Xem mẫu

  1. Cách Thay Đổi Nghề Thành Công Thay đổi nghề nghiệp là bước ngoặt nhiều thách thức với mỗi người. Quá trình này đòi hỏi sự chuẩn bị đặc biệt và sự cởi mở trong tâm lý trước các cơ hội mới, gặp gỡ người khác và trải nghiệm những điều mới mẻ. Cách thay đổi nghề nghiệp thành công là bạn phải dành thời gian để tìm hiểu . Ảnh: internet Dành thời gian
  2. Tìm kiếm một nghề nghiệp mới cũng có nghĩa tìm một việc làm full-time. Bạn nên tiến hành quá trình này một cách quy củ, có tổ chức. Hãy lập một danh sách các mục tiêu tìm kiếm nghề nghiệp lâu dài, một danh sách các mục tiêu nghề nghiệp ở tầm ngắn hạn hơn và cuối cùng, một danh sách gồm các công việc hàng ngày liên quan tới quá trình tìm việc. Điều này sẽ giúp bạn có thể kiên trì thực hiện giấc mơ thay đổi sự nghiệp. Khi hiểu rõ mình đang làm gì mỗi ngày, bạn sẽ biết cách ưu tiên khi thực hiện. Hãy sử dụng những danh sách này để lập thời gian biểu, trong đó, bao gồm cả những công việc cần làm để thay đổi nghề nghiệp, các công việc và những cuộc hẹn khác. Xác định rõ điều bạn muốn Đừng bắt đầu tiến hành quá trình thay đổi nghề nghiệp cho tới khi bạn thực sự hiểu rõ mình muốn gì. Thay vì việc bạn bị phân tán trước quá nhiều lựa chọn khác nhau, bạn chỉ nên dành mọi sự chú ý vào một nghề thích hợp với mình thôi. Hãy nhắm tới một lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với thế mạnh cũng như sở thích của bạn và theo đuổi nó. Nếu bạn không rõ đâu là thế mạnh và sở thích của mình, hãy dành thời gian để tìm ra bằng cách liệt kê tất cả những điều bạn thích làm, những gì bạn làm tốt và những gì bạn đã làm rất nhiều.
  3. Xác định rõ điều bạn muốn là gì để có cách thay đổi nghề thành công. Ảnh: internet Làm trắc nghiệm tâm lý Bạn cũng nên sử dụng thêm một sự trợ giúp khác trong việc xác định lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp bằng cách làm một số bài trắc nghiệm nghề nghiệp liên quan tới tính cách trên mạng. Những bài test này có thể không mang lại cho bạn câu trả lời chính xác về một nghề nghiệp lý tưởng, nhưng chúng sẽ gợi ra cho bạn một vài ý tưởng mà đôi khi bạn chưa hề nghĩ tới. Đừng lệ thuộc vào những bài trắc nghiệm đó để có câu trả lời cho mình, nhưng bạn hãy sử dụng chúng để tạo thêm cảm hứng cho những ý tưởng mới, những đề xuất và những ý tưởng khác.
  4. Nghiên cứu Sau khi đã có một danh sách các nghề nghiệp quan tâm, bạn hãy thu hẹp dần bằng việc nghiên cứu thật kỹ từng nghề cho tới khi tìm được việc yêu thích. Hãy làm việc này bằng cách đọc thật nhiều. Hãy dành thời gian tìm kiếm trên mạng, mượn sách thư viện hoặc xem trên báo. Việc tìm hiểu thêm thông tin về các chủ doanh nghiệp khác nhau mà bạn có ý định nộp đơn ứng tuyển cũng rất quan trọng. Các công ty thường có nhiều cách khác nhau để quản lý nhân viên trên nhiều lĩnh vực công việc, do đó, bạn hãy tìm hiểu kỹ chính sách cũng như quan điểm của từng công ty với những nhân viên chuyển nghề để tìm ra nơi đầu quân phù hợp nhất. Trải nghiệm Cùng với nghiên cứu, cách tốt nhất giúp bạn tìm ra nghề nghiệp phù hợp là hãy thử bắt tay vào nó. Bạn có thể làm điều này thông qua hoạt động tình nguyện, quan sát người khác làm hoặc đề nghị được làm giúp không công cho ai đó.
