luận và thực tiễn, tình hình nghiên cứu vấn đề, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, những nhiệm vụ chính mà người nghiên cứu định thực hiện.  Trong phần chính của đề tài, người nghiên cứu phải chỉ ra được những tồn tại của vấn đề, những giải pháp đã được áp dụng để giải quyết vấn đề trong thực tế, những bất cập của giải pháp và đề xuất hướng giải quyết và địa chỉ áp dụng (nếu có).  Trong phần kết luận phải khái quát được tình hình nghiên cứu và xác định triển vọng của vấn đề.  Tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có). Công trình nếu viết bằng tiếng nước ngoài hoặc bằng tiếng dân tộc thì nhất thiết phải có một bản dịch ra tiếng Việt. 4. Quy định về hình thức trình bày:1  Công trình dự thi phải được đánh máy một mặt trên khổ giấy A4 (210x297mm). Số thứ tự của trang ở chính giữa trang, phía trên. Công trình dự thi không dày quá 80 trang (không kể phụ lục); (Cỡ chữ 14, kiểu chữ .VnTime, dãn dòng 1,5 line; lề trên 3,5 cm, lề dưới 3 cm, lề trái 3,5cm, lề phải 2cm.)  Các phần, mục, tiểu mục phải được phân rõ và đánh số thứ tự. Các công thức cần viết rõ ràng và nên dùng các ký hiệu thông dụng.  Các hình vẽ, bảng, biểu, ảnh, sơ đồ minh họa cần đánh số thứ tự minh họa cần đánh số thứ tự kèm theo chú thích. 1 Xem hình thức trình bày các trang bìa ở trang 48 cẩm nang này.  Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009 10
  10. THỂ LỆ CUỘC THI  Tên các tác giả nước ngoài nêu trong công trình phải viết theo đúng tiếng nước đó.  Không gạch dưới các câu trong công trình. Không viết lời cám ơn và không được ký tên. 5. Thời gian tham dự: Sau khi có thông báo trên toàn Trường, sinh viên đăng ký tham gia cuộc thi, đăng ký đề tài, đăng ký giáo viên hướng dẫn chậm nhất là vào ngày 15 tháng 4 năm 2009. Sinh viên hoàn thành đề tài nghiên cứu và nộp kết quả về các khoa chuyên môn chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2009. Trước ngày 10/8/2009, các khoa chuyên môn phải chấm xong 2 vòng Trước 15/8/2009, các khoa chuyên môn gửi kết quả đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học cũng như các sản phẩm được khoa lựa chọn về phòng Quản lý khoa học. Số lượng công trình được chọn của mỗi khoa như sau:  Khoa Pháp luật Kinh tế: 06 công trình  Khoa Luật Hình sự: 03 công trình  Khoa Luật Dân sự: 03 công trình  Khoa Hành chính – Nhà nước: 03 công trình  Khoa Luật Quốc tế: 03 công trình  Hội đồng thẩm định sẽ họp trước 20/8/2009 để lựa chọn các sản phẩm dự thi cấp Bộ theo chỉ tiêu được Bộ phân bổ. 6. Cơ cấu giải thưởng:  Theo quy định của Bộ.  Căn cứ vào chất lượng của cuộc thi, Hội đồng thẩm định có thể lựa chọn một số công trình đề nghị Hiệu trưởng khen thưởng.  Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009 11
  11. GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC1 Để cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học trở thành một sân chơi pháp lý bổ ích cho sinh viên Luật, nơi thỏa mãn niềm say mê nghiên cứu, cũng như rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho những cử nhân tương lai, chúng tôi xin trình bày những bước cơ bản của quá trình thực hiện một đề tài tham gia cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học để các bạn tham khảo: 1. Xác định Đề tài nghiên cứu Việc chọn đề tài đóng vai trò đặc biệt quan trọng có tính chất quyết định đến chất lượng công trình nghiên cứu. Sinh viên có thể chọn đề tài trong danh mục đề tài định hướng do nhà trường đưa ra hoặc có thể chủ động đề xuất đề tài mới nhưng nên có sự tham khảo ý kiến và định hướng của Giáo viên hướng dẫn. Một số tiêu chí đặt ra