Xem mẫu

  1. CÂU LẠC BỘ LUẬT GIA TRẺ CẨM NANG dành cho SINH VIÊN NĂM NHẤT Hà Nội - 2008
  2. CẨM NANG CHỊU TRÁCH NHIỆM dành cho NỘI DUNG SINH VIÊN NĂM NHẤT Lê Việt Anh MỤC LỤC Trang BAN BIÊN TẬP: Lời mở đầu 3 Lê Việt Anh Những thông tin cơ bản về 4 Trương Hồng Quang trường Phạm Linh Nhâm Thư viện ĐH Luật Hà Nội 6 Nguyễn Đức Huân Môn Giáo dục thể chất và 7 Trần Thị Mai Dung Giáo dục quốc phòng Văn Hoàng Anh Học bổng 9 Nhà pháp luật Việt – Pháp 10 ĐƠN VỊ ẤN HÀNH: Học tín chỉ - khó hay dễ? 12 CLB LUẬT GIA TRẺ Kỹ năng đọc sách, nghe 17 (HỘI SINH VIÊN giảng, ghi chép ĐH LUẬT HÀ NỘI) Trò chuyện cùng 2 thủ khoa 18 ĐH Luật Hà Nội LIÊN HỆ Chính sách cho học sinh, 28 Điện thoại: sinh viên vay vốn 0986215578 Nhà trọ và một số điều 30 Email: cần biết luatgiatre@gmail.com Nghề Luật 32 CLB Luật Gia Trẻ - nơi khởi 39 Website: nguồn của những tài năng www.luatgiatre.com luật học CLB Tiếng Anh 41 TRÌNH BÀY BÌA: CLB Hùng Biện 43 Nguyễn Đức Huân Diễn đàn Sinh viên luật 45 ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG CẨM NANG DÀNH CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT 1. Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất là số chuyên đề đặc biệt của Nội san Luật gia trẻ do CLB Luật gia trẻ ấn hành và giữ quyền tác giả. 2. Nghiêm cấm việc thực hiện những hành vi sau đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung cẩm nang, bao gồm cả sự trình bày và sắp đặt, mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Câu lạc bộ Luật gia trẻ, trừ trường hợp có quy định khác: - Làm tác phẩm phái sinh, sao chép, sửa chữa; - In ấn, phân phối cẩm nang; truyền đạt cẩm nang đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện nào khác; - Bất kỳ hành vi nào nhằm khai thác cẩm nang với mục đích thương mại. 3. Không ngăn cấm việc tự sao chép một bản cẩm nang để sử dụng cho việc học tập và sao chép cẩm nang để lưu trữ ở thư viện với mục đích nghiên cứu.
  3. CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất LỜI MỞ ĐẦU Với mục đích hỗ trợ tốt nhất việc học tập tại trường Đại học Luật Hà Nội dành cho sinh viên năm nhất mới nhập trường, CLB Luật Gia Trẻ biên soạn cuốn Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất. Cuốn cẩm nang này bao gồm một số thông tin thiết yếu mà mọi sinh viên năm nhất của trường Đại học Luật Hà Nội cần biết như: Những thông tin khái lược về trường; Cách tiếp cận các học liệu tại thư viện trường, nhà Pháp luật Việt Pháp; Vấn đề học bổng cũng như chính sách vay vốn dành cho sinh viên đang theo học tại trường; Giới thiệu về hình thức đào tạo tín chỉ và một số kĩ năng cần thiết cho việc học tín chỉ như: tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…; Giới thiệu về việc học giáo dục thể chất, học quân sự; Một số phương pháp và kỹ năng học tập tại bậc đại học như: đọc sách, nghe giảng, ghi chép; Kinh nghiệm của các anh chị đi trước thông qua giới thiệu bài phỏng vấn 2 thủ khoa K28 và K29 của trường; Thông tin và đặc điểm về nghề luật; Một số kinh nghiệm khi đi tìm và thuê nhà trọ; Hoạt động và cách thức tham gia các Câu lạc bộ trực thuộc Hội sinh viên bao gồm: CLB Luật Gia Trẻ, CLB Tiếng Anh, CLB Hùng Biện; Thông tin về cộng đồng sinh viên Luật online. CLB Luật Gia Trẻ xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các: bạn Trương Hồng Quang KT30A, Nguyễn Chi Lan Hương HC30D, Dương Thùy Dung KT30H, Nguyễn Diệu Thùy KT30E, Ngô Toàn Thắng HS30D, Phạm Linh Nhâm DS31B, Nguyễn Đức Huân QT31C, Trần Thị Mai Dung KT31A, Trịnh Phương Linh KT31A, Văn Hoàng Anh HS31C, Nguyễn Ngọc Đức HS31D, Nguyễn Hữu Hòa QT31A đã đóng góp bài viết cho cẩm nang này. CLB Luật Gia Trẻ mong nhận được sự nhận xét, đánh giá của tất cả các bạn. Mọi ý kiến xin vui lòng gửi về Câu Lạc Bộ Luật Gia Trẻ - P502, K4, Đại học Luật Hà Nội, 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội. Email: luatgiatre@gmail.com Website: www.luatgiatre.com 3
