Xem mẫu

  1. Tiếp nhận nhân viên mới Lập kế hoạch thực hiện công việc Nhân viên mới phải biết được thế nào là đã làm tốt công việc và thế nào là chưa. Giới thiệu công việc Doanh nghiệp nên dành một hai ngày đầu để giới thiệu cho nhân viên đó về các hoạt động chính trong cơ quan. Đối với mỗi nhân viên, những ngày đầu làm việc đầu rất quan trọng vì đây là lúc họ định hướng cho công việc trong tương lai. Phân công công việc Mỗi nhân viên cần có những nhiêm vụ cụ thể rõ ràng để hoàn thành trong ngày. Ví dụ như nhân viên tiếp tân thì cần phải biết là hàng ngày mình sẽ phải nghe và trả lời các cuộc điện thoại, tiếp đón khách đến doanh nghiệp và chỉ dẫn những điều họ muốn hỏi... Nếu đã có sẵn bản mô tả công việc đầy đủ và chi tiết thì việc phân công công việc sẽ dễ dàng hơn và bản thân nhân viên khi bước vào làm cho doanh nghiệp cũng sẽ hiểu rõ hơn về công việc đang chờ đợi họ. Đào tạo và động viên nhân viên trong công việc Vấn đề thành bại không chỉ phụ thuộc vào ý tưởng kinh doanh tốt hay không mà còn vào việc nhân viên có kỹ nǎng nghiệp vụ, tay nghề và động cơ làm việc tốt hay không. Do vậy điều quan trọng trước tiên là cần cân nhắc xem nên đào tạo và động viên nhân viên như thế nào. Để có thể động viên các nhân viên làm việc tốt, cần hiểu điều gì sẽ làm cho họ hài lòng. Mỗi nhân viên đều muốn cảm thấy thoải mái trong công việc. Hai vấn đề quan trọng ảnh hưởng lớn tới các nhu cầu này là mức lương và điều kiên làm việc. Đánh giá kết quả công việc Mục đích của việc đánh giá kết quả công việc là để cải thiện hiệu suất làm việc. Nếu nhân viên hoàn thành xuất sắc một công việc nào đó nhà doanh nghiệp phải thông báo cho họ biết càng sớm càng tốt bằng cách thể hiện sự đánh giá cao kết quả làm việc của họ. Nếu họ làm một việc nào đó chưa tốt, bạn cũng phải giải thích rõ vấn đề cho họ để họ có cơ hội sửa sai. (Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
  2. Tuyển chọn nhân viên (TBKTSG/dkt 23/10/2001) Mỗi doanh nghiệp cần thực hiện một số bước nhất định để tìm được nhân viên phù hợp với yêu cầu công việc. Mô tả công việc Bản mô tả công việc sẽ giúp bạn quyết định được chính xác bạn đang cần tìm loại người nào. Bản mô tả này giống như một chương trình làm việc cho một nhân viên, nó nêu nhiệm vụ yêu cầu đối với nhân viên đó và những kỹ nǎng cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mỗi bản mô tả công việc cần bao gồm các thông tin sau đây: - Tên công việc; - Nhân viên này cần báo cáo công việc cho những ai; - Nhân viên này phụ trách, quản lý những ai; - Tĩm tắt nhiệm vụ và trách nhiệm công việc; - Kiến thức, kỹ nǎng và kinh nghiệm cần thiết cho công việc Xác định ứng cử viên có thể tuyển nhân viên qua lời giới thiệu của những người đã có kinh nghiệm về loại công việc bạn cần, hoặc qua quảng cáo hoặc hỏi các trung tâm đào tạo. Phỏng vấn ứng cử viên Trong cuộc phỏng vấn cần: - Khẳng định và xác định các thông tin mà họ đưa ra về trình độ, kiến thức, kỹ nǎng và kinh nghiệm; - Cung cấp thêm thông tin cho các ứng cử viên về công việc cần làm và tiêu chuẩn yêu cầu khi thực hiện công việc; - Khám phá những khả nǎng khác có ở ứng cử viên mà doanh nghiệp bạn có thể sử dụng; - Đưa ra mức lường và điều kiện làm việc để xác minh xem đối tượng phỏng vấn có chấp thuận nhận việc hay khơng. Doanh nghiệp nên kiểm tra lại các: bản nhận xét về quá trình làm việc trước đây của các ứng cử viên. Quyết định cuối cùng Nhà doanh nghiệp nên tránh để bị rơi vào các tình huống chủ quan trong việc chọn lựa nhân viên theo ý thích mà không liên quan đến nhu cầu việc ở Việt Nam, người ta thường cho rằng người nhà và họ hàng có thể làm việc tốt hơn nhưng đơi khi những người này lại gây ra những rắc rối khác. (Theo Thời bao Kinh tế Sài Gịn)
nguon tai.lieu . vn