khi chọn đề tài đó là:  Tính mới: Không trùng lặp hoàn toàn với các công trình khoa học trước đó. Tính mới của đề tài không có nghĩa là đề tài chưa từng được viết trước đó mà có thể đã được viết nhưng sẽ được tiếp cận và triển khai dước góc độ mới. Ví dụ 1: Hoạt động quảng cáo thương mại của thương nhân Việt Nam - Lý luận và thực tiễn. 1 Bài viết được tổng hợp từ Tài liệu chuyên đề “Phương pháp nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên luật” do câu lạc bộ Luật Gia Trẻ tổ chức ngày 29/3/2009 (biên soạn tài liệu: Trương Hồng Quang – phó chủ nhiệm CLB nhiệm kì 2008 - 2009).  Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009 12
  12. GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Ví dụ 2: Giải pháp pháp lý bảo hộ hoạt động quảng cáo thương mại của thương nhân Việt Nam trước sự cạnh tranh của doanh nghiệpquảng cáo nước ngoài.  Tính thời sự: những đề tài mà xã hội hiện nay đang quan tâm, đang tìm kiếm giải pháp… thể hiện thông qua các kênh thông tin như truyền hình, báo chí, mạng internet hoặc các kênh thông tin khác của các cơ quan nhà nước ,tổ chức, đơn vị.... Ví dụ: Đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao trong giai đoạn hiện nay.  Tính thực tiễn: Đề tài khoa học phải nhằm giải quyết các hiện tượng xã hội đang diễn ra, hoặc sắp diến ra trong tương lai gần đối với đất nước hoặc một địa phương. Ví dụ: Hoạt động kiểm soát chất thải sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và hướng giải quyết.  Tính khả thi: Có thể được ứng dụng ngay để giải quyết các vấn đề đang đặt ra, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, không bị lệ thuộc vào quá nhiều điều kiện khách quan…  Tính hợp lý: Phải chứng minh được bằng những lý thuyết, những lập luận logic, những thông tin và số liệu thống kê, điều tra, …  Tính ứng dụng: Có thể ứng dụng được các kiến thức được cung cấp trong quá trình học để giải quyết vấn đề.  Tính kế thừa: Cố gắng không bắt đầu từ đầu, phải tận dụng được những kết quả có sẵn của các công trình nghiên cứu trước đó, từ đó thể hiện rằng công trình của mình là một bước tiến mới so với các công trình trước đó.  Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009 13
  13. GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI  Tính hấp dẫn và hữu ích đối với bản thân: Đề tài đó làm mình thấy lôi cuốn, phù hợp với sở thích riêng, phù hợp với công việc của mình trong tương lai. 2. Liên hệ người hướng dẫn khoa học Một đề tài nghiên cứu khoa học thành công bên cạnh sự cố gắng của sinh viên còn cần phải có sự hỗ trợ đặc biệt từ phía người hướng dẫn khoa học (có thể là giáo viên của trường hoặc chuyên gia nghiên cứu hoặc hoạt động thực tiễn). Việc lựa chọn và tham khảo ý kiến với người hướng dẫn sẽ giúp sinh viên có định hướng trong quá trình nghiên cứu, được hướng dẫn phương pháp nghiên cứu, giải đáp những băn khoăn; đồng thời việc làm việc và trao đổi với người hướng dẫn còn giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng tư duy và kỹ năng phản biện. Trước khi liên hệ người hướng dẫn sinh viên nên lập một đề cương những nội dung chính của đề tài để người hướng dẫn định hướng và gợi mở các vấn đề; đồng thời điều này cũng thể hiện sự chủ động và tích cực từ phía sinh viên. 3. Đăng ký tham gia cuộc thi Việc đăng ký tham gia cuộc thi gồm: đăng ký tên đề tài và đăng ký người hướng dẫn. Sinh viên tham gia Cuộc thi năm 2009 sẽ đăng ký tại văn phòng khoa chuyên môn. Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học 2009 có hạn đăng ký chọn đề tài và Giáo viên hướng dẫn là 15-4-2009. Hạn nộp công trình là 30- 6-2009. Thời gian nghiên cứu một đề tài khoa học là khá ngắn và gần thời gian thi học kỳ. Do vậy cần sắp xếp thời gian hợp lý giữa việc nghiên cứu đề tài và việc học trên lớp.  Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009 14