  4. CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ TRƯỜNG Tên gọi: ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Tên tiếng Anh: Hanoi Law University Thành lập: 10/11/1979 Địa chỉ: 87 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội Điện thoại: 04.8352630 Website: http://www.hlu.edu.vn http://www.daihocluathn.edu.vn Bậc học đào tạo: Đại học, Sau Đại học Hình thức đào tạo: Chính quy, Văn bằng II, Tại chức Chuyên ngành đào tạo: Pháp luật Kinh tế, Pháp luật Quốc tế, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Hành chính – Nhà nước 4
  5. CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất Trường Đại học Pháp lý Hà Nội được thành lập ngày 10 tháng 11 năm 1979 theo quyết định số 405/QĐ-CP của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ), là sự thống nhất Khoa pháp lý của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ) – là một trong các trường đại học hình thành nên Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay và trường Cao đẳng Pháp lý thuộc Ủy ban Pháp chế Chính phủ. Tháng 10/1982, Trường Đại học Pháp lý có thêm sự sáp nhập của trường Cao đẳng Tòa án. Đến ngày 6 tháng 7 năm 1993 trường được đổi tên thành Trường Đại học Luật Hà nội. Đại học Luật Hà nội là trường công lập trực thuộc Bộ Tư pháp, đồng thời chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và là một trong những trường đào tạo cán bộ pháp lý ở Việt Nam. Những ngày đầu thành lập, trường đóng địa điểm tại huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Năm 1993, trường được chuyển đến số 87 đường Nguyễn Chí Thanh (cho đến bây giờ). Cũng thời điểm lúc đó, đội ngũ cán bộ của trường vừa thiếu vừa yếu (biên chế của Trường có 67 người trong đó có 17 giáo viên), cơ sở vật chất nghèo nàn lại đóng ở xa Hà Nội. Song, qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, cùng sự nỗ lực của thầy và trò, đến nay Đại học Luật Hà Nội được coi là trường có quy mô đào tạo về ngành Luật lớn nhất ở Việt Nam. Đội ngũ giáo viên là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực; cơ sở vật chất khang trang, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ pháp lý cho đất nước và hội nhập quốc tế . Trường đã được Nhà nước trao tặng ba Huân chương: Huân chương Lao động: hạng Nhất, hạng Nhì và hạng Ba; nhiều năm được nhận cờ thi đua của ngành Tư pháp và nhiều phần thưởng cao quý khác./. 5
  6. CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất Thư viện Đại học Luật Hà Nội Thẻ sinh viên của bạn cũng chính là thẻ thư viện. Thư viện trường gồm có thư viện đọc và truy cập internet tại tầng 2 nhà D; Thư viện mượn ở tầng 1 phòng 103 nhà C. Trung tâm dữ liệu tiếng Anh: Tầng 3 nhà B phòng 301 A-B. Thư viện được trang bị 6677 đầu sách với 172.637 cuốn (gồm giáo trình, tài liệu tham khảo và sách tiếng nước ngoài). Khoá luận, luận văn, luận án: 1783 đầu sách với 2695 cuốn. Báo, tạp chí: 85 loại báo, tạp chí tiếng Việt; 40 loại tiếng nước ngoài. Thư viện mở cửa cả thứ Bảy. Một vài lưu ý: Thư viện đọc và thư viện mượn có những ngăn tủ ngoài để bạn cho đồ vào trước khi vào thư viện. Nên khoá ngăn đồ của mình cẩn thận trước khi vào thư viện vì đã xảy ra tình trạng bị mất đồ. Khi ngồi trong thư viện đọc chú ý giữ trật tự, đi lại nhẹ nhàng, sau khi lấy sách, báo... trên các giá sách thì nên để lại đúng chỗ để bạn khác dễ dàng tìm. Khi nghiên cứu tài liệu, lưu ý không sử dụng quá 3 tài liệu cùng lúc. Vi phạm quy định này lần đầu bạn sẽ bị nhắc nhở, tái phạm có thể bị khóa thẻ. Bạn cũng có thể truy cập internet ở phòng đọc trong khoảng 1h/lần. Để có thể truy cập internet thì bạn phải đăng kí với thư viện để có mật khẩu và tên truy cập riêng. Thư viện sẽ có buổi tập huấn chi tiết về vấn đề này (nếu không tham gia sẽ không được sử dụng thư viện). Bạn có thể mượn sách, văn bản luật trong khoảng 10 ngày (kể cả chủ nhật, thứ bẩy) tại thư viện mượn. Mang theo thẻ sinh viên, để tại bàn mượn sách và tự tìm những cuốn sách bạn cần sau đó đưa cho người quản lý làm thủ tục mượn sách. Để dễ dàng tìm các loại sách, khoá luận, bài trong các tạp chí... bạn nên tra cứu trước khi vào thư viện tại địa chỉ: http://lib.hlu.edu.vn/ tại máy tính phòng mượn hoặc ngay tại nhà nếu bạn nối mạng. Nếu có bất cứ thắc mắc gì khi sử dụng thư viện, bạn đừng ngần ngại hỏi nhân viên thư viện, họ sẽ tận tình giải đáp giúp bạn. 6
