Xem mẫu

  1. CÁCH VIẾT MỞ BÀI MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VÀ TUYỂN TẬP NHỮNG MỞ BÀI THAM KHẢO I/ Cách viết phần mở bài: 1. Mục đích : Mục đích của phần mở bài là nhằm giới thiệu vấn đề mà mình sẽ viết, sẽ trao đổi, bàn bạc trong bài. Vì thế, khi viết Mở bài thưc chất là trả lời câu hỏi : Anh (chị ) định viết, định bàn bạc vấn đề gì ? Các cách mở bài dễ viết nhất : a. Mở bài trực tiếp : Tức là trả lời thẳng vào việc đó. Ví dụ : Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Mở bài trực tiếp : Nói đến Chính Hữu không thể khong nói đến bài thơ “Đồng chí”.Bài thơ như một điểm sáng trong tập “Đầu súng trăng treo”- tập thơ viết về đề tài người lính của ông. b. Mở bài gián tiếp: Tức là dẫn ra một ý khác có liên quan gần gũi, sau đó, nêu vấn đề sẽ bàn trong bài. Để bài viết có không khí tự nhiên và có chất văn, người ta thường mở bài theo kiểu gián tiếp. Có nhiều cách mở bài gián tiếp này nhưng tựu trung có 4 cách cơ bản: Cách 1: Diễn dịch (suy diễn ) Cách 2: Quy nạp Cách 3: Tương liên (tương đồng )
  2. Cách 4: Tương phản (đối lập ) Dù viết mở bài gián tiếp theo cách nào thì trong đó cũng cần làm rõ 3 vấn đề: * Nêu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, xuất xứ. * Nêu vấn đề (dựa vào gợi ý ở đề bài ) * Nêu cảm nhận của mình về vấn đề. 3. Một số vấn đề cần tránh : - Tránh dẫn dắt vòng vo quá xa mãi mới gắn được vào việc nêu vấn đề. - Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu. - Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết, có gì nói hết luôn rồi thân bài lại lặp lại những điều đã nói ở phần Mở bài. 4. Một mở bài hay cần phải : - Ngắn gọn: Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn đề một câu. - Đầy đủ: (đủ 3 vấn đề ) - Độc đáo : gây được sự chú ý của người đọc. - Tự nhiên :Giản dị, tự nhiên, tránh vụng vềgượng ép tránh gây cho người đọc khó chịu bởi sự giả tạo. II. Một số Mở bài tham khảo :
  3. Đề :Cảm nhận về bức tranh xuân trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực…thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm nghệ thuật như thế, đặc biệt là đoạn thơ viết về Cảnh ngày xuân – một mùa xuân mới mẻ, tinh khôi và giàu sức sống. Đề : Cảm nhận về người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Có những tác phẩm đọc xong, gấp sách lại là ta quên ngay, cho đến lúc xem lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những cuốn sách như dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng chạm khắc trong tâm khảm.“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một tác phẩm như thế. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã xây dựng một tượng đài bằng thơ về người chiến sĩ hồn nhiên, ngang tàng và ngạo nghễ thời đại chống Mĩ. Đề : Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm Nỗi nhớ thương không biết đã tan chưa? (Mai sau) Trước cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận thường u sầu ảo não. Nhưng
  4. từ khi cách mạng tháng Tám thành công đã tiếp thêm cho thơ ông một luồng sinh khí mới, những trang thơ dạt dào niềm vui khi viết về cuộc sống mới, con người mới. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là một tác phẩm mang cảm xúc như thế. Nó đã ghi lại hành trình đẹp đẽ của đoàn thuyền: ra khơi lúc hoàng hôn, đánh cá lúc trăng lên và trở về lúc bình minh. Nhưng có lẽ khung cảnh đẹp đẽ và hùng vĩ nhất là lúc đoàn thuyền ra khơi được thể hiện rõ trong khổ thơ đầu. Đề : Phân tích nhân vật Chí Phèo trong bài thơ cùng tên của Nam Cao. Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan ra đời, tôi chắc ít ai nghĩ rằng, thân phận người nông dân dưới ách đế quốc phong kiến lại có thể có một nỗi khổ nào hơn những nỗi khổ của chị Dậu, anh Pha. Nhưng khi Chí Phèo bước ra từ những trang sách của Nam cao, thì người ta mới nhận ra rằng đây là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa. Bài tập : Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong t/p “Chuyện người con gái Nam Xương” Mở bài 1: Thuý Kiều là nhân vật chính trong tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. Người đọc có thể cảm nhận được một phần số phận của nhân vật qua các đoạn trích học trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9. Đó là các đoạn trích "Chị em Thuý Kiều"; "Mã Giám Sinh mua Kiều" và "Kiều ở lầu Ngưng Bích". Mở bài 2: Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên về truyện ngắn. Ông đã rất thành công ở các tác phẩm khai thác đề tài về những con người lao động mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một