  14. GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 4. Xây dựng đề cương Trên cơ sở tên đề tài đã được thông qua, sinh viên xác định đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và tiến hành xây dựng đề cương. Đề cương bao gồm các chương, mục phản ánh đối tượng và phạm vi nghiên cứu từ đầu đến cuối một cách logic. Các nguyên tắc phải tuân thủ khi xây dựng đề cương là: tên các chương phải phù hợp với (thể hiện) tên đề tài; tên các mục lớn trong chương phải phù hợp với tên chương; tên các mục nhỏ phải phù hợp với tên các mục lớn. Nên viết đề cương những nội dung chính để người hướng dẫn góp ý, bổ sung. Sau khi tìm, tổng hợp, xử lý tài liệu thì tiến hành xây dựng Đề cương chi tiết. Không nhất thiết phải viết theo đúng Đề cương ban đầu mà nên có sự thay đổi cho phù hợp từng thời điểm. Một Đề tài nghiên cứu khoa học ngoài phần Mở đầu và Kết luận, thường gồm ba chương là lý luận, thực tiễn và giải pháp:  Chương 1 thường đề cập đến những vấn đề lý luận chung, như: khái niệm, vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, những vấn đề cơ bản của vấn đề nghiên cứu; Khái quát hoá các lý thuyết, học thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu  Chương 2 thường dành để phân tích tình hình, thực trạng của vấn đề nghiên cứu, nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm …  Chương 3 nêu lên quan điểm, phương hướng, mục tiêu hay dự báo tình hình phát triển và đề xuất các giải pháp, phương pháp giải quyết vấn đề. Trong mỗi chương không nên có quá nhiều mục lớn mà nên bố cục khoảng 3 mục.  Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009 15
  15. GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Trình bày như trên sẽ giúp người đọc nắm bắt vấn đề một cách có hệ thống, tuy nhiên cấu trúc một đề tài không nhất thiết phải theo cấu trúc ba chương, cũng không nhất thiết phải theo thứ tự các chương là Lý luận – thực tiễn – giải pháp mà có thể đổi thành Thực tiễn – lý luận – giải pháp… xây dựng cấu trúc một đề cương theo hướng mới đó là nêu thực trạng trước, lý luận sau. Ví dụ, sau khi làm rõ các vấn đề (thực trạng, chương 1), tại chương 2 mới bắt đầu phân tích các qui định của pháp luật; quá trình phân tích không thể chỉ trình bày những quy định của luật, mà phải giải thích nguồn gốc, nguyên nhân của các điều luật, ưu điểm và khuyết điểm của các điều luật đó. Sau đó, tìm nguyên nhân tại sao các qui định hiện hành không giải quyết được vấn đề đang tranh cãi. Chương 3 đề ra giải pháp để khắc phục, phải giải thích tại sao chọn giải pháp này mà không phải giải pháp khác, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của giải pháp này. Cách trình bày này khiến người đọc đi ngay vào vấn đề và lôi cuốn ngay từ đầu. Việc lựa chọn cấu trúc đề tài phụ thuộc vào cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của người viết; điều quan trọng là phải giải quyết được vấn đề đặt ra. Cùng với đề cương, sinh viên phải xây dựng kế hoạch nghiên cứu, chỉ rõ nội dung công việc và thời gian hoàn thành. 5. Tìm kiếm, thu thập và xử lí tài liệu Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kì hoạt động nghiên cứu khoa học nào, không chỉ với các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên mà ngay cả với các nhà nghiên cứu khoa học lỗi lạc. Việc đọc và nghiên cứu tài liệu có trước giúp cho người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây, giúp cho người viết xác định rõ hơn phạm vi và hướng nghiên cứu đề tài của mình để tránh việc trùng lặp với các đề tài  Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009 16