  7. CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG  Giáo dục thể chất Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc ở tất cả các trường đại học, bao gồm 150 tiết, trong đó có 15 tiết lý thuyết và 135 tiết thực hành trên sân bãi. Tại trường ĐH Luật Hà Nội, sinh viên sẽ học 3 môn, chia thành 6 nội dung, bao gồm: - Điền kinh, gồm có Nhảy xa và Chạy 100m; - Bóng chuyền, gồm có Phát bóng và Đệm bóng; - Thể dục, gồm có Võ và Bài thể dục tay không, Giáo dục thể chất được học trong 3 học kỳ, sau khi học xong cả 3 môn, sinh viên sẽ chọn 1 môn để kiểm tra kết thúc môn học. Sau khi vượt qua kỳ kiểm tra kết thúc môn học, bạn sẽ được cấp Chứng chỉ Giáo dục thể chất. Địa điểm học: ĐH Công Đoàn.  Giáo dục quốc phòng Sau khi kết thúc học kỳ 1 năm thứ nhất, nghỉ Tết Nguyên đán xong, sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội sẽ được học Giáo dục quốc phòng tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội I, nằm trong khuôn viên của trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Tây (Huyện Chương Mỹ - Hà Nội). Nội dung học gồm 3 môn như sau: - Đường lối quân sự; - Chiến thuật bộ binh; - Vũ khí bộ binh, Thời gian học: 3 tuần Sinh viên ăn ở nội trú trong KTX của trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Tây. 7
  8. CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất  Lưu ý Điểm kết thúc môn học Giáo dục thể chất chỉ xét đạt hay không đạt, không tính vào điểm trung bình học tập. Tuy nhiên, nếu không đạt, sinh viên sẽ phải thi lại và đương nhiên không được xét học bổng của học kỳ đó. Vì thời gian học Giáo dục quốc phòng là thời điểm sau Tết Âm lịch, thời tiết vẫn còn rét, bạn nên mang theo áo ấm, khăn quàng cổ, chăn ấm (yêu cầu gọn nhẹ). Nếu vi phạm kỷ luật hoặc không đạt bất kỳ môn nào trong 3 môn Giáo dục quốc phòng thì bạn sẽ phải học lại cùng sinh viên khoá sau. Ví dụ, nếu bạn là sinh viên K33 mà vi phạm thì sẽ không được cấp chứng chỉ GDQP và phải học lại cùng SV K37). Chứng chỉ Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng là chứng chỉ có giá trị trên toàn quốc, bắt buộc sinh viên phải có để được xét tốt nghiệp. Nếu bạn đã học trường đại học khác và đã có Chứng chỉ này, bạn sẽ được miễn học 2 môn này tại trường Đại học Luật Hà Nội. Hoặc nếu sau khi tốt nghiệp trường Luật mà bạn muốn học thêm 1 trường đại học nữa, bạn có thể mang 2 Chứng chỉ này đến trường đại học đó, bạn cũng sẽ được miễn học 2 môn này tại trường đó. 8
  9. CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất HỌC BỔNG Đối với mỗi sinh viên thì chính sách học bổng là một trong những điều quan tâm khi bước vào trường. Các mức học bổng: - Mức học bổng loại khá: Có điểm trung bình chung học tập đạt loại khá trở lên và điểm rèn luyện đạt loại khá trở lên. Mức học bổng tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức trần học phí hiện hành của ngành nghề mà học sinh, sinh viên đó phải đóng tại trường do Hiệu trưởng hoặc Giám đốc quy định (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng). Riêng các trường ngoài công lập mức học bổng tối thiểu do Hiệu trưởng nhà trường quy định. Hiện nay là 120.000đồng/tháng. - Mức học bổng loại giỏi: Có điểm trung bình chung học tập đạt loại giỏi trở lên và điểm rèn luyện đạt loại tốt trở lên (80.000 đồng/ tháng). Mức học bổng cao hơn loại khá và do Hiệu trưởng qui định. -Mức học bổng loại xuất sắc: Có điểm trung bình chung học tập đạt loại xuất sắc và điểm rèn luyện đạt loại