  5. trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa". Tác phẩm không chỉ vẽ ra một bức tranh thiên nhiên đẹp và thơ mộng mà còn là lời ca ngợi những con người đang ngày đêm miệt mài lao động cống hiến cho Tổ quốc. => Đây là cách mở bài gián tiếp: Khái quát sự nghiệp sáng tác của tác giả đến tác phẩm cụ thể. Mở bài 3: Được xây dựng theo một cốt truyện dân gian "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ có thể coi là một tác phẩm hay nhất trong cuốn "Truyền kỳ mạn lục". Nhân vật chính của tác phẩm là Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) - một người con gái quê ở Nam Xương đẹp người đẹp nết. Không chỉ có vậy, khi nhắc đến nhân vật này người đọc không thể quên được nỗi oan khổ vô bờ mà nàng phải chịu vì người chồng đa nghi thô bạo. => Đây là cách mở bài gián tiếp: Dẫn dắt vấn đề kèm theo sự đánh giá của người viết. 4.Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nguyễn Duy nổi tiếng với các bài thơ như : “Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”, ... Hiện nay, Nguyễn Duy vẫn tiếp tục sáng tác, ông viết đều những bài thơ tài hoa, đậm chất suy tư. “Ánh trăng” (1978) là một trong những bài thơ của Nguyễn Duy được nhiều người ưa thích bởi tình cảm chân thành, sâu sắc, tứ thơ bất ngờ, mới lạ : 5, Có một nhà văn đã nói rằng : "Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra". Cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc ta
  6. với biết bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại được các nhà văn ghi lại như những câu chuyện cổ tích hiện đại. Trong số ấy phải kể đến "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. Nhân vật cô bé Thu tám tuổi có một tình yêu cha đằm thắm, kì lạ, tiêu biểu cho những điều kì diệu mà những con người Việt Nam đã viết nên. 6.“Trong cái im lặng của Sa Pa [...], Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Có những người làm việc và lo nghĩ cho đất nước, đó là những con người lao động thầm lặng, hi sinh hạnh phúc cá nhân, tìm hạnh phúc trong lao động. Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) là một bức chân dung kí hoạ đẹp đẽ về con người này. 7.Cuộc kháng chiến đã qua đi, người lính trong chiến tranh giờ đây đã về với cuộc sống hàng ngày. Tưởng như sự bận rộn hôm nay sẽ khiến người ta quên lãng quá khứ. Nhưng có một lúc nào đó trong đời thường những kỉ niệm chiến tranh lại như những thước phim quay chậm hiện về. Nguyễn Duy gửi tới bạn đọc thi phẩm “Ánh trăng” cũng chính là gửi tới bạn đọc thông điệp : Không nên sống vô tình, phải biết thủy chung nghĩa tình cùng quá khứ. 8.Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết : Ta đi trọn kiếp con người Vẫn chưa đi hết những lời mẹ ru Lời ru của mẹ chính là nguồn năng lượng tinh thần để giúp mỗi chúng ta trưởng thành nên người. Bởi thế cảm xúc về lời ru của mẹ đã đi vào nghệ thuật và thơ ca. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng xuất phát từ
  7. truyền thống này nhưng có sự sáng tạo rất mới với Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. 9.Đọc “Bếp lửa” của Bằng Việt tôi đã mường tượng ra một chàng trai trẻ trong cái giá lạnh của mùa đông Ki-ép ở đất nước U-crai-na xa xôi đương cặm cụi sưởi ấm những nguồn thương qua từng chữ, từng câu mà được thắp lên ngọn lửa đượm đà của một thời thơ ấu đẹp đẽ sống bên người bà yêu dấu...Đến nay đã hơn bốn thập kỉ kể từ khi bài thơ ra đời, ta thực khó rõ đã có bao nhiêu trái tim rung cảm mỗi khi đến với “Bếp lửa”. Chỉ biết đằng sau mạch cảm xúc dạt dào của hoài niệm kia sẽ là gì nếu không phải một tình lan tỏa với cái nóng, cái nồng đượm của “Bếp lửa quê nhà”, với sự ấm áp, ấp iu của “ngọn lửa tình người”. 10. Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một "bài thơ cuộc đời". Bài thơ được sáng tác năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả. Thông qua một đêm đánh cá của đoàn thuyền lớn trên biển, tác giả ca ngợi kiểu lao động mới mẻ của người lao động tràn đầy lạc quan tin tưởng, làm chủ thiên nhiên, biển cả bao la. Qua bài thơ ta cảm nhận được không khí lao động khẩn trương, hăng say, nhộn nhịp của miền Bắc thời kì xây dựng CNXH. 11. Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ. Bản thân là anh bộ đội Trường Sơn, tác giả cảm thông và hiểu rõ tâm tình người lính, nhất là người chiến sĩ vận tải dọc Trường Sơn chở vũ khí, quân trang từ hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn. Cùng với thế hệ thanh niên hăng hái "Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai" Phạm Tiến Duật mang niềm vui hăm hở của tuổi trẻ ra chiến trường. Nhà thơ đã tạo cho mình một giọng điệu thơ rất lính : khỏe khoắn, tự nhiên, tràn đầy sức sống, tinh nghịch tươi vui mà giàu suy tưởng. Bài thơ về tiểu đội
  8. xe không kính là tác phẩm tiêu biểu nhất của giọng thơ ấy, của hồn thơ ấy. 12. Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. Ông được gọi là "Viên ngọc Trường Sơn của thơ ca" bởi thi sĩ đã mang cả hào khí thời đại cùng dãy Trường Sơn vào thơ. Đặc biệt mảng thơ về người lính lái xe của ông đã để lại ấn tượng thật thú vị, đó là "Vết xe lăn" nóng bỏng trong những bài thơ Trường Sơn thời chống Mĩ. Trong số những vần thơ thông minh, dí dỏm về người lính lái xe Trường Sơn của Phạm Tiến Duật, phải kể đến Bài thơ về tiểu đội xe không kính. 13.Mùa xuân luôn là nguồn cảm hứng vô tận của các thi nhân. Nguyễn Bính đã từng đánh thức người nhà quê trong mỗichúng ta bằng “Mùa xuân xanh”,Hàn Mạc Tử thì bâng khuâng xao xuyến nơi đất khách quê người với “Mùa xuân chín” .Còn ‘‘Mùa xuân xuân nho nhỏ’’củaThanh Hải lại là tâm nguyện sau cùngcủa ông về tình yêu cuộc sống,về khát vọng được cống hiến sức lực của mình cho đất nước khi ông sắp lâm chung. 14. Nếu là con chim chiếc lá Thì chim phải hót, lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Một nhà thơ đã từng viết như vậy song chỉ đến khi đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, tiếp xúc với các nhân vật trong tác phẩm đặc biệt là anh thanh niên ta mới thấy thấm thía hơn ý nghĩa của những vần thơ trên. Anh thanh niên trong tác phẩm là người
  9. có những phẩm chất đáng quí: cởi mở, hiếu khách, yêu công việc, khiêm tốn và có phong cách thật đẹp. 15. Nguyễn Thành Long là một cây bút có tên tuổi về truyện ngắn được nhiều bạn đọc ưa thích. Các tác phẩm của ông thường phản ánh các cuộc sống sôi động đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên đất nước. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là truyện ngắn như vậy. Truyện đã khắc hoạ được chân dung của người lao động mới, đó là anh thanh niên với những phẩm chất đáng quí: cởi mở, hiếu khách, yêu công việc, khiêm tốn và có phong cách thật đẹp. 16.Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã góp thêm những trang vàng vào lịch sử dân tộc. Đã có rất nhiều văn nghệ sẽ đã có được cảm hứng sáng tác từ đề tài này. Chính vì vậy đây cũng là giai đoạn văn học có nhiều thành công góp phần làm rạng rỡ nền văn học nước nhà. "Những ngôi sao xa xôi" của nữ tác giả Lê Minh Khuê là một trong những đóng góp như vậy. Nhân vật chính của tác phẩm là Phương Định - một cô gái đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. 17.Chúng ta đã từng biết đến hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn qua tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Họ là những chiến sĩ trẻ trung sôi nổi can trường mang trong mình khát vọng thống nhất non sông. Và một lần nữa chúng ta lại được gặp hình ảnh những con người gan dạ trẻ trung trên tuyến đường Trường Sơn qua tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. Đó là ba cô gái nhỏ nhắn xinh xắn trong một tổ trinh sát mặt đường. Nhân vật chính trong tác phẩm và cũng là người kể chuyện là Phương Định - một cô gái Hà Nội. Nhân vật đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng đông đảo bạn đọc.
nguon tai.lieu . vn