Xem mẫu

  1. Chuyên đề 1. Một số chính sách và văn bản pháp luật có liên quan đến LSNG Trong những năm qua đã có rất nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước thể hiện các chính sách và những quy định về khai thác và phát triển LSNG. • Giao và cho thuê đất lâm nghiệp : Nghị định 163/1999/CP của Chính phủ về giao và cho thuê đất lâm nghiệp ; Luật Đất đai (2003) ; Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004) ; Nghị định 23/2006/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật BV&PTR ; … Các văn bản pháp luật trên đều xác định quyền của chủ rừng được phép khai thác LSNG ; • Quy hoạch phát triển LSNG : Thông tư liên tịch số 28/1999/TT-LT của Bộ NNPTNT và Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định 661/1998/TTg của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng : LSNG có thể được gây trồng trong RĐD (phân khu phục hồi sinh thái) và RPH (rất xung yếu và xung yếu); • Chính sách đầu tư : Quyết định 556/1996/TTg ; Quyết định 661/1998/TTg ; Thông tư 28/1998/TT-LT ; Luật BV&PTR (2004) : Khoản 2, 3 – Điều 10. • Chính sách tín dụng, thương mại liên quan đến LSNG : o Quyết định 132/2000/TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, theo đó các hoạt động : (1)- chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, (2)- sản xuất đồ gỗ, mây tre đan ; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ được hưởng ưu đãi theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước ; o Nghị định 178/1999/CP – cơ sở ngành nghề nông thôn được vay vốn của các tổ chức tín dụng dưới hình thức bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội ; … • Chính sách khoa học công nghệ : o Quyết định 661/1998/TTg nhấn mạnh việc tập trung chỉ đạo nghiên cứu tuyển chọn, lai tạo, nhập nội các giống cây rừng có khả năng thích nghi tốt, đạt hiệu quả cao và kỹ thuật trồng rừng thâm canh ; khuyến khích và đầu tư cho hoạt động tạo giống. o Thông tư liên tịch 28/1998/TT-LT – quy định đối với RPH đầu nguồn : ngoài cây gỗ lớn còn có thể trồng xen các loại cây công nghiệp, cây lấy quả, cây đặc sản có tán che như cây rừng ; số cây này được tính là cây phòng hộ chính. • Khai thác sử dụng lâm sản : o Luật BV&PTR (2004), Khoản 2 – Điều 47, Khoản 1 – Điều 51, Khoản 2 – Điều 56 : chủ rừng được phép khai thác LSNG trừ các loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ ; o Quyết định 40/2005/QĐ-BNN : quy định khai thác LSNG trong RTN (Điều 26) và khai thác LSNG trong rừng phòng hộ (Điều 35) ; o Nghị định 23/2006/NĐ-CP : khẳng định những quy định về khai thác LSNG thuộc các đối tượng rừng và việc khai thác LSNG phải tuân theo Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác (2005) ; • Chính sách hưởng lợi :
  2. o Quyết định 661/1998/TTG : đối với RPH và RĐD : Hộ nhận khoán bảo vệ RPH rất xung yếu và xung yếu được khai thác củi, lâm sản phụ dưới tán rừng ; Hộ nhận khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung RPH được hưởng toàn bộ sản phẩm tỉa thưa, lâm sản phụ dưới tán rừng ; Hộ trồng rừng được hưởng toàn bộ sản phẩm tỉa thưa, nông sản và các lâm sản phu dưới tán rừng ; o Quyết định 08/2001/TTg về Quy chế quản lý 3 loại rừng là RTN : Đối với RPH , trường hợp vốn đầu tư của Nhà nước và giao khoán thì hộ nhận khoán được khai thác củi khô, LSNG dưới tán rừng ; hộ nhận khoán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng kết hợp trồng rừng bổ sung được hưởng toàn bộ sản phẩm tỉa thưa, các sản phẩm không xâm hại đến tán rừng (hoa, quả, nhựa, măng…) và các nông, lâm sản phụ dưới tán rừng. Trường hợp hộ tự đầu tư vốn để khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng mới trên đất chưa có rừng được hưởng 100% sản phẩm nông, lâm nghiệp khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác. Đối với RSX là RTN : được khai thác gỗ và LSNG theo quy định ; o Quyết định 178/2001/QĐ-TTg : quy định quyền của HGĐ, cá nhân được phép khai thác LSNG cho từng đối tượng rừng ; o Luật BV&PTR (2004) : quy định quyền được phép khai thác LSNG cho từng đối tượng rừng và đối tượng chủ rừng. • Chính sách lưu thông và tiêu thụ sản phẩm : o Quyết định 661/1998/TTg : quy định mọi sản phẩm khai thác từ rừng trồng, tre nứa, và lâm sản phụ khai thác từ RTN được tự do lưu thông trên thị trường. Gỗ và lâm sản khai thác từ RTN tái sinh thuộc RSX của các chủ rừng là HGĐ, cá nhân được tự do lưu thông trên thị trường (trừ các loài thuộc danh mục cấm) ; o Nghị quyết 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm Nông nghiệp, nhấn mạnh phát triển các loài cây đặc sản, cây lấy gỗ và cây làm nguyên liệu chế biến sản phẩm thủ công, mỹ nghệ ; phát triển ngành sản xuất đồ gỗ ngoài trời, gỗ gia dụng, các sản phẩm mây, tre đan chủ yếu để xuất khẩu ; o Quyết định 132/2000/TTg về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn : đối với các sản phẩm lâm nghiệp không thuộc danh mục cấm xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải khai báo nguồn gốc nguyên liệu và không bị hạn chế hạn ngạch xuất khẩu ; o Quyết định 59/2005/QĐ-BNN về quy định kiểm tra, kiểm soát lâm sản : các loài thực vật rừng và sản phẩm của chúng (từ gỗ) không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không phải kiểm tra thủ tục vận chuyển, cất giữ, chế biến (khoản 1 – Điều 4). • Chính sách thuế : Pháp lệnh thuế tài nguyên (1990, sửa đổi 1998) ; Thông tư 69/1991/TC ; Thông tư 91/ 2000/ TT – BTC ; Quyết định 661/1998/TTg : o Miễn giảm thuế tài nguyên đối với lâm sản khai thác từ RSX là RTN được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi tái sinh ; o Miễn thuế buôn chuyến đối với lâm sản thu gom hợp pháp từ rừng trồng và LSNG khai thác từ RTN.
nguon tai.lieu . vn