xuất sắc. Mức học bổng cao hơn loại giỏi và do Hiệu trưởng qui định. Học bổng khuyến khích học tập được cấp theo từng học kỳ và cấp 10 tháng trong năm học. Ngoài ra tiền học bổng của các bạn sinh viên thuộc diện chính sách ưu đãi, trợ cấp xã hội sẽ được cao hơn. Điểm xét học bổng của trường tuỳ theo các khoa, thường thì khoa Pháp luật kinh tế sẽ có điểm học bổng cao hơn các khoa khác. Ví dụ điểm xét học bổng của kì 2 năm học 2006 - 2007 của trường (tính cả điểm rèn luyện)1: - Khoa Pháp luật Kinh tế: Khoá 28= 8,2; Khoá 29=7,8; Khoá 30= 8,2; Khoá 31= 8,0 - Khoa Luật Dân sự Khoá 28= 7,8; Khoá 29=8,0; Khoá 30= 7,9; Khoá 31= 7,4 - Khoa Luật Hình sự: Khoá 28= 8,2; Khoá 29=7,8; Khoá 30= 7,0; Khoá 31= 7,5. Khoa Pháp Luật Quốc tế :Khoá 28= 8,4; Khoá 29=7,6; Khoá 30= 7,0; Khoá 31= 7,3 - Khoa Hành chính – Nhà nước : Khoá 28= 7,8; Khoá 29=7,6; Khoá 30= 8,0; Khoá 31= 7,6. 1 Hiện nay điểm để tính học bổng không bao gồm điểm rèn luyện nhưng bạn phải đạt điểm rèn luyện từ mức khá trở lên mới được xét học bổng. 9
  10. CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT - PHÁP Nhà Pháp luật Việt - Pháp (Maison du droi Vietnamo – Francaise) là cơ quan hợp tác song phương giữa Việt Nam và Pháp trong lĩnh vực pháp luật được thành lập từ ngày 10/02/1993 trong khuôn khổ một Hiệp định song phương, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp François Mitterrand. Ưu tiên phát triển các hoạt động hợp tác song phương giữa hai Chính phủ trên cơ sở đề xuất của Bộ Tư pháp hai nước và có sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức pháp luật của Việt Nam và Pháp, Nhà pháp luật Việt – Pháp đã có nhiều đóng góp tích cực rất đáng ghi nhận. Nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chính, Nhà Pháp luật Việt – Pháp đã thành lập một Trung tâm tư liệu với các tài liệu, sách trong tất cả các ngành luật bằng tiếng Pháp và tiếng Việt. Hiện nay, tất cả các đầu sách của Trung tâm được quản lý bằng phần mểm chuyên nghiệp trên máy tính, được cập nhật hàng năm, và là nguồn thông tin cần thiết phục vụ cho nhu cầu tra cứu của sinh viên và luật gia tại Việt Nam. Thư viện Nhà Pháp luật Việt - Pháp hiện nay có hơn 5330 trong đó 3920 đầu sách tiếng Pháp và 10
  11. CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất 1410 đầu sách tiếng Việt, bao gồm cả các ấn phẩm của Nhà pháp luật Việt – Pháp như kỷ yếu hội thảo, tọa đàm do Nhà Pháp luật Việt-Pháp tổ chức, tuyển tập các văn bản pháp luật Việt Nam dịch sang tiếng Pháp. Thêm vào đó là các tạp chí pháp lý và các tài liệu trên đĩa CD - Rom. Hệ thống máy tính được lắp đặt từ năm 1999 cho phép tra cứu thông tin dạng điện tử đặc biệt thu hút sự quan tâm của độc giả và được đánh giá cao. Để phát triển hoạt động của Trung tâm tư liệu, Nhà Pháp luật đã lập catalogue các đầu sách và tạp chí và đưa lên mạng cho phép độc giả có thể tra cứu trực tiếp từ mạng Internet. Kể từ tháng 11 năm 2004 Nhà Pháp luật cho phép độc giả được mượn một số loại sách về nhà. Tại đây, bạn đọc cũng có thể mua những ấn phẩm do Nhà Pháp luật Việt- Pháp ấn hành. Thủ tục làm thẻ đọc tại thư viện Nhà pháp luật Việt – Pháp như sau: Giấy tờ cần thiết: * Giấy giới thiệu hoặc thẻ sinh viên còn giá trị * Giấy chứng minh nhân dân * 2 ảnh 3x4 hoặc 4x6 mới chụp Lệ phí làm thẻ : 100.000 đồng Giờ mở cửa Từ thứ hai đến thứ 6: * Buổi sáng : từ 8g30 đến 11g30 * Buổi chiều : từ 14g00 đến 17g00 Quản lý thư viện: cô Lã Thị Ánh. Thẻ đọc có giá trị trong 01 năm kể từ ngày được cấp. Nếu muốn tiếp tục được sử dụng, bạn đọc cần làm thủ tục làm mới lại thẻ đọc. Mọi thông tin về Nhà Pháp luật Việt – Pháp nói chung và về Trung tâm dữ liệu của Nhà Pháp luật Việt – Pháp nói riêng đều được đăng tải đầy đủ tại địa chỉ website http://www.maisondudroit.org/. Bạn đọc cũng có thể đến Nhà Pháp luật Việt – Pháp tại 87 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội để tìm hiểu chi tiết. 11
