Xem mẫu

  1. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐI TÌM Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Ths Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu Ts Huỳnh Văn Sơn (Biên soạn & Tổng hợp) (Tài liệu tham khảo môn Tâm lý học sáng tạo dành cho sinh viên Khoa tâm lý Giáo dục - trường ĐH Sư phạm Tp.HCM) 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU “CÓ MỘT THỨ MẠNH HƠN TẤT CẢ CÁC ĐẠO QUÂN TRÊN THẾ GIỚI ĐÓ LÀ Ý TƯỞNG, THỜI ĐẠI CỦA Ý TƯỞNG ĐÃ ĐẾN.” - VICTOR HUGO - Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, kể từ khi còn cắp sách đến trường phổ thông cho đến những năm tháng lê la trên ghế giảng đường Đại học rồi bước chân vào đời với biết bao khát khao cháy bỏng về tương lai và những hoài bão từng ấp ủ… Ắt hẳn cũng như bao người khác, luôn nghe nói đến từ “Ý TƯỞNG”. Vậy có bao giờ chúng ta chợt hỏi: Ý tưởng là gì và làm sao để có ý tưởng? Ý tưởng là hai từ thật ngắn gọn nhưng lại làm cho mỗi người có những suy nghĩ khác nhau về nó. Ý tưởng - không chỉ ý tưởng về quảng cáo mà còn là ý tưởng về mọi lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày; đó là hoạt động của cả một đời người, một công việc không bao giờ dừng lại, một mục tiêu không bao giờ hoàn toàn thỏa mãn. Một cán bộ kế toán, nhà lập kế hoạch truyền thông, một nhà nghiên cứu chứ không chỉ là người soạn thảo các chương trình quảng cáo hay người chỉ đạo nghệ thuật; một người mới vào nghề hay một người được xem là “gạo cội” chuyên nghiệp và cũng như bao người khác dù là doanh nhân hay công chức, giáo viên hay nội trợ… tất cả họ cần biết cách nảy sinh ý tưởng. Tại sao?  Trước tiên, vì ý tưởng mới là bánh xe của sự tiến bộ, khả năng nảy sinh ý tưởng tốt chính là điều kiện sống còn cho thành công của mỗi người. Không có ý tưởng đồng nghĩa với sự trì truệ, sự hạn định, sự ngưng đọng như cái “chết”. 2
  3.  Thứ hai, máy vi tính hiện nay đang cáng đáng hầu hết những công việc tầm thường mà chúng ta phải làm, do đó (ít ra là trên lý thuyết) con người được tự do và tất nhiên đòi hỏi phải thực hiện công việc lao động sáng tạo mà máy vi tính không thể đáp ứng. Chỉ có ý tưởng mới là thứ mà máy móc chưa thể đáp ứng và lẽ đương nhiên, việc tạo ra máy móc cũng là ý tưởng của con người.  Thứ ba, con người đang sống trong kỷ nguyên mà người ta gọi là “Kỷ nguyên của thông tin”, một kỷ nguyên luôn yêu cầu dòng chảy liên tục của những ý tưởng mới nếu muốn khai thác hết tiềm năng của con người và thành tựu của vận mệnh nhân loại. Chính ý tưởng là sản phẩm hay nguồn tài nguyên vô tận được khai thác một cách lý thú và vô biên. Nguồn tải sản quý báu này được xem là một trong những thước đo hiếm thấy để minh chứng về sự phát triển và sự thành công một cách đúng nghĩa. Tóm lại, giá trị thật của ý tưởng là vô biên. Không thể đánh giá một cách đầy đủ hay đúng nghĩa đến mức tròn trĩnh về ý tưởng. Càng không thể định hình những ý tưởng hay định giá ý tưởng một cách thô thiển vì có những ý tưởng là vô giá. Những nghiên cứu hay những lý luận về ý tưởng sẽ giúp mỗi người hiểu sự vật thấu đáo hơn, có những định hướng sâu sắc và lý thú hơn. Khi những thông tin bùng nổ một cách bất ngờ, những khám phá chỉ thực có khi được phối hợp với những thông