  16. GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI trước đây hoặc tìm ra hướng đi mới cho đề tài của mình. Việc nghiên cứu tài liệu cũng giúp cho người viết có được phương pháp luận và có thể xây dựng luận cứ chặt chẽ hơn để chứng minh giả thuyết khoa học của mình. Việc tìm kiếm, thu thập và xử lí tài liệu nên có sự định hướng của các thầy cô hướng dẫn. Điều này sẽ giúp bạn có thể tìm đúng nguồn tài liệu trong “rừng” tài liệu và thông tin, và có sự chọn lọc tài liệu phù hợp trong điều kiện “bội thực” về các thông tin và tài liệu trong lĩnh vực pháp luật nhưng lại vắng bóng các nghiên cứu, chuyên khảo thực sự có chất lượng trong những lĩnh vực hẹp. a. Tìm kiếm và thu thập tài liệu Với sự trợ giúp của nhiều công cụ phương tiện hiện đại ngày nay như máy photo, máy scan, đặc biệt là internet, việc thu thập và tìm kiếm tài liệu đã trở nên rất dễ dàng. Các bạn có thể tìm kiếm tài liệu ở nhiều nguồn khác nhau. Sau đây là một số nguồn tài liệu các bạn có thể khai thác:  Các văn bản luật, từ điển, sách chuyên khảo, các đề tài khoa học, luận văn, luận án khoa học, giáo trình: đây là nguồn tài liệu quan trọng cần được tìm kiếm đầu tiên vì nó cung cấp cho người viết hệ thống khái niệm, hệ thống luận cứ khoa học quan trọng.  Các tạp chí chuyên ngành, tập san, tài liệu hội thảo khoa học, báo cáo chuyên đề khoa học: đây là nguồn tài liệu cung cấp cho bạn những luận điểm khoa học đa dạng, đa chiều, cũng là nơi có thể cung cấp cho bạn các số liệu cần thiết. Một số tạp chí chuyên ngành luật bổ ích: Tạp chí Luật học (Trường Đại học Luật Hà Nội), Tạp chí Khoa học Pháp lý (Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh), Tạp chí Nhà nước và pháp luật (Viện Nhà nước và pháp luật), Tạp chí  Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009 17
  17. GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Dân chủ và pháp luật (Bộ Tư pháp), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (văn phòng Quốc hội), Tạp chí Tòa án nhân dân (Tòa án nhân dân tối cao),,Tạp chí Kiểm sát (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao), Tạp chí Nghề Luật (Học viện Tư pháp)… Với các nguồn tài liệu trên các bạn có thể tự mua về dùng hoặc tìm ở các thư viện: thư viện trường Đại học Luật Hà Nội, thư viện Quốc gia, Nhà pháp luật Việt Pháp … (nếu để nghiên cứu luật học thì có thể nói các tài liệu tại thư viện trường Đại học Luật Hà Nội là phong phú và đa dạng hơn cả). Bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách tìm kiếm tài liệu trước trên internet rồi mới đến thư viện, hiện nay hầu hết các thư viện đều cung cấp công cụ tra cứu tài liệu trên internet: Thư viện Đại học Luật Hà Nội: http://lib.hlu.edu.vn, Thư viện quốc gia: www.nlv.gov.vn, Nhà pháp luật Việt Pháp: http://maisondudroit.org ... Khi đến thư viện các bạn có thể photo hoặc scan tài liệu về nhà đọc, các bạn cũng có thể mang theo máy ảnh kĩ thuật số để chụp lại bài cần đọc nếu thư viện không có qui định cấm việc này.  Các website và diễn đàn khoa học:  Một số website tìm kiếm văn bản luật thông dụng: www.vietlaw.gov.vn (hệ thống văn bản pháp luật của Quốc hội) www.thuvienphapluat.com (văn bản pháp luật của lawsoft) http://vbqppl.moj.gov.vn/ (Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật của Bộ Tư pháp) www.luatvietnam.vn (cơ sở dữ liệu luật Việt Nam)  Các website đăng tải các bài báo khoa học: http://hcmulaw.edu.vn (website của trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, có thể tìm thấy các bài báo khoa học trên tạp chí Khoa học Pháp lý ở đây)  Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009 18