  12. CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất HỌC TÍN CHỈ - KHÓ HAY DỄ? I. Giới thiệu về học chế tín chỉ Tín chỉ là phương thức dạy và học trong đó đặt người học vào vị trí trung tâm, mọi hoạt động đều nhằm bổ trợ cho người học. Học chế tín chỉ, so với cách thức dạy học theo niên chế trước đây, bao gồm những thay đổi về phương pháp dạy, phương pháp học và cách thức tính điểm. Phương pháp dạy truyền thống trước đây là tất cả sinh viên chăm chú nghe giảng viên thuyết trình các vấn đề, và sau đó ghi chú lại những vấn đề cần lưu ý. Có thể nói là trong phương pháp này, “người biết” thì cố gắng nói hết những cái mình biết, còn “người chưa biết” thì cố gắng nghe và lĩnh hội. Ở đây, người nói chủ yếu trong lớp là giảng viên, còn sinh viên dường như thụ động tiếp thu qua sự truyền đạt của giảng viên. Ngược lại, khi giảng dạy theo học chế tín chỉ, giảng viên hầu như không thuyết trình. Sinh viên phải tự nghiên cứu vấn đề từ trước buổi học và tự rút ra những điểm còn thắc mắc. Giờ học lý thuyết, giảng viên chỉ đi sâu vào 1 số vấn đề được cho là khó nghiên cứu, và giải đáp các thắc mắc của sinh viên. Giờ thảo luận (seminar) là lúc sinh viên trình bày và bảo vệ quan điểm về các tình huống mà giảng viên đưa ra từ trước. Trong cách học tín chỉ, người học phải chủ động và được tạo điều kiện để tự nghiên cứu vấn đề. Kể cả khi vấn đề còn đang tranh luận, có nhiều quan điểm khác nhau, thì sinh viên vẫn được khuyến khích thảo luận. Việc sinh viên cần làm được là bảo vệ được quan điểm của mình trước những lập luận của quan điểm trái chiều. Kết quả phân định đúng 12
  13. CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất / sai lúc này được xem là thứ yếu, mà chủ yếu là hướng tới mục tiêu rèn luyện cách thức lập luận để tạo sức thuyết phục, điều đặc biệt cần thiết cho những người theo nghề luật. Bên cạnh việc rèn luyện khả năng thuyết trình trực tiếp trước số đông trong các giờ thảo luận, sinh viên còn được rèn luyện để thích ứng tốt với khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, thông qua các bài tập lớn nhỏ trong suốt học kỳ. Bắt đầu từ khả năng làm việc độc lập, mỗi sinh viên sẽ được giao thực hiện 1 vấn đề, và tự mình phải giải quyết vấn đề bằng cách vận dụng những kiến thức tích luỹ được qua việc tự nghiên cứu và trao đổi với giảng viên. Cùng với việc tự nghiên cứu, sinh viên còn được phân thành các nhóm để cùng thực hiện 1 vấn đề. Vấn đề này thường mang tính bao quát và 1 vài sinh viên khó có thể thực hiện mà phải có sự phối kết hợp của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình làm việc theo nhóm, các thành viên sẽ học được cách cùng nhau gánh vác trách nhiệm, phân công từng công đoạn làm việc phù hợp để phát huy được sở trường của mỗi người. Cùng với những đổi mới về cách học và cách dạy thì phương thức tính điểm cũng có sự thay đổi. Trước đây, sinh viên chỉ có 1 lần sát hạch vào cuối mỗi học kỳ để kiểm tra mức độ nhận thức về môn học. Như vậy, chỉ có 1 lần tính điểm và dễ tạo cho sinh viên tâm lý ỷ lại, đợi đến khi gần thi mới chịu học; mặt khác còn gây ra áp lực tâm lý rất lớn đối với sinh viên trước mỗi kỳ thi học kỳ. Với học chế tín chỉ, mỗi lần sinh viên được giao thực hiện vấn đề là một lần đánh giá mức độ nhận thức. Như vậy, nó đòi hỏi sinh viên phải luôn tích cực nghiên cứu nhằm đảm bảo nhận thức của mình. Bên cạnh đó, những đánh giá về điểm số đối với sinh viên khi giải quyết vấn đề trong thời gian học sẽ chiếm tỷ 13
