Xem mẫu

  1. Cẩm nang chăm sóc da dầu Da dầu có đặc điểm bóng loáng, dày và thường bị sạm đen. Da dầu thường thôn sần, kém mịn màng, lỗ chân lông to và hay bị nổi mụn, đặc biệt là mụn đầu đen. Đối với da dầu, các tuyến dầu hoạt động mạnh và vì vậy lượng dầu được tiết ra nhiều hơn mức cần thiết, điều này làm cho bề mặt da thường xuyên bị bóng nhờn, lỗ chân nở lộng và da kém mịn màng.
  2. Nguyên nhân gây ra da dầu: Da dầu có thể là kết quả của một số nguyên nhân sau: di truyền, dinh dưỡng, mức độ hoạt động của nội tiết tố, thai kỳ, thoát tránh thai, dùng sai mỹ phẩm, không khí nóng ẩm. Đối với nguyên nhân do mức độ thay đổi của nồng độ nội tiết tố thì da dầu thường bắt gặp ở những bạn đang ở độ tuổi dậy thì, tuy nhiên. Da dầu có thể gây rắc rối cho bất kỳ độ tuổi nào. Nhìn chung, khi độ tuổi càng tăng thì mức độ bóng nhờn của làn da sẽ càng giảm xuống. Lượng bã nhờn liên tục tăng trong suốt thời kỳ tuổi dậy thì và sau đó sẽ giảm dần khi độ tuổi của chúng ta ngày càng tăng. Trong suốt thời gian mang thai và thời kỳ mãn kinh, sự mất cân bằng hormone cũng làm thay đổi mức cân bằng trong việc điều tiết dầu và làm các tuyến dầu hoạt động mạnh hơn. Nhiều người thường quan niệm rằng: da dầu chỉ thật sự là da dầu ở một số vùng trên gương mặt, những điểm còn lại thường khô, đây chính là đặc điểm của da hỗn hợp. Chăm sóc da dầu: Điều tuyệt vời nhất mà bạn có thể hài lòng với da dầu là da dầu bị lão hóa chậm hơn tất cả các loại da còn lại. Da dầu cần một chế độ làm sạch đặc biệt, bạn có thể dùng nước ấm và sữa rửa mặt có khả năng làm sạch cao để tránh cho lỗ chân lông bị bín kít. Tuy nhiên bạn không nên chọn những loại sữa rửa mặt có tính tẩy mạnh, nó sẽ lấy đi toàn bộ lớp dầu trên bề mặt da và làm da kém mịn màng. Hơn nữa, sữa rửa mặt có tính tẩy mạnh sẽ làm các
  3. tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, làm da tiết nhiều dầu hơn so với bình thường. Tránh bôi những loại kem làm cho da có cảm giác khô căng và mất nước, nó sẽ làm lớp thượng bì trên bề mặt da nhanh bị trùng và lão hóa nhanh hơn. Hơn nữa, những loại ke đó có thể làm ngăn việc tiết dầu ra ngoài bề mặt da, kết quả là dầu bị ứ lại trong lỗ chân lông và làm da nổi mụn. Để làm sạch da dầu, bạn nên chọn loại sữa rửa mặt gốc dầu để chúng có thể hòa tan lớp dầu trên bề mặt da và lấy đi một cách dễ dàng. Chọn kem dưỡng ẩm không chứa dầu để giúp bề mặt da không bị bóng nhờn. Nhớ vệ sinh cho da dầu là điều tốt quan trọng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên rửa mặt 2-3 lần mỗi ngày. Lạm dụng việc rửa mặt sẽ thúc đẩy các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Hãy thật cẩn thận khi chọn sữa rửa mặt cho da dầu, tránh loại sữa rửa măt dạng kem (cream), tránh dùng xà bông hoặc sữa mặt có tính tẩy mạnh. Bạn nên dùng xà bông tự nhiên không chứa thành phần nhân tạo để làm sạch da dầu. Bạn cũng có thể dùng lotion có tính kháng khuẩn để tăng cường hiệu quả làm sạch cho da, hoặc chọn loại xà bông có tính dược kết hợp với nước khoáng để rửa mặt. Tuyệt đối không bao giờ chọn sữa rửa mặt hoặc lotion có chứa cồn. Sau khi rửa mặt, hãy thoa một lớp kem không chứa dầu để dưỡng ẩm và chăm sóc cho da dầu tốt hơn. Bạn có thể dùng nước ấm để rửa mặt. Nhiệt độ cao của nước ấm sẽ giúp hòa tan dầu trên bề mặt da tốt hơn là dùng nước mát hoặc nước lạnh.
  4. Nếu vấn đề da dầu của bạn quá trầm trọng, bạn có thể tăng cường độ rửa mặt lên 3-4 lần và giảm bớt lượng dùng kem dưỡng ẩm (đối với bạn gái dưới 30 tuổi). Lưu ý: đối với những vùng da quanh mắt, miệng, da vùng cổ cũng được chăm sóc tương tự như da mặt, nhiều kem dưỡng ẩm hơn vào ban đêm và một lớp kem dưỡng ẩm mỏng khi dưỡng da vào ban ngày. Khi làm sạch da dầu, bạn nên thực hiện động tác massage nhẹ nhàng với đầu ngón tay từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài. Lưu ý khi rửa mặt với xà bông: bạn không nên xát xà bông trực tiếp lên da vì nó có thể làm bít lỗ chân lông. Nếu da bị bám quá nhiều bụi bẩn, bạn nên chú ý đến việc làm sạch sâu lỗ chân lông bằng việc tẩy tế bào chết vào buổi tối, sau đó dưỡng da với kem dưỡng ẩm đề làn da được mịn màng, mềm mượt. Để làm sạch sâu cho da dầu, bạn có thể đắp mặt nạ bùn. Nếu da bạn nhạy cảm, bạn có thể thay thế bằng mặt nạ đất sét trắng hoặc hồng. Bạn nên chọn kem dưỡng da ban đêm có tính kháng viêm nhẹ đều đặn mỗi ngày, và chăm sóc da với mặt nạ để làm tinh khiết da khoảng 2 lần mỗi tuần. Đối với da dầu, trước khi trang điểm, bạn nên dùng kem dưỡng da có tính khác viêm chứa các thành phần hoạt chất làm ức chế mức độ hoạt động của tuyến bã nhờn. Nên chọn kem có chứa thành phần “benzyl peroxide”. Các liệu pháp chăm sóc cho da dầu từ thiên nhiên: Trước khi tắm khoảng 30 phút, bạn nên trộn ½ muỗng nước cốt chanh với ½ nước cốt dưa leo và thoe đều lên da mặt.
