Xem mẫu

Cái Bang Thập Ác VietKiem.Com Nguyên tác: Lương Vũ Sinh 64 VN thư quán Hồi 4 Oan nghiệt như núi chồng lên mãi Thù hận tựa sông chẳng chảy lui Vầng trăng treo lơ lửng giữa không gian như một cái đĩa dát bạc sáng rực tạo một vẻ hoang vu có pha một chút lạnh lùng rợn người. Phàn Nhất Chi đã vượt quá một cánh rừng chập chùng những loại cây trăm tuổi đến lưng chừng ngọn núi Ma Thiên Lĩnh như lời ước hẹn bí ẩn của Tư Không Thiên. Lúc mới nghe câu nói của y chàng còn hơi kinh ngạc nhưng chỉ một thoáng sau chàng đã đoán ra có lẽ Tổ Di Khánh là sư điệt của Tư Không Thiên đã gặp nhau và muốn đòi lại chiếc quạt có chép bài Cái Bang Di Công của môn phái y. Ðối với chàng, điều này hoàn toàn hợp lý vì chàng không phải là người của Cái Bang, theo quy củ giang hồ, chàng không có quyền chiếm đoạt Cái Bang Di Công nếu không có sự đồng ý truyền thụ của chưởng môn nhân. Vả chăng, dù chàng không cố ý nhưng chàng đã giữ chiếc quạt này gần một tuần lễ, yếu quyết Cái Bang Di Công đã in sâu vào trong ký ức chàng thì việc trả lại quạt bồ phiến cũng chẳng có hại gì cho chàng. Tuy Phàn Nhất Chi trưởng thành trong một gia đình võ biền, thân phụ chàng làm nghề bảo tiêu suốt ngày chỉ ham mê luyện tập võ nghệ nhưng trái ngược với thân phụ, chàng lại say sưa đèn sách từ lúc nhỏ, đã đọc qua tứ thư ngũ kinh và bách gia chư tử nên chàng rất trọng đạo đức, thêm nữa chàng bẩm sinh là người thuần phác đôn hậu, chưa hề trộm cắp của ai bất cứ vật nhỏ nào nên chàng vẫn vui vẻ trả chiếc quạt cho Tổ Di Khánh, huống gì Tư Không Thiên là người chàng cảm mến từ lúc gặp lần đầu. Cái Bang thiếu chủ Tư Không Thiên vì chàng mà bị nhốt chung dưới Vô Ảnh La, lẽ nào chàng lại có thể manh tâm chiếm đoạt Cái Bang Di Công của người ta được? Ngọn Ma Thiên Lĩnh có lẽ là ngọn núi hoang dã nhất Trung Nguyên. Thấp thoáng xa xa có ánh lửa bập bùng nhỏ sau bụi cây rậm. Chắc đó là nơi Tư Không Thiên ước hẹn với chàng, chàng cố vận hết sức bình sinh phi hành về hướng đó. Thì ra không phải Tư Không Thiên mà chỉ có một mình Ðinh Chu Diệp ngồi co ro giữa một bãi đất trống trải trước một ngọn lửa lớn do nàng luôn tay ném cành khô vào. Gương mặt Ðinh Chu Diệp tư lự thấp thoáng bên cạnh đống lửa sáng tạo thành một vẻ đẹp khá man dại vì nàng chỉ mặc một bộ y phục trắng toát và khá mỏng manh. Cái Bang Thập Ác VietKiem.Com Nguyên tác: Lương Vũ Sinh 65 VN thư quán Sợ thất lễ với Tư Không Thiên vì cảnh nam nữ gặp nhau nơi hoang vắng thế này, Phàn Nhất Chi đằng hắng một tiếng nhẹ. Ðinh Chu Diệp cất tiếng hỏi liền: – Phải chăng là Phàn công tử đến đó không? Chàng đáp: – Chính tại hạ, hỏi phu quân của cô nương tới