  14. CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất trọng 50% tổng điểm kết thúc học phần / môn học; điểm thi kết thúc học kỳ chiếm 50% còn lại. Điều này sẽ giúp cho áp lực thi cử đối với sinh viên được “chia” thành những phần nhỏ vào trong các bài tập tuần, bài tập tháng, bài tập học kỳ. Hơn nữa, việc liên tục phải đảm bảo nhận thức khi làm bài tập cũng giúp sinh viên nắm chắc hơn các kiến thức và có tâm lý thoải mái hơn khi kỳ thi học kỳ đến gần. II. Cách tìm tài liệu học tập Các tài liệu phục vụ cho môn học tín chỉ được chia thành tài liệu học tập bắt buộc và tài liệu tham khảo. Sinh viên có thể xem danh sách khá đầy đủ các tài liệu này trong quyển đề cương môn học. Các tài liệu bắt buộc thì sinh viên có thể tìm thấy trong phòng đọc hoặc phòng mượn của thư viện nhà trường, đây là điều tối cần thiết đảm bảo cho việc tự nghiên cứu của sinh viên. Với các tài liệu tham khảo, việc tìm kiếm có khó khăn hơn. Nhiều tài liệu đã được xuất bản cách đây khá lâu, chỉ tồn tại trong các bản in trên giấy. Một số tài liệu loại này thì sinh viên có thể tìm được trong thư viện, còn lại là phải tìm kiếm trong các sách, báo, tạp chí tại các hiệu sách cũ. Hiện nay, xu hướng là các tài liệu đã được số hoá, dùng để đọc trên máy vi tính và các thiết bị hỗ trợ đa phương tiện (multimedia); phổ biến là tồn tại song song dưới dạng cả 2 hình thức: văn bản in trên giấy và tài liệu lưu trữ dưới dạng số hoá và được phổ biến trên mạng Internet. Các tài liệu này có thể tìm bằng cách sử dụng các công cự tìm kiếm như Google, Yahoo. 14
  15. CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất Các bạn cũng có thể tham khảo bài viết “Tìm kiếm dữ liệu nhanh với Google” tại http://sinhvienluathn.com/diendan/cau-lac-bo- tin-hoc/4626-tim-kiem-du-lieu-nhanh-vs-google.html III. Làm việc nhóm Các hoạt động của nhóm nên bắt đầu cho các thành viên làm quen, và hiểu rõ cách thức làm việc của cả nhóm. Người hướng dẫn cũng có thể bắt đầu bằng việc đưa ra các gợi ý cho thảo luận mà không cần phải áp đặt câu trả lời cho cả đội, đặc biệt với những đội gặp khó khăn khi làm việc cùng nhau. Các nhận xét nội bộ nên được giữ kín, và đó là cách tốt để đánh giá ai đang đóng góp hoặc không đóng góp. Đặt ra các mục tiêu, xem xét mức độ thường xuyên, và phương tiện để các bạn liên lạc với nhau, đánh giá công việc, quyết định và giải quyết vấn đề. Xem các nguồn lực, nhất là xem ai có khả năng hướng dẫn, kiểm tra, đưa ra lời khuyên cho nhóm kể cả khả năng phân xử nếu nhóm có mâu thuẫn. Lên lịch tổng kết, báo cáo công việc, và thảo luận tiến độ công việc cũng như trục trặc nếu có. Chia sẻ trách nhiệm, và cả nhóm nên thống nhất trách nhiệm, nguyên tắc làm việc. Điều đó bao gồm: Nghĩa vụ phải tham gia, chuẩn bị trước các buổi họp, và phải đến đúng giờ; tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến, tập trung vào giải quyết vấn đề và tránh việc chỉ trích cá nhân, có trách nhiệm chia sẻ công việc và hoàn thành công việc đúng 15
  16. CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất thời hạn. Các nhóm gặp khó khăn khi làm việc với nhau nên gặp giáo viên để trình bày hoàn cảnh của nhóm. IV. Kỹ năng thuyết trình bài tập nhóm Bước đầu tiên quan trọng là phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thuyết trình. Yêu cầu các thành viên trong nhóm nắm kỹ nội dung của bài thuyết trình. Việc nắm chắc nội dung sẽ giúp tổ chức tốt bài thuyết trình và định sẵn những câu hỏi có thể đặt ra cho nhóm. Cùng thảo luận để lựa chọn hình thức thuyết trình phù hợp (dùng power point, bảng viết,...). Nên chọn những thành viên có những tố chất tốt cho việc thuyết trình như: có giọng nói to, rõ ràng, có khả năng diễn đạt tốt, tự tin trước đám đông,... để đảm nhận công việc thuyết trình bài tập trước lớp. Cũng cần chuẩn bị để bất kỳ một thành viên nào trong nhóm trình bày vấn đề của nhóm đã thực hiện trước lớp nếu có yêu cầu của giảng viên. Trong khi thuyết trình nên chú ý đảm bảo cơ cấu bài thuyết trình trong đúng thời gian quy định (do giảng yêu cầu hoặc do phân bố thời gian giữa các nhóm), không nên kéo dài đi vào tiểu tiết gây nhàm chán cho người nghe. 16