  18. GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI www.nclp.org.vn (website của tạp chí nghiên cứu lập pháp văn phòng Quốc hội, có thể tìm các bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp ở đây) www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com (trang thông tin pháp luật dân sự của thầy Nguyễn Hồng Hải – trường Đại học Luật Hà Nội, là một trang thông tin với đa dạng và chất lượng, ngoài ra bạn cũng có thể tìm được các website liên kết từ các nguồn này) www.luattaichinh.wordpress.com (trang thông tin pháp luật tài chính của thầy Trần Vũ Hải trường Đại học Luật Hà Nội) www.phamduynghia.blogspot.com (website của thầy Phạm Duy Nghĩa – Khoa Luật trường Đại học Quốc gia) www.westlaw.com (các bài báo khoa học, bạn có thể dùng ID và password truy cập vào trang này tại máy tính trên thư viện trường Đại học Luật Hà Nội)  Các diễn đàn thảo luận các vấn đề học thuật: www.vibonline.com.vn (website của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI, các bạn có thể thảo luận, bình luận, cho ý kiến về các dự thảo mới) www.sinhvienluat.vn (website của Hiệp hội sinh viên luật Việt Nam) www.luathoc.vn (diễn đàn luật học Việt Nam)  Các nguồn khác: một số thông tin trên báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, các số liệu thống kê ở một số cơ quan, phòng ban làm nhiệm vụ thống kế có thể sử dụng để làm luận chứng quan trọng cho các luận cứ khoa học. Các bạn nên sử dụng công cụ ngoại ngữ để làm phong phú nguồn tài liệu.  Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009 19
  19. GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI b. Xử lí tài liệu Xử lí tài liệu là một khâu vô cùng quan trọng, nếu những thông tin bạn tìm được rất đa dạng nhưng bạn không phân loại, đánh giá, phân tích nó mà chỉ chuyển tải vào công trình của mình dưới dạng “thô” (theo kiểu liệt kê) thì điều này sẽ không mang lại thành công cho đề tài của bạn. Những con số và sự kiện đưa vào công trình nghiên cứu khoa học pháp lý phải phục vụ cho việc chứng minh, lý giải và dẫn đến một kết luận nào đó dưới phương diện pháp lý. Cùng một con số hoặc sự kiện nào đó song với mỗi người nó lại được phân tích theo các phương diện khác nhau để thực hiện những mục đích khác nhau và mang lại những hiệu quả khác nhau. Với mỗi loại tài liệu và mỗi mục đích nghiên cứu khác nhau, các bạn có thể sử dụng những kĩ thuật xử lí tài liệu khác nhau. 6. Một số lưu ý khi viết đề tài a. Về cách viết Có rất nhiều cách viết đề tài nghiên cứu khoa học, vì thế người làm nghiên cứu khoa học không nên ép buộc vào một cách viết “tốt nhất” (thí dụ: cơ sở lý luận – thực trạng – giải pháp). Ở đây chỉ xin đề cập đến hai yêu cầu: (i) tập trung; và (ii) thuyết phục. Cách viết tập trung yêu cầu người viết nghiên cứu khoa học phải nêu câu hỏi chính và đề xuất được hướng giải quyết ngay trong phần mở đầu, sau đó mới phân tích tại sao hướng giải quyết như vậy là cần thiết. Cần tránh trường hợp đọc đến trang 20 mà vẫn chưa hiểu người viết muốn gì. Sau khi làm người đọc tập trung vào vấn đề, từng chương cần nêu các vấn đề nhỏ. Các vấn đề nhỏ nhằm mục đích giải quyết vấn đề chính, và nên có liên hệ với nhau một cách chặt chẽ. Giải quyết dứt điểm từng vấn đề, tránh tình trạng nhắc đi nhắc lại một vấn đề đã nói  Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009 20
nguon tai.lieu . vn