chưa? Ðinh Chu Diệp ngửa cái cổ cao trắng ngần cười lúng liếng: – Phu quân nào? Công tử biết tôi làm gì có phu quân? Ánh mắt nàng có chiều lả lơi khiến Phàn Nhất Chi càng cẩn trọng lời nói: – Xin cô nương đừng đùa giỡn tại hạ. Thế phải chăng Tư Không Thiên thiếu gia là phu quân của cô nương ư? Ðinh Chu Diệp vẫn liếc xéo chàng: – Ai bảo công tử Tư Không Thiên là phu quân của ta? Công tử muốn xem dấu Thủ Cung Sa của ta không? Nàng định trật vai áo xuống cho chàng xem dấu ấn Thủ Cung Sa để chứng tỏ mình vẫn còn trinh nữ nhưng chàng sợ hãi xua tay: – Không cần, tại hạ đâu dám tra xét cô nương. Ấy là vì đêm hôm qua gặp ở Ðơn Hành quán, cô nương đã gọi Tư Không Thiên là phu quân... Ðinh Chu Diệp cắt ngang: – Công tử nghe lầm rồi. Chỉ có Tư Không Thiên tự ý gọi ta là “phu nhân” thôi chứ đời nào ta gọi ai là phu quân bao giờ? Có lẽ chàng nhớ lầm thật cũng nên, nhưng đêm nay chàng lặn lội lên đây đâu phải vì việc Ðinh Chu Diệp gọi ai là phu quân hay không phu quân. Chàng đổi hướng câu chuyện: – Xin hỏi Tư Không Thiên đã đến đây chưa? Ðinh Chu Diệp dịu giọng: – Phải cho công tử hỏi vậy ngay từ đầu thì hay quá. Công tử có đọc thi thư, chắc phải biết đức Khổng Phu Tử rất quan trọng chuyện “chính danh”. Xin trả lời: Tư Không Thiên không đến đây hôm nay. Phàn Nhất Chi giật mình: – Cô nương... thế này... thế này là sao... Hôm qua... chính Tư Không Thiên ước hẹn với tại hạ ở đây đêm nay. Ðinh Chu Diệp nhún vai: Cái Bang Thập Ác VietKiem.Com Nguyên tác: Lương Vũ Sinh 66 VN thư quán – Không hiểu việc ước hẹn với công tử ra sao, nhưng sáng nay Tư Không Thiên và Tổ Di Khánh đã đuổi theo tên Mậu Quán Tinh ra Trường Viễn đảo rồi. Cái tên Mậu Quán Tinh? Có liên quan gì đến họ Mậu ở Yên Kinh không? – Họ Mậu này vốn không ở Yên Kinh nhưng ta có nghe Tư Không Thiên và Tổ Di Khánh nói chuyện hơn năm trước y tổ chức đốt trại Tam Dương tiêu cục sau khi xúi giục con gái là Mậu Quán Hoa cướp Càn Khôn Yếu Quyết trốn ra đảo Trường Viễn. Chàng chấn động vì hai tên “Mậu Quán Tinh” và “Mậu Quán Hoa.” Chắc chắn hai tên này có quan hệ đến họ Mậu mà Tổ Di Khánh trước khi giả chết đã viết lên chiếc quạt bồ phiến Cái Bang Di Công của y. Tại sao y lãi phải giả chết để trốn ra Trường Viễn đảo? Ðiều này nếu không gặp y thì không ai có thể giải đáp cho chàng được. Chàng hỏi tiếp: – Cớ sao cô nương không theo Tư Không Thiên ra Trường Viên đảo? Ðinh chu Diệp mỉm cười: – Vì ta có ý đợi công tử. Ta biết công tử cũng muốn ra Trường Viễn đảo lắm phải không? Người nữ nhân này có cố tật ăn nói rất trắng trợn thẳng thắn. Ðối với loại người này không gì hơn là cứ thành thật, chàng đáp: – Vâng, tại hạ rất muốn gặp Cái Bang thiếu chủ Tổ Di Khánh. Ðinh Chu Diệp vui vẻ: – Thế thì chúng ta cùng đến Trường Viễn đảo nhé! Phàn Nhất Chi từ chối: – Xin cô nương chỉ đường giúp tại hạ là được rồi. Tại hạ có thể đi một mình được. Ðinh Chu Diệp bật cười: – Công tử sợ đi cùng ta ư? Hay công tử vẫn học câu: “Nam nữ thụ thụ...