  5. Cách thay đổi nghề thành công tốt nhất là hãy thử bắt tay vào nó. Ảnh: internet Cũng còn một cơ hội khác để bạn học hỏi là thông qua việc chuyển đổi vị trí công việc hiện tại. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào vị trí cũng như công ty của bạn. Nếu bạn muốn có được cảm giác quen thuộc với lĩnh vực nghề nghiệp quan tâm, hãy tham gia một câu lạc bộ, một hội nhóm hay mạng lưới các chuyên gia mà từ đó, bạn được phép tham gia các hoạt động có liên quan. Học các kỹ năng mới Có nhiều khả năng nếu bạn muốn một nghề nghiệp hoàn toàn mới, bạn sẽ phải học hỏi những kỹ năng mới để chủ doanh nghiệp dành cho bạn một cơ hội, và khi đã có việc làm, bạn sẽ phải hoàn thành tốt nhiệm vụ khi ở trong vị trí mới. Có nhiều cách để bạn thâu nạp các kỹ năng liên quan tới nghề nghiệp mơ ước. Bạn có thể liên hệ với các trung tâm giáo dục ở địa phương để xem họ có cung cấp những khóa học này không.
  6. Bạn cũng có thể trao đổi các kỹ năng nghề nghiệp với bạn bè. Hãy tìm hiểu trên mạng hoặc tìm trong các hiệu sách những cuốn hướng dẫn từng bước để bạn có thể thực hành các kỹ năng cụ thể trong công việc. Tận dụng mạng lưới quan hệ Khi bạn có nhu cầu tìm kiếm nghề nghiệp, những mối quan hệ hiện tại có thể sẽ là những nguồn mỏ vô tận để bạn khai thác sự giúp đỡ, hỗ trợ và các thông tin cần thiết. Cách tốt nhất để tìm hiểu thị trường lao động hiện thời là hãy hỏi những người bạn nghĩ họ nắm rõ. Bạn sẽ ngạc nhiên khi những người gần gũi với bạn lâu nay lại có thể đem tới cho mình những thông tin nội bộ hết sức thú vị về lĩnh vực nghề nghiệp bạn chọn, thậm chí cả việc, họ có thể giới thiệu bạn với những ai. Hãy lựa chọn ai đó có khả năng giúp bạn và sắp xếp một cuộc hẹn uống cà phê và ăn trưa với họ.
  7. Mở rộng mối quan hệ cũng là cách thay đổi nghề thành công. Ảnh: internet Tạo ra những quan hệ mới Những mối quan hệ mới cũng hữu dụng như những chỗ quen biết cũ, vì thế, hãy mở rộng mạng lưới quan hệ của bạn bằng việc ra ngoài và gặp gỡ những người mới. Hãy tham gia các sự kiện có tính chất kết nối quan hệ trong ngành nghề bạn quan tâm, nhưng nhớ là đừng gặp ai cũng gửi danh thiếp nhé . Hãy dành thời gian trò chuyện với từng người bạn gặp. Hãy lắng nghe một cách thực sự những điều họ nói. Nếu bạn thấy họ thú vị, bạn tin họ và bạn có thể có ích cho nhau, hãy gửi họ tấm danh thiếp của bạn và nhớ là xin danh thiếp của họ nữa nhé. Quảng bá những kỹ năng liên ngành của bạn Hãy chứng tỏ điều này với những người đang ở vị trí giữa bạn và công việc mới về việc bạn có những kỹ năng nghề nghiệp có thể chuyển đổi từ những kinh nghiệm của quá khứ vào công việc mới trong tương lai. Khi thiết lập mạng lưới quan hệ, trong các thư xin việc và trong các cuộc phỏng vấn, hãy nhấn mạnh rằng bạn hiểu rõ những kỹ năng cần phải có trong công việc mới. Hãy minh họa về những lần bạn đã vận dụng một kỹ năng từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác ra sao trong đời sống. Chẳng hạn, bạn đã áp dụng khả năng làm nhiều việc cùng một lúc khi còn là nhân viên tập sự lúc trở thành cha/mẹ như thế nào. Có được sự hướng dẫn nghề nghiệp tốt
  8. Từng giai đoạn trong quá trình đổi nghề có thể rất đơn độc và khó khăn. Không nhất thiết phải như vậy. Bạn hãy tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ từ bất cứ nơi nào. Bạn cũng có thể nghĩ tới việc được tư vấn hướng nghiệp. Một chuyên gia tư vấn việc làm giỏi sẽ đưa ra hướng dẫn để giúp bạn nhận ra mình muốn gì và làm thế nào để đạt được điều đó mà không quyết định thay bạn.
nguon tai.lieu . vn