  5. Nếu da có quá nhiều dầu, bạn có thể nhỏ thêm vào hỗn hợp trên một vài giọt nước hoa loại eau de cologne. Công thức chăm sóc da này không chỉ giúp da kiểm soát bớt lượng dầu mà còn làm sạch lỗ chân lông, làm se lỗ chân lông và hạn chế mụn. Để hạn chế ảnh hưởng xấu của việc trang điểm do việc tiết quá dầu gây ra, bạn có thể thoa một lớp nước cốt dưa leo lên da mặt trước khi trang điểm, nó sẽ giúp lấy đi lượng dầu thừa trên bề mặt da mà không hề làm khô da. Đợi lớp nước cốt này khô rồi đánh phấn trang điểm như bình thường. Nếu da không bám phấn đều, bạn có thể thoa hỗn hợp nước cốt chanh và nước ép cây phỉ (lượng bằng nhau) lên da trước khi đánh phấn. Để làm sạch hoàn toàn lượng dầu tiết ra trên bề mặt da, bạn nên đắp mặt nạ bùn cho da. Trộn 1 muỗng đất sét xanh với 1 muỗng mật ong nguyên chất, thoa hỗn hợp lên mặt, tránh vùng mắt, để khoảng 15 rồi rửa sạch với nước mắt. Bạn có thể thực hiện công thức chăm sóc này 3 lần mỗi tuần. Chế độ dinh dưỡng cho da dầu: Nên thiết kế chế độ dinh dưỡng giàu protein, hạn chế đường, muối và chất lỏng. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Bổ sung cho cơ thể đầy đủ lượng vitamin, sắt và các yếu tố vi chất khác. Thiếu vitamin B2 cũng là nguyên nhân làm da tiết ra nhiều dầu hơn. Bia dinh dưỡng, bột mỳ và các loại thực phẩm nội tạng khác rất giàu
  6. vitamin B2 và B5. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy vitamin B2 trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại đỗ, đậu phộng… Kiều mạch, đậu đen và gạo chính là nguồn cung cấp sắt và làm làn da tươi trẻ trở lại. Uống nhiều nước để làn da luôn được ẩm mượt và không bị ứ đọng độc tố. Giảm bớt chất béo trong khẩu phần ăn. Tránh ăn thịt lợn muối, các món chiên, nước. Không nên ăn mỡ động vật hoặc dầu thực vật đã qua chiên xào. Hạn chế bớt lượng dầu ăn khi chế biến thực phẩm. Nên ăn dầu ăn nguyên chất hơn là dầu ăn đã qua chế biến. Nên thưởng thức các món salad được trộn với dầu oliu hoặc dầu hướng dương. Tinh dầu cho da dầu: Bạn có thể chăm sóc da dầu với một số loại tinh dầu sau: bergamot, gỗ tuyết tùng, cây bách, hương trầm, phong lữ, cây bách xù, oải hương, chanh, xô thơm. Chăm sóc da dầu với thảo dược: Một số loại thảo mộc rất thích hợp cho việc chăm sóc da dầu, như: Lô hội: giúp làm lành nhanh chống các vùng da bị tổn thương do mụn để lại. Rễ cây ngưa bàng, hoa cúc, cỏ đuôi ngựa, xạ hương: có tác dụng nuôi dưỡng làn da Oải hương: đặc biệt tốt cho da dầu, giúp làm ẩm da và làm da mịn màng.
  7. Hoa anh thảo cũng là thành phần lý tưởng chăm sóc cho da dầu. Hoa anh thảo có chứa axit gamma-linolenic, axit béo thiết yếu làm tăng cường độ chắc khỏe của tế bào biểu bì đồng thời tăng ẩm cho làn da. Ngoài ra, cỏ chanh, cam thảo, nụ hoa hồng cũng được dùng để chăm sóc da dầu. Đều đặn 2-3 lần mỗi tuần, bạn nên hòa 2-4 muỗng bột thảo mộc khô vào ½ lít nước và xông hơi cho da mặt trong khoảng 15 phút. Sau 15 phút, dùng tay vỗ nước lạnh lên da rồi vỗ nhẹ mặt đến ráo nước, hoặc thấm khô da mặt bằng khăn bông mềm. Bạn có thể để lại hỗn hợp nước thảo mộc vừa xông hơi trên để làm nước hoa hồng dưỡng da sau khi rửa mặt. Lưu ý chung khi chăm sóc da dầu: Không hút thuốc. Thuốc là làm lỗ chân lông nở rộng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân. Bạn có thể thoa dấm táo lên da để loại bỏ dầu đồng thời nuôi dưỡng da. Nên thực hiện các động tác massage thường xuyên để thúc đẩy tuần hoàn, trao đổi chất là tăng cường độ tươi trẻ của làn da, Ngủ đủ giấc để giúp cho làn da được tái tạo tốt hơn. Tận dụng các bài tập thể dục để tăng cường độ chắc khỏe và lượng máu lưu thông. Luyện tập thường xuyên cũng sẽ giúp nuôi dưỡng và làm sạch da ngay từ bên trong.
nguon tai.lieu . vn