“ Chàng cắt lời: – Ta ra Tường Viễn đảo là việc riêng, đâu dám phiền tới cô nương. – Sao gọi là phiền? Ta cũng có ước hẹn với Tư Không Thiên ở đó. Thôi công tử hãy về thu xếp hành lý, ngày mai ta lên đường. – Tại hạ đâu có hàng lý gì mà cần thu xếp? Nhưng... nhưng... – Công tử muốn nói đến bọn huynh đệ Lưỡng Long Thần Châu chứ gì? Hoặc công tử muốn từ giã họ? – Cũng không! Tại hạ với Lưỡng Long Thần Châu bèo nước tương phùng, muốn ở thì ở, muốn đi thì đi, đâu có giao ước gì mà phải từ giả? Ðinh Chu Diệp hơi cười mỉm, dưới ánh nắng đang tắt dần dường như mặt nàng có hơi ửng đỏ: Cái Bang Thập Ác VietKiem.Com Nguyên tác: Lương Vũ Sinh 67 VN thư quán – Thế thì đêm nay chúng ta thức trắng ở đây cũng được, phải không Phàn công tử? Sông Dương Tử nước chảy xiết. Cả hai đi bộ trên ba dặm mới gặp một bến đò vắng người qua lại. Ðinh Chu Diệp dặn dò Phàn Nhất Chi: – Công tử là người lạ ở vùng này, tôi sợ rằng có chuyện bất thường đang đợi chúng ta đây. Công tử hãy tế tâm. – Vâng, cảm tạ nương tử, hy vọng ta không làm gì thất thố. Cả hai vừa đối đáp vừa bước xuống bến đò trơn trượt. Mũi đò cũng vừa đâm sát vào bờ. Ðinh Chu Diệp khẽ nhún vai đã đứng ở giữa lòng đò và tiếp theo nàng là Phàn Nhất Chi nhanh nhẹn nhảy xuống. Con đò đẩy ra giữa giòng. Ngoài Phàn Nhất Chi, Ðinh Chu Diệp và tên lái đò ngồi lặng lẽ ở mũi đó, không có một người khách nào nữa. Tên lái đò cầm một cái sào dài bỗng cắm đò giữa dòng nhìn thẳng vào mặt Phàn Nhất Chi: – Vạn Kiếp Sư Tô Tử vương ra lệnh cho các hạ để bồ phiến quạt Cái Bang Di Công lại đây nếu muốn an toàn vào bờ. Hắn cầm chèo thuyền tấn công Phàn Nhất Chi liền. Cặp chèo đánh chéo qua lại vun vút như cặp côn đẩy chàng vào sát mạn đò. Tên lái đò không ngờ thân pháp của Phàn Nhất Chi lại lanh lẹ khác thường đến vậy, chàng chỉ lắc lư qua lại theo yếu quyết Cái Bang Di Công mà đã tránh hết các đường tấn công bất ngờ của hắn. Ðinh Chu Diệp thấy Phàn Nhất Chi bị tấn công liền tuốt kiếm chém tên lái đò: – Huynh đệ ta không đụng gì đến cái gọi là “Tô Tử vương” sao ngươi lại tấn công Phàn công tử? Tên lái đò biến chiêu, chèo bên tả quay sang đối phó với Ðinh Chu Diệp đồng thời trả lời: – Tô Tử vương đang chờ sẵn bên kia sông. Công tử khôn hồn nên trao quạt bồ phiến cho ta sẽ an toàn lên đường ngay. Phàn Nhất Chi hỏi: – Tô