  17. CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất KỸ NĂNG ĐỌC SÁCH, NGHE GIẢNG, GHI CHÉP Đọc sách Trước khi đọc cần tìm hiểu trước đề tài của bài đọc là gì?, quyển sách bạn đang đọc là gì?, vấn đề nào đang được nêu ra?. Tác giả đã kết luận gì về vấn đề ấy ? Những lý do được đưa ra để chứng minh cho quan điểm của tác giả?. Có 1 mẹo nhỏ cho bạn là thế này: Khi bạn học các môn tín chỉ thì mỗi môn luôn có 1 quyển đề cương. Trước khi học bài bạn hãy xem khái quát phần mình chuẩn bị học gồm có những ý gì sau đó mở phần “mục tiêu nhận thức chi tiết” trong quyển đề cương để biết được các vấn đề mình cần học trong phần học này. Điều này giúp bạn định hướng được những gì mình cần nhớ và tư duy bài học của bạn sẽ mạch lạc hơn. Nghe giảng Nghe giảng có hiệu quả thực sự chỉ khi bạn đã đọc sách trước ở nhà. Trước buổi học hãy nhớ lại những gì bạn đã đọc ngày hôm qua. Xác định xem bạn mong đợi và hy vọng mình sẽ học được điều gì từ buổi học sắp tới và khi đến lớp hãy lắng nghe những gì thầy cô nói để trả lời cho những thắc mắc mà bạn đã nghĩ tới. Có mục đích khi nghe sẽ giúp bạn ghi bài tốt hơn. Ghi chép Hãy lắng nghe một cách chủ động - nếu có thể hãy suy nghĩ trước khi bạn viết - đừng để rớt lại chậm hơn so với bài học. Đặc biệt, hãy biết cách sử dụng các dấu câu, viết tắt, lề,… Hãy chia trang giấy của bạn làm 2 phần: một phần để ghi chép trên lớp còn 1 phần để bạn bổ sung những gì bạn thấy cần thiết hay những câu hỏi trong quá trình học. Lắng nghe những điểm quan trọng, cách chuyển từ điểm này sang điểm khác,… Nhiều giáo viên cố gắng trình bày một vài điểm chính và một vài điểm phụ trong bài giảng. Phần còn lại là giảng giải tài liệu và phân tích. Hãy cố gắng nhận ra những điểm cốt yếu và không để bị rối trong một ma trận các điểm nhỏ nhặt không liên quan gì đến nhau. Tập trung lắng nghe bạn sẽ thấy được mối quan hệ giữa các ý. Hãy chú ý những điểm mà giáo viên cho là quan trọng. 17
  18.  CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất TRÒ CHUYỆN CÙNG 2 THỦ KHOA ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Sinh viên K33 đã nhập trường với rất nhiều niềm vui, sự háo hức của tân sinh viên, cũng như nhiều băn khoăn, bỡ ngỡ cần được chia sẻ. Làm thế nào để định hướng học tập cho các tân sinh viên luôn là điều được nhiều người quan tâm. Nhân dịp năm học mới, nhóm phóng viên Nội san Luật Gia Trẻ đã có buổi trò chuyện thân mật với anh Nguyễn Hùng Cường và chị Trần Thu Hòa ngay tại trường Đại học Luật Hà Nội. Sau đây xin được trích một phần nội dung buổi trò chuyện, hi vọng phần trích này sẽ giúp ích một phần nào cho các bạn K33 trong việc định hướng khi vào trường. Nguyễn Hùng Cường Cựu sinh viên lớp QT28A Thủ khoa K28 - ĐH Luật Hà Nội Chủ nhiệm CLB Luật Gia Trẻ nhiệm kỳ 2005 – 2006 Hiện đang giảng dạy và công tác tại Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội. Trần Thu Hòa Cựu sinh viên lớp KT29A Thủ khoa tuyển sinh đầu vào K29 Thủ khoa K29 – ĐH Luật Hà Nội Chủ nhiệm CLB Luật Gia Trẻ nhiệm kỳ 2006 - 2007 Hiện đang công tác tại Bộ Tư pháp. 18
  19.  CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất PV: Em chào anh chị, rất vui được gặp lại cả hai anh chị tại trường Luật. PV: Điều gì đã khiến anh chị muốn thi vào trường Luật? Chị Hòa: Nói chung là có rất nhiều lí do em ạ. Thứ nhất, chị muốn học luật và thấy ngành luật có gì đó rất gần gũi với mình. Hồi nhỏ chị thích xem phim và rất ấn tượng với các nữ luật sư trong phim, họ mạnh mẽ thông minh và sắc sảo, chị mong ước rằng sau này sẽ trở thành một người như vậy. Và thứ hai là trong các trường đào tạo luật thì trường mình là trường đầu ngành nên chị đã chọn trường mình để thi. Anh Cường: Còn với anh thì, đây là ước mơ của anh từ nhỏ, bố mẹ anh trước đây và hiện giờ đều là giảng viên luật, tinh thần luật đã ngấm vào anh từ đó. Hồi nhỏ ước mơ của anh là sau này sẽ làm trong lĩnh vực pháp luật, còn cụ thể là làm gì thì lúc đó anh chưa biết chắc, chỉ biết rằng anh đã thi vào trường luật và học luật với cả một niềm đam mê. PV: Hồi mới vào trường, điều gì làm cho anh