tin khác để hình thành ý tưởng mới: ý tưởng giải quyết vấn đề; ý tưởng giúp đỡ người khác; ý tưởng để tiết kiệm, sửa chữa và tạo ra sự vật; ý tưởng làm cho sự vật tốt hơn, rẻ hơn và có ích hơn; những tưởng có khả năng soi sáng, động viên, tiếp sức, tạo cảm hứng và làm cho cuộc sống thêm phong phú. Ý tưởng là một danh từ nhưng ý tưởng cũng chính là một mỹ từ thật đẹp. Ý tưởng dành cho mỗi người nếu như những cá nhân biết suy nghĩ, biết cảm xúc, biết trăn trở và biết sáng tạo một cách tích cực. Ý tưởng không tự 3
  4. đến nhưng ý tưởng có thể được gửi trao bằng hình thức thắp sáng niềm đam mê, khát khao và nỗ lực ý chí. Cuộc sống vẫn ngày ngày diễn ra, mỗi người sẽ bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ khác nhau, mỗi người sẽ có thể có những sự thay đổi hay phát triển nhưng chắc chắn mọi thứ đó không thể tách rời ý tưởng. Ý tưởng là ngọn nguồn của mọi thứ trong cuộc sống này hiểu theo nghĩa rộng của nó là như thế! Quyển tài liệu này ra đời cũng bắt nguồn từ một ý tưởng. Ý tưởng rất thú vị đó là ý tưởng tạo ra một tài liệu về ý tưởng. Không hẳn là chưa có quyển tài liệu nào viết chuyên biệt về quảng cáo, sáng tạo, tư duy sáng tạo hay những vấn đề có liên quan nhưng một quyển tài liệu chuyên sâu về ý tưởng quả thật là một ý tưởng thú vị. Tại sao không thực hiện ý tưởng thành hiện thực? Đó là những suy nghĩ mang tính chất ý tưởng của chúng tôi. Hy vọng ý tưởng ấy sẽ được đón nhận. Ý tưởng ấy không chỉ là ý tưởng mà nó đã là một sản phẩm có thật dù rằng những hạn chế hay những thiếu sót của nó là khó tránh khỏi. 4
  5. CHƯƠNG 1. THẾ NÀO LÀ MỘT Ý TƯỞNG I. Ý TƯỞNG VÀ Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Như đã đề cập, khái niệm ý tưởng là một khái niệm hết sức độc đáo. Khi con người lóe sáng một suy nghĩ, đó cũng là một ý tưởng. Khi con người quan sát một sự vật hiện tượng xung quanh - đó cũng là ý tưởng. Ý tưởng luôn hiện hữu trong cuộc sống xung quanh và mỗi người chúng ta hoàn toàn có thể lấy nó ra một cách hết sức giản đơn. Hãy bắt đầu bằng một ví dụ trong thực tiễn để thấy rằng ý tưởng là ngọn nguồn của mọi sự sáng tạo hay mọi thành tựu. Món ăn mà nhiều người đều có thể dùng hoặc đều phải dùng trong cuộc sống hiện đại này đó chính là mì gói. Thế nhưng cũng chính khi con người dùng món này thì chúng ta lại nảy sinh một ý tưởng rằng món mì gói thật sự có khá nhiều “ưu điểm” nhưng cũng không thể tránh khỏi quá nhiều khuyết điểm. Hãy liệt kê thật nhiều khuyết điểm của gói mì theo nghĩa chưa hài lòng về nó và mong muốn nó sẽ được cải tiến một cách thú vị. Từ việc đánh giá về hình thức bên ngoài cho đến những “phản ánh” về chất lượng của gói mì đều thể hiện những ý tưởng của con người. Đó chính là: “mì này sao mà ít hay nhiều thế”, “có quá nhiều dầu”, “mùi có vẻ không thực sự thơm lắm”, “thiếu chất dinh dưỡng”, “thiếu độ xanh tươi vì không có rau”, “ăn vào khá nóng”, “có thể tăng cân một cách nhanh chóng”... Tất cả những điều đó là những yếu tố phục vụ cho ý tưởng đánh giá về gói mì ăn liền. Mọi thứ chưa dừng lại vì con người vẫn có quyền đưa ra những mong đợi lý tưởng về gói mì như: “phải chi có thể thêm vài hạt bắp”, “phải chi có thể có một chiếc tô hay cái muỗng kèm theo”, “phải chi có vài viên thịt băm”, “phải chi có một chút rau xanh được nén lại”, “phải chi có thể có nhiều chất 5