Tử vương có liên quan gì đến quạt bồ phiến? Tên lái đò cười lớn: – Tô Tử vương có cần gì đến chuyện ấy. Hãy cứ dể quạt bồ phiến lại đây cho ta! Chèo hữu trong tay hắn không hề chậm dù hắn đang đối đáp với đối phương. Cái Bang Thập Ác VietKiem.Com Nguyên tác: Lương Vũ Sinh 68 VN thư quán Một mình hắn ung dung chống lại Phàn Nhất Chi và Ðinh Chu Diệp mà xem ra hắn không hề nao núng đủ thấy công lực thâm hậu của hắn. Ðột nhiên từ cuối dòng nước có một chiếc thuyền chèo lại như bay. Gã lái đò cười lớn: – Tả sứ Thạch Kiếm đến rồi! Nhị vị hãy bỏ quạt lại đây thôi. Chiếc thuyền thoáng chốc đã cặp sát đò ngang. Một bóng người bay vút lên rồi hạ xuống bên cạnh gã lái đò: – Hữu sứ Kim huynh! Vương tử truyền hãy thanh toán gấp tên công tử này. Trên tay há tã sứ Thạch Kiếm cầm một lưỡi kiếm ngắn trông giống như hình một câu liêm, đòn hắn đánh tới rồi móc ngược những vòng tròn nhỏ. Ðiều mà Phàn Nhất Chi lấy làm lạ là tên được gọi là hữu sứ Kim huynh từ nãy giờ không hề đứng lên, hắn cứ ngồi lì một chỗ nhưng chiêu pháp của hắn không phải là ít lợi hại. Hai cái chèo trong tay hắn càng đánh càng phát huy kình lực bây giờ lại thêm tên tả sứ Thạch Kiếm thì thật là nguy khốn. Phàn Nhất Chi và Ðinh Chu Diệp cơ hồ đã ở vào thế tiến không được mà thoái không xong vì bây giờ đò đã ra giữa dòng, nếu không muốn giao đấu nữa cũng không biết chạy về hướng nào. Ðột nhiên tả sứ Thạch Kiếm trợn trừng mắt nhìn về ở cuối dòng, ở đó vừa có tiếng khua nước xuất hiện. Một chiếc thuyền tròn như chiếc thúng lướt tới bên trên chỉ có một người độc nhất mà lại là một nữ tử. Chiếc thuyền thúng tiến vun vút lại gần mau như một mũi tên. Bây giờ Phàn Nhất Chi mới nhìn rõ mặt, nữ tử rất trẻ, chỉ độ mười bảy, mười tám tuổi thôi. Nhìn thấy mặt người nữ tử trẻ tuổi ấy, tả sứ Thạch Kiếm có vẻ hoảng hốt: – Tiểu chủ nhân Tuệ Chân sao lại xuất hiện vào giờ này? Chiếc thúng vừa lướt tới. Nữ tử đứng thẳng trên thúng lườm ngó tả hữu sứ rồi hắng giọng: – Ban ngày ban mặt mà làm trò ăn cướp trên dòng sông của ta sao? Nữ tử vung tay ra, liên tiếp những tiếng “veo, veo” xé gió bay tới, tả sứ Thạch Kiếm và tên lái đò hữu sứ đều khoa vũ khí lên dở. Một loạt phi tiêu rơi lõm bõm xuống mặt nước. Tuệ Chân sa sầm nét mặt: – Chư vị lộng hành trên mặt nước không có phép của ta, nay lại dám cưỡng hình phạt, không sợ uy danh của phụ thân ta sao? Tả Sứ Thạch Kiếm đáp: – Tiểu cô nương! Ðây là tội nhân của Tô Tử vương, xin cho chúng ta tự lo việc nhà Tuệ chân ném cái nhìn sắc như dao sang Phàn Nhất Chi rồi bĩu môi: – Tiểu tử này mà là tội nhân của Tô Tử vương? ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn