Xem mẫu

  1. CÁCH ĐÁNH GIÁ HI Ệ U QU Ả   D Ự  ÁN Đ Ầ U T Ư  XÂY D Ự NG Dự án đầu tư xây dựng bao gồm 2 nội dung chính là xây dựng và đầu tư. Mỗi một dự án cần   có sự đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Nếu như chưa nắm rõ về cách đánh giá hiệu   quả dự án đầu tư xây dựng thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé. 1. Một số chỉ tiêu để đánh giá kết quả xây dựng Các chỉ  tiêu là điều không thể  bỏ  qua trong cách đánh giá hiệu quả  dự  án đầu tư  xây  dựng. 1.1 Số vốn đã đầu tư vào xây dựng Đây là tổng số tiền bỏ ra để thực hiện hoạt động của việc đầu tư, gồm có: Chi phí cho việc   chuẩn bị đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị, các chi phí khác trong dự án. Khối lượng vốn đầu tư được tính theo phương pháp: Với đầu tư quy mô nhỏ: Thời gian ngắn thì dựa vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi công việc của quá trình đầu   tư đã kết thúc. Với đầu tư quy mô lớn: Thời gian kéo dài thì tính theo từng giai đoạn, hoạt động của công việc đầu tư đã hoàn thành. Với đầu tư do ngân sách tài trợ: Kết quả của quá trình thực hiện đầu tư  cần đạt chuẩn theo các phương pháp vốn cho công tác   xây dựng, công tác lắp đặt máy móc thiết bị và các công tác xây dựng cơ bản cùng chi phí khác.  
  2. Đây là một nội dung nhỏ  trong cách đánh giá hiệu quả  dự  án đầu tư  xây dựng về  mặt tiêu  chí. 1.2 Tài sản cố định và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm Đối với những công cuộc đầu tư quy mô lớn, có nhiều đối tượng hạng mục có thể phát huy  được tác dụng độc lập. Khi đó, sẽ áp dụng hình thức huy động bộ phận. Thời điểm là sau khi   các đối tượng hạng mục đã kết thúc quá trình mua sắm cũng như xây dựng, lắp đặt. Đối với quy mô nhỏ, thời gian thực hiện ngắn, áp dụng hình thức huy động toàn bộ  khi tất  cả hạng mục, đối tượng công trình kết thúc quá trình lắp đặt, mua sắm, xây dựng. Tài sản cố định và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm được hiểu là những sản phẩm cuối   cùng của công cuộc đầu tư xây dựng. Nó được thể hiện qua hình thái hiện vật cũng như giá  trị. Cách đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng  cần dùng chỉ tiêu kết quả từ các bước lập  dự  án đầu tư  xây dựng và hiệu quả  hoạt động đầu tư  để  đánh giá một cách toàn diện. Chỉ  tiêu giá trị của những tài sản cố định huy động được tính theo giá trị thực tế hoặc dự toán.
  3. 2. Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Cách đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng không chỉ dựa trên giám sát công trình xây  dựng mà còn về hiệu quả của công tác xây dựng. 2.1 Dự án đạt hiệu quả đầu tư là như thế nào? Hiệu quả đầu tư là một phạm trù phản ánh khả năng đảm bảo việc thực hiện có kết quả các   nhiệm vụ kinh tế – xã hội nhất định, cùng mức chi phí thấp nhất. Dựa vào mục đích và cấp   độ quản lý để tính hiệu quả. Vì vậy cần phân biệt rõ đó là hiệu quả kinh tế – xã hội hay tài   chính. Cách đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng được phản ánh ở góc độ sau: Góc độ  vĩ mô hiệu quả: Là sự  chênh lệch giữa chi phí bỏ  ra và doanh thu. Đây là lợi   nhuận mà dự án đem lại cho chủ đầu tư.
  4. Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản: Là tỷ lệ giữa thu nhập quốc dân so với vốn đầu tư  vào lĩnh vực sản xuất vật chất hay đáp ứng được nhiệm vụ kinh tế – xã hội. 2.2 Những chỉ tiêu để đo hiệu quả bao gồm? Trong cách đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng , cần đánh giá hiệu quả tương đối và  tuyệt đối. Hiệu quả kinh tế – xã hội ở tầm vĩ mô Hiệu quả  kinh tế  – xã hội được đánh giá dựa trên giá trị  gia tăng ròng (NVA). Đây là mức   chênh lệch giữa giá trị đầu ra và đầu vào. NVA= O – ( MI + Iv ). O: giá trị đầu ra, MI: chi phí thường xuyên và Iv: vốn đầu tư ban đầu. Chỉ tiêu lao động có việc làm:
  5. Tính theo công thức số  lao động trực tiếp trong dự án (+) số  lao động tăng thêm của những   dự án có liên quan (­) số lao động bị mất tại dự án. Mức tiết kiệm ngoại tệ: Cần tính được những khoản thu chi ngoại tệ của dự án cũng như  dự  án liên đới. Ngoài ra,   cũng phải tính được số ngoại tệ tiết kiệm được. Sau đó quy tiền về cùng mặt bằng thời gian   để biết được số ngoại tệ tiết kiệm được từ dự án là bao nhiêu. Chỉ tiêu giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư: Phản ánh được tác động điều tiết thu nhập của nhóm dân cư và vùng lãnh thổ. Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế: Trong cách đánh giá hiệu quả dự  án đầu tư xây dựng không thể bỏ  qua chỉ tiêu này. Cho  phép đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó   cũng đánh giá tác động của dự án tới các vấn đề khác như môi trường, kết cấu hạ tầng.
  6. Hiệu quả kinh tế – xã hội ở tầm vi mô Gồm mức đóng góp cho ngân sách nhà nước, mức tiết kiệm ngoại tệ. Cùng với đó là số  lao   động của dự án có việc làm trực tiếp. Cũng như mức tăng năng suất lao động của người làm   việc trong dự án và mức nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật sản xuất,…
nguon tai.lieu . vn