  6. dinh dưỡng cộng thêm”, “phải chi có một chút nước chấm hay một tí ớt để riêng”... Tất cả lại tiếp tục trở thành những dữ liệu phục vụ cho ý tưởng của con người trong cuộc sống. Thoạt đầu, khi ý tưởng “phản kích” gói mì ăn liền ra đời, con người cũng không hiểu đó là ý tưởng nhưng khi mọi thứ được hình thành thì có vẻ ý tưởng này cũng thật sự thú vị. Cái thú vị của nó không chỉ thể hiện ở sự nhận thức ban đầu mà ở những sản phẩm của tư duy. Con người chợt nhận ra rằng những ý kiến và suy nghĩ của mình có khá nhiều điều lý thú và hoàn toàn có cơ sở để thán phục những ý tưởng đó. Thế nhưng mọi ý kiến xoay quanh gói mì gói có thể sẽ không trở thành một ý tưởng mới lạ đến mức độc đáo nếu như không có một cơ duyên mới. Một người phụ trách kỹ thuật hay phụ trách tiếp thị hoặc kinh doanh của một hãng mì ăn liền hay thực phẩm công nghiệp có thể nảy sinh một suy nghĩ tương tự. Ý tưởng đó sẽ không chỉ dừng lại thông qua những lời nói hay những chia sẻ vui trong cuộc sống mà ý tưởng đó bắt đầu làm ra tiền để nảy sinh vòng quay cho một ý tưởng mới. Đó là ý tưởng đổi mới cho dây chuyền sản xuất cải tiến về chất lượng gói mì để gói mì đạt đến những chất lượng cao hơn. Hay ngay chính ý tưởng rất bình thường của nhiều cá nhân là “tín đồ” của mì ăn liền sẽ được sử dụng để chuyển đến những nhà sản xuất hay bộ phận chăm sóc khách hàng hoặc quản lý chất lượng của một công ty chuyên về mì ăn liền thì chắc chắn ý tưởng này lại được quay vòng một cách thú vị. Đó là lúc ý tưởng của người chia sẻ có thể “chạm” đến sự quy đổi giá trị, ý tưởng của người tiếp nhận có thể mau chóng trở thành một hệ thống giải pháp đổi mới... Tất cả ý tưởng đều có thể có “điểm đến” một cách bất ngờ nếu mỗi người hết lòng vì nó và tạo cho nó một cơ hội tỏa sáng. Trong thực tế cuộc sống, ý tưởng luôn có thể “xuất phát” một cách hết sức tình cờ và ngẫu nhiên. Không hẳn chỉ có những người chuyên biệt tìm tòi và khám phá về ý tưởng mới, có năng lực tìm ra hay sáng tạo những ý 6
  7. tưởng mà ai cũng có thể tạo ra những ý tưởng nếu mỗi người đều có quyền suy nghĩ, đều có quyền phát kiến hay đều có quyền chia sẻ những ý tưởng của mình trong cuộc sống hôm nay. Bàn về ý tưởng, không thể bỏ qua khái niệm ý tưởng. Ý tưởng hiểu theo nghĩa dân gian đó chính là một suy nghĩ, một tư tưởng hàm ý được đưa ra một cách thú vị nhờ quá trình động não hay quá trình tìm tòi của chính con người. Ngay từ rất xa xưa, những ý tưởng của con người thường xuất phát trực tiếp trong lúc con người lao động, trong lúc con người gặp khó khăn hay gặp những thách thức nhất định. Thử bàn về câu chuyện “Trí khôn của ta đây” để thấy ý tưởng con người được gửi gắm một cách hết sức sâu sắc và đậm nét... Đứng giữa cái khó khăn và ác liệt của cuộc sống, đó là làm thế nào để có thể bảo vệ chính bản thân mình khi bị cọp - một con vật rất hung ác tấn công. Con người cũng thực sự trăn trở một cách đặc biệt. Nhiều suy nghĩ lóe lên để có thể giải quyết vấn đề như van xin, bỏ chạy, nhờ sự giúp sức của người khác - của vật nuôi... Nhưng cuối cùng ý tưởng dùng mưu được lựa chọn như một điểm đến. Sợi đây thừng sẵn có, cái cây