chị cảm thấy bỡ ngỡ nhất? Chị Hòa: Thật ra thì cũng không có gì là bỡ ngỡ cả, vì khi đó chị thấy các bạn khác cũng… chưa biết gì như mình (cười) và chị nghĩ rằng các bạn k33, các bạn tân sinh viên cũng không nên cảm thấy mất tự tin vì mình còn chưa quen với môi trường mới. PV: Cả hai anh chị đều là thủ khoa với số điểm rất ấn tượng, anh chị có thể chia sẻ một chút bí quyết với các độc giả của Nội san và nhất là với các bạn sinh viên K33 không? Điều gì đã giúp anh chị có được thành tích học tập tốt như vậy? Chị Hòa: Thật ra thì có rất nhiều người có khả năng suy nghĩ và học tập tốt. Chị cũng không có gì gọi là bí quyết cả, nhưng nếu nói về một công thức hay là phương pháp chung để có thể thành công thì theo chị đó là việc bỏ công sức và đầu tư cho những gì mình yêu thích. Anh Cường: Theo anh, bí quyết để học tốt, để thành công trong bất cứ lĩnh vực gì thì cũng luôn là sự say mê. Học luật, học bất cứ ngành nào, hay làm bất cứ việc gì cũng vậy, muốn thành công đều phải có sự say mê và quyết tâm. Tất nhiên sự say mê là chưa đủ mà cần thêm rất nhiều yếu tố khác như phương pháp học tập, kế hoạch học tập, các định hướng cho mình… nhưng say mê vẫn là quan trọng nhất. Sự say mê biểu hiện ở tinh thần vượt qua mọi khó khăn để đạt tới mục 19
  20.  CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất tiêu, sự say mê biểu hiện ở việc đặt ra những định hướng cho mình, những mục đích cho mình, và cố gắng vượt qua những trở ngại để thành công. Muốn thành công thì các sinh viên ngay từ năm thứ nhất nên đặt ra mục tiêu cho mình, nếu bạn muốn trở thành một sinh viên giỏi thì bạn cần phải học tập và cố gắng như thế nào, nếu bạn chỉ muốn là một sinh viên khá, trung bình khá hay là trung bình thì bạn chỉ cần học tập như thế nào. Việc đặt ra được mục tiêu và quyết tâm cố gắng thực hiện mục tiêu này cũng là biểu hiện của sự say mê đấy, phải có sự say mê thì mới có thể giữ vững tinh thần để thực hiện được những mục tiêu này. Và nói thật là sự say mê này đôi khi cũng là một sự hi sinh đấy: hi sinh những thú vui bình thường, hi sinh những thú vui có sức cám dỗ rất lớn, hi sinh để có thể đạt được mục tiêu đã đặt ra. Nếu như không có sự say mê và hi sinh thì khó mà vượt qua được. PV: Vâng, say mê hay yêu thích, theo em hiểu thì có thể nói rằng đó là những bí quyết thành công của anh và chị. Tuy nhiên như anh Cường nói thì sự say mê là chưa đủ mà cần phải có nhiều yếu tố khác, và phương pháp học tập là một trong những yếu tố quan trọng, anh chị có thể chia sẻ phương pháp học tập của mình với các bạn K33 được không? Anh Cường: Phương pháp học tập của anh rất đơn giản, nó bao gồm phương pháp lập kế hoạch học tập, phương pháp học ở lớp, phương pháp học ở nhà kèm theo đó là nhiều kĩ năng học tập, nghiên cứu. Đầu tiên là phải đặt ra một kế hoạch học tập, không chỉ trong kì, trong tháng mà còn là trong tuần. Nên phân ra một kế hoạch chi tiết rồi nghiêm túc và quyết tâm thực hiện kế hoạch với một tinh thần thép. Tất nhiên là các em nên phân ra một kế hoạch cụ thể và thực hiện nó, nhưng không có nghĩa là sẽ thực hiện nó một cách cứng nhắc. Cần chú ý là các em nên đi học tất cả các giờ trên lớp. Sinh viên có một tình trạng là không thích môn nào thì nghỉ học môn đó, điều này là không nên, anh nói là với những bạn sinh viên mà chỉ đặt mục tiêu là trở thành sinh viên khá hay trung bình khá… thì có thể điều này còn không ảnh hưởng nhiều, nhưng với một sinh viên mà đặt mục tiêu phấn đấu là sinh viên giỏi thì điều này tuyệt đối không nên, vì bất cứ giờ học nào dù chán đến đâu, dù các em có cảm nhận rằng thầy giáo này giảng có chán đến đâu thì trong giờ giảng đó cũng có những câu nói, một đoạn, hay ít nhất là một từ nào đó có giá trị. Nó có thể gợi mở cho các em để suy nghĩ tìm tòi về một điều gì đó, và có khi nó sẽ là vô giá nếu như nó giúp định hướng để các em giải quyết một vấn đề nào 20
nguon tai.lieu . vn