Xem mẫu

  1. Cách sử dụng quyển Atlat Địa lý hiệu quả Nếu biết sử dụng quyển Atlat Địa lý một cách có hiệu quả thì các bạn sẽ không còn e ngại vì phải ghi nhớ rất nhiều số liệu và các địa danh. Thay vì phải nhớ hết số liệu trong chương trình, các bạn hãy học cách sử dụng quyển Atlat. Đây là quyển sách đã có đầy đủ các biểu đồ, các số liệu và được phép sử dụng trong phòng thi. Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2010, thí sinh được phép sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn thi Địa lý. Tuy nhiên, chỉ được mang vào phòng thi và sử dụng Atlat do Nxb. Giáo Dục ấn hành và không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu. Atlat là phương tiện giảng dạy, học tập rất cần thiết và hữu ích đối với môn địa lý ở nhà trường phổ thông, nhất là học sinh lớp 12. Cùng với sách giáo khoa, quyển Atlat là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp; là phương tiện để học tập, rèn luyện các kỹ năng cũng như hỗ trợ rất lớn trong các kỳ thi môn địa lý, chính kiến thức trong đó giúp các bạn lấy được 50% điểm trong bài thi. Tuy nhiên, việc khai thác quyển Atlat trong học tập đối với nhiều bạn còn gặp lúng túng nên chưa thật sự hiệu quả. Nguyên nhân là do cách sử dụng chưa đúng như: chưa nắm được phương pháp thể hiện bản đồ sử dụng trong quyển Atlat, chưa nắm được vấn đề chung nhất của Atlat, không khai thác theo trình tự khoa học và đặc biệt chưa biết huy động, kết hợp các kiến thức đã học trong sách giáo khoa vào việc tìm ra mối liên hệ giữa các trang trong quyển Atlat để khai thác một cách có hiệu quả nhất... Để có thể sử dụng quyển Atlat địa lý hiệu quả trong học tập và thi cử, các bạn cần lưu ý những điều sau đây: - Nắm kỹ các phương pháp thể hiện, các ký hiệu bản đồ sử dụng trong quyển Atlat. - Nắm được các nội dung kiến thức trong bài học với các mục cụ thể trong Atlat để từ đó rút ra các thông tin cần thiết, đồng thời giúp khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng địa lý cần tìm hiểu.
  2. - Đọc quyển Atlat địa lý phải theo trình tự khoa học và logic. Ví dụ: Muốn tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu nước ta thì trước tiên cần dựa vào phụ lục để biết nội dung cần tìm hiểu nằm ở các trang nào của Atlat. Tiếp theo là đọc chú giải để biết nội dung được thể hiện trên bản đồ và rút ra được các kiến thức có tính tổng quát. Riêng đối với những bài thi không có trong quyển Atlat như yêu cầu học sinh phải tư duy như đường lối kinh tế, định hướng kinh tế, hướng khắc phục..., học sinh phải biết được mối quan hệ giữa các số liệu (kênh chữ, kênh hình) và đưa ra nhận định. - Vì thế, các bạn cũng phải lưu ý: Để sử dụng thành thạo quyển Atlat thì trong quá trình học phải thường xuyên học bài gắn với Atlat. Nếu chỉ học ôn theo quyển Atlat thì không đủ, vì đề thi sẽ vừa dựa vào kiến thức trong quyển Atlat, vừa dựa vào kiến thức trong sách giáo khoa.
nguon tai.lieu . vn