to, mồi lửa... là tất cả những gì có thể sử dụng thì tại sao lại không sử dụng để dạy cho con cọp một bài học nhớ đời về trí khôn của con người? Thế nhưng cũng chính câu chuyện này lại có thể xuất phát từ một ý tưởng rất tự nhiên trong cuộc sống để giải thích cho những hiện tượng không kém tự nhiên, đó chính là hàm răng rất lạ lùng của chú trâu, đó chính là những vết loang lổ hay những đốm vằn vện trên lưng của chú hổ... Những ý tưởng đó quả thật là đáng kinh ngạc khi nó xuất hiện và tồn tại trong cuộc sống. Theo từ điển Tiếng Việt thì ý tưởng là những gì con người nghĩ trong đầu óc. Ý tưởng có thể là một hình ảnh, một biểu tượng hay một suy nghĩ 7
  8. hướng về một cái gì đó trong cuộc sống và trong định hướng hành động của con người. Ý tưởng hiểu theo nghĩa Tâm lý học đó là những suy nghĩ của con người như là sản phẩm của quá trình tư duy hoặc tưởng tượng mà ở đó con người có thể hướng đến một cái mới trước đó con người chưa biết hoặc chưa nghĩ đến. Ý tưởng có được nhờ vào sự tham gia đặc biệt của hoạt động trí óc để tìm tòi hoặc chinh phục hay sáng tạo ra một sản phẩm nào đó trên bình diện tinh thần và bình diện vật chất cho chính đời sống của con người Hãy nhận ra rằng trong cuộc sống này, ý tưởng có thể tràn ngập trong tâm trí nhưng nếu con người không cho nó là một ý tưởng thì chắc chắn nó cũng không thể là ý tưởng. Thế nhưng nếu chính con người cho rằng nó là ý tưởng thì con người sẽ mạnh dạn phát kiến, sẽ mạnh dạn bộc lộ một cách hết mình cùng đồng đội hay cộng sự thì ý tưởng sẽ dễ dàng trở thành ý tưởng một cách thú vị đến bất ngờ. Ý tưởng bản thân nó không thể quy định hay thẩm định giá trị của nó mà chính người sử dụng nó hay chính môi trường xung quanh “chứa trong” quá trình thực thi ý tưởng sẽ dần dần làm cho ý tưởng bộc lộ một cách hết sức đáng trân trọng. Bản chất của ý tưởng là gì cũng là một câu hỏi khó. Xem ra hành trình trình tìm đến bản chất của ý tưởng không khác gì so với quá trình đi tìm chân trời trong thế giới thực. Có người cho rằng bản chất của ý tưởng là một ý niệm, có người cho rằng bản chất của ý tưởng là một suy nghĩ mang tính chất mới mẻ. Thực ra, nếu cho rằng ý tưởng chỉ là ý tưởng thì quả thật là ý tưởng có thể là một ý niệm thoáng qua trong cuộc đời của con người. Ý tưởng có thể bay bổng hay thậm chí có thể nhẹ nhàng, có thể “trì nặng” và bị rơi mất trong cuộc sống xung quanh. Thế nhưng trong thực tế cũng có nhiều người nói rằng nếu quan niệm như thế thì ý tưởng rõ ràng là không có giá trị. Hãy bắt đầu bằng một tình huống để con người nhận ra rằng ý tưởng về bản 8
  9. chất của nó thực sự rất đa dạng. Trong cuộc sống của con người, nhu cầu đi lại là nhu cầu không thể thiếu được nhưng mấy ai có thể dễ dàng nảy sinh ý tưởng trong nhu cầu đó. Ngay cả khi con người nảy sinh những ý tưởng xoay quanh việc đi lại, di chuyển cũng không phải cá nhân nào cũng nghĩ đến việc sẽ đi lại theo hướng nhanh hơn, tiện lợi hơn. Cùng dạo bước trên một chuyến phà để con người thấy mọi ý tưởng có thể sẽ bắt nguồn hết sức thú vị. Khi bắt đầu bước lên một chuyến phà, có thể dễ dàng quan sát xung quanh để nhận ra con người trong cuộc sống này thực sự da dạng. Thế nhưng khi họ đến với chuyến phà thì dường như tất cả đều trở thành hành khách. Với nhu cầu an toàn, với kinh nghiệm của một người có quan tâm đến quy định đường thủy... bạn sẽ xem xét xem áo phao có đầy đủ hay không, việc lên xuống phà có thực sự an toàn hay không... Đó là một ý tưởng không hơn không kém. Thế nhưng nếu bạn là một người quan tâm đến những vấn đề xã hội - con người trong bạn sẽ thôi thúc bạn nhìn về những đứa bé ăn xin, những người bán hàng rong hay một cụ già lê từng bước nặng nhọc với tiếng rao yếu ớt: “Số đây... Số đây...” một cách đầy thương cảm... Nếu bạn là một người quản lý nguồn nhân lực, bạn sẽ tính toán xem có bao nhiêu người sẽ phục vụ chuyến phà này, mỗi chuyến phà sẽ đem lại một khoản kinh phí bao nhiêu, lương mỗi tháng dành cho cán bộ phục vụ trên phà... Nếu nhìn xa hơn, bạn sẽ có thể nhận ra nếu một ngày gần đây, khi có chiếc cầu nối liền hai bờ sông thì bao nhiêu người lao động trên chuyến phà này phải chuyển đổi nghề nghiệp mà chính xác hơn là công việc. Đồng hành cùng với niềm vui của những người hành khách thì bao nhiêu người có thể nhận ra nỗi buồn của mình khi giã từ công việc cũ hay nơi chốn mình gắn bó khá lâu trong cuộc sống này... Không thể phủ nhận đó là ý tưởng nhưng cũng sẽ có những ý tưởng mà chúng ta không thể phủ nhận rằng chính nó đã 9
  10. đem lại một “mùa xuân” đích thực nếu như con người thực thi được nó. Một bài toán gấp rút được đặt ra là với một chiếc phà có chiều rộng khoảng 10 mét và chiều dài là 30 mét, bề mặt của chiếc phà có thể sử dụng là 24 mét bao gồm cả mặt trong và mặt ngoài, hướng xa của chiếc phà mọi người có thể nhìn thấy hình dáng và những những hình ảnh “đặt trên nó” khoảng 50 - 100 mét. Thế là một ý tưởng kinh doanh bắt đầu xuất hiện. Ước lượng với những thông số kỹ thuật ấy cùng với những dự toán bằng quy chuẩn về hiệu ứng thính - thị hay hiệu ứng quảng cáo, những chuyên gia ý tưởng kinh doanh đã mạnh dạn “mua đứt” khoảng không của chiếc phà để rồi “nhượng lại” hay “chia lại” cho những những doanh nghiệp với một số tiền không nhỏ... Doanh số được tính bằng tỉ và có thể đem lại lợi nhuận không chỉ cho người khai thác ý tưởng mà còn dành cho đơn vị quản lý cầu phà - người có tài sản quý mà cũng chưa kịp khai thác hay chưa biết khai thác một cách khéo léo và tinh tế. Rõ ràng bản chất của ý tưởng là sự sáng tạo. Ý tưởng không thể tự dưng mọc lên theo hướng nảy sinh một cách bất thường hay tuân thủ theo những quy luật bất di bất dịch mà ý tưởng nó được hướng theo sự sáng tạo của con người để quay lại phục vụ cho suộc sống của con người. Ở một góc độ khác, khi nhu cầu của con người “quẫy đạp” theo hướng con người cần nảy sinh ý tưởng thì dẫu là những ý tưởng rất thực tế hay những ý tưởng có phần “lan man” hay “bay bổng” cũng đem lại những giá trị nhất định cho hoạt động của con người mà hơn hết là sự sáng tạo. Vì sao bản chất của ý tưởng được quy về sự sáng tạo? Bản chất của sáng tạo là bắt đầu từ ý tưởng hay nói khác đi ý tưởng là ngọn nguồn của quá trình sáng tạo vì đơn giản nếu không có ý tưởng thì không thể có sự sáng tạo. Nói một cách ví von, ý tưởng là mồi lửa đầu tiên cho ngọn lửa bắt đầu bừng sáng. Khởi đầu của sáng tạo dù ở bất kỳ cấp độ 10
  11. nào đều phải là ý tưởng. Ý tưởng này nảy sinh trong suy nghĩ, tâm trí của một con người cụ thể và ý tưởng đó sẽ được đào sâu, nghiên cứu. Sau khi đào sâu thì quá trình thực hiện sẽ diễn ra và kết thúc bằng bằng một loại sản phẩm nhất định. Sản phẩm ấy có thể là một kết quả hữu hình nhưng cũng có thể là một thay đổi chưa thật sự hữu hình. Ý tưởng và sản phẩm của ý tưởng có kết quả đó là khởi đầu và kết thúc của sự sáng tạo. Khi con người bắt đầu suy nghĩ và lóe sáng lên những ý tưởng thì đó là lúc con người bắt đầu cho sự sáng tạo hoạt động đích thực. Khi sản phẩm được hình thành thì chính là lúc ý tưởng hoàn thành nhiệm vụ của nó. Vòng quay của ý tưởng từ lúc manh nha cho đến khi được thực thi sẽ đem lại cho con người những hình ảnh, những sản phẩm mới mẽ, có lợi và hướng đến con người - phục vụ cho con người. Đó chính là quá trình con người sáng tạo và hoạt động sáng tạo. Bắt đầu từ ý tưởng hay quá trình sáng tạo có hiệu quả đều có thể dẫn đến việc thu được một sản phẩm cần thiết và mong muốn. Rõ ràng, ý tưởng là khởi nguồn của sáng tạo và khi ý tưởng trở thành hiện thực nghĩa là hoạt động sáng tạo gần như được viên mãn. Sự sáng tạo bắt nguồn từ ý tưởng là thế và khi ý tưởng được thực thi cũng là lúc sự sáng tạo của con người xuất hiện một cách đích thực. Lẽ đương nhiên, dù sản phẩm sáng tạo có thật sự tuyệt vời hay chỉ dừng ở mức cải tiến và thay đổi một phần đi nữa thì tất cả đều phải bắt đầu từ ý tưởng. Đôi lúc rất khó có thể “phán quyết” một ý tưởng là ý tưởng tồi hay một ý tưởng là ý tưởng độc đáo đến mức khó lường mà những ý tưởng dù ở cấp độ này hay cấp độ khác đều có thể thôi thúc con người sáng tạo và khám phá. Nếu ý tưởng có nhiều loại khác nhau thì sáng tạo cũng có nhiều cấp độ khác nhau. Mỗi loại ý tưởng đều đem đến những sự sáng tạo khác nhau nhưng chắc chắn rằng ý tưởng là một nguồn lực hết sức đặc biệt gắn chặt với sự sáng tạo. Nếu không có ý tưởng thì sự sáng tạo không thể và 11
  12. không bao giờ diễn ra được. Chính vì vậy, con người “hơn hay thua” nhau là ở ý tưởng và ý tưởng về bản chất của nó chính là sự sáng tạo. Bên cạnh đó, khi xem xét ngược lại về mối quan hệ giữa sáng tạo và ý tưởng, những cái nhìn thú vị cũng có thể đề cập ở đây. Sáng tạo còn được cho rằng là việc thực hiện hai chức năng: tạo ra ý tưởng mới - giải quyết nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm mới. Ở đây bản chất của sáng tạo là tư duy có định hướng để đạt đến một hiệu quả của việc giải quyết vấn đề. Nếu như thế thì ngay khi bắt đầu hoạt động sáng tạo, con người không thể lầm lũi hay ngây ngô thực hiện bằng những thao tác thuần túy về kỹ thuật của sự sáng tạo. Chính con người phải thực sự hoạt động để đẩy ý tưởng ra đời, phải sáng tạo ra được ý tưởng và dựa vào đó để hoạt động sáng tạo. Như vậy sáng tạo hàm chứa trong nó quá trình tạo ra ý tưởng hay bản chất của sáng tạo cũng là quá trình tạo ra ý tưởng. Với sự nhìn nhận sáng tạo như một quá trình tranh đấu về tinh thần giữa con người với con người. Đó có thể là sự tranh đấu giữa hai cá thể, giữa nhóm này và nhóm khác, giữa cá nhân với tổ chức và thậm chí là giữa cái tôi của mình với chính mình, ý tưởng của sự sáng tạo xuất hiện như một ánh sáng. Ánh sáng ấy được tạo nên khi con người tập trung hết tư duy, tưởng tượng và thậm chí kể cả những rung cảm đích thực của chính mình để hướng đến một suy nghĩ mới, một khám phá mới. Ý tưởng ra đời như thế. Như vậy, sáng tạo còn được xem là sự đối thoại mở, đó là sự đối thoại hai chiều để khẳng định hoặc phủ định tư tưởng và tư tưởng còn phát triển, không thể hoàn tất nên phải luôn tìm đến cái mới nhờ vào sự đối thoại. Nhờ vào sự đối thọai này, ý tưởng xuất hiện và nó trở thành một sản phẩm sự kỳ độc đáo và thú vị trong cuộc sống của con người và nó gắn chặt với sự sáng tạo từ điểm khởi đầu đến kết thúc, từ thao tác nhận thức đến thao tác hành vi... 12
  13. Ý tưởng còn được nhìn nhận về bản chất của nó như là “đặt vấn đề”. Cụ thể hơn đó là sự nêu lên vấn đề mới. Xuất phát từ những gì đã quan sát, phân tích, tổng hợp... phải đạt đến mức nêu lên được giả thuyết, nêu lên vấn đề mới dựa trên sự nhìn nhận vấn đề cũ dưới góc độ mới của sự tư duy, đặc biệt là tưởng tượng. Vấn đề khi con người đặt ra ở đây đó chính là những ý tưởng. Có thể đó là một suy nghĩ ban đầu, có thể đó là một giả định về nguyên nhân, đó cũng có thể là một biện pháp nào đó để làm cho vấn đề được giải quyết. Nói thế thì ý tưởng càng không thể tách rời khỏi sáng tạo và họat động sáng tạo. Bên cạnh đó, có thể quy bản chất của ý tưởng khi đặt nó trong mối quan hệ với bản chất của sự sáng tạo trên phương diện chức năng. Một số cách nhìn về bản chất của ý tưởng lại hướng theo việc nghiên cứu các chức năng của sáng tạo để nhìn nhận mối quan hệ đặc biệt này. Xét về bản chất, sáng tạo nghĩa là nghĩ ra - mà nghĩ ra có nghĩa là hình dung và sáng chế. Bất kỳ quá trình sáng tạo nào có hiệu quả cũng phải thực hiện hai chức năng hoàn toàn khác nhau. Sau khi có ý tưởng mới, người thực thi ý tưởng sẽ làm việc sáng tạo còn lại để giải quyết tất cả các nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm mới. Lẽ đương nhiên, quá trình sáng tạo luôn đòi hỏi phải có sự động viên, hướng dẫn, thậm chí là điều khiển khi cần thiết. Mối quan hệ này là quan hệ hai chức năng: thực hiện và điều khiển. Dù mỗi một chức năng đòi hỏi người chịu trách nhiệm sẽ có những nhiệm vụ khác nhau nhưng chắc chắn rằng chỉ khi mỗi phía đều phải tư duy tích cực và hiệu quả thì “cái mới” mới có thể xuất hiện và được thực thi đến độ tốt nhất. Einstein cũng đưa ra những luận điểm khá độc đáo có liên quan đến vấn đề ý tưởng. Theo ông, việc thiết lập vấn đề mà cụ thể là nghĩ ra ý tưởng thường quan yếu hơn việc giải quyết vấn đề vì giải quyết vấn đề chỉ là công việc của kỹ năng toán học hay kinh nghiệm. Nêu lên được vấn đề mới, 13
  14. những khả năng mới, nhìn nhận những vấn đề dưới một góc độ mới đòi hỏi phải có trí tưởng tượng và nó đánh dấu bước tiến bộ thực sự của khoa học. Rõ ràng, hướng nghiên cứu của Einstein đã đánh vào gốc của vấn đề sáng tạo. Cũng như một số cá nhân khác, ông đánh giá rất cao về việc nêu ra vấn đề hay ý tưởng. Đương nhiên, ý tưởng này là ý tưởng dưới dạng “đã được biểu đạt”. Nếu vấn đề đã đạt được biểu đạt một cách hợp lý và mới mẻ, hấp dẫn, chắc chắn việc tìm kiếm phương thức để giải quyết không còn là vấn đề quá quan trọng hay phức tạp. L.X. Vưgốtxki không những đưa ra khái niệm sáng tạo mà ông còn phân tích khá sâu về bản chất của sáng tạo dưới góc nhìn hoạt động. L.X. Vưgốtxki khẳng định hoạt động sáng tạo được coi là hoạt động cao nhất của con người. Chính hoạt động sáng tạo của con người đã làm cho nó thành một sinh vật hướng về tương lai, xây dựng tương lai và cải biến hiện tại của mình. Ông nhận định: “Bộ não không những là một cơ quan gần gũi lại và tái hiện kinh nghiệm cũ của chúng ta, nó còn là cơ quan phối hợp, chỉnh lý một cách sáng tạo và xây dựng nên những tình thế mới và hành vi mới bằng những kinh nghiệm cũ đó”.[11 – trích lại] L.X.Vưgốtxki còn khẳng định thêm rằng thông thường chúng ta có quan niệm sáng tạo là lĩnh vực của một số ít người, đó là những thiên tài, những tài năng đã sáng tác ra những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại hoặc nghĩ ra những cải tiến nào đó trong kỹ thuật. Thế nhưng L.X. Vưgốtxki cũng khẳng định “Sự sáng tạo thật ra không phải chỉ có ở nơi nó tạo ra những tác phẩm lịch sử vĩ đại, mà ở khắp nơi nào con người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra một cái gì mới, cho dù cái mới ấy nhỏ bé đến đâu đi nữa so với những sáng tạo của các thiên tài”. [11]Trong đời sống hàng ngày, xoay quanh chúng ta, sáng tạo là một một điều kiện cần thiết của sự tồn tại và tất cả cái gì vượt qua khuôn khổ cũ và chứa đựng dù chỉ một nét của cái mới, 14
  15. thì nguồn gốc của nó đều do quá trình sáng tạo của con người. Rõ ràng ở đây Vưgốtxki quan niệm về sáng tạo rất rộng và quan niệm này có thể nói thể hiện rõ tính nhân văn của con người. Rõ ràng là với quan niệm này, Vưgốtxki đã thực sự xem xét ý tưởng như mấu chốt của sự sáng tạo mà ở đó ý tưởng được quy về sự thay đổi, đổi mới của sự sáng tạo. Dưới góc độ Tâm lý học, khi xem xét về giá trị của ý tưởng hay sự tồn tại đích thực của ý tưởng, có thể đặt mối quan hệ của ý tưởng với những thuộc tính cơ bản của sự sáng tạo để nhìn nhận mối liên quan này. Sự sáng tạo bao gồm ba thuộc tính cơ bản hay nó bộc lộ ở ba tính chất: tính mới mẻ, tính độc lập và tính có lợi và dường như cả ba thuộc tính này đều có mối quan hệ chặt chẽ với ý tưởng hay nói khác đi, ý tưởng thực sự cũng phải thỏa những điều kiện này nếu đó là một ý thưởng thực tế và hữu hiệu. + Tính mới mẻ Sáng tạo phải tạo ra cái gì đó “mới mẻ”. Cái mới mẻ này có thể là mới đối với cá nhân hoặc đối với xã hội, đứng giữa từ “hoặc” đó chính là hai quan niệm nhưng quan niệm hai là quan niệm phù hợp hơn vì sáng tạo hay hoạt động sáng tạo luôn có thể tồn tại và bộc lộ trong đời sống thường nhật của mỗi người và mọi người. Nếu đã gọi là ý tưởng thì chắc chắn rằng ý tưởng đó phải mới mẻ. Một ý tưởng đã cũ nát hay một ý tưởng đã thực sự quen thuộc đến mức nhàm chán thì chẳng sử dụng để tìm ra được một sản phẩm đích thực. + Tính độc lập - tự lập Tính độc lập - tự lập ở đây tồn tại trong cả tư duy và trong cả hoạt động. Nhờ vào tư duy độc lập thì sáng tạo lấy nó làm tiền đề để nảy sinh giải pháp mới. Khả năng độc lập bộc lộ cả trong việc đặt mục đích tìm giải pháp giải quyết vấn đề. Quá trình giải quyết vấn đề một cách độc lập - tự lập phải bao gồm ba khâu: nhận ra - giải quyết - kiểm tra, đánh giá giải pháp giải 15
  16. quyết vấn đề. Tuy nhiên tính độc lập - tự lập không phải là tính cá nhân hay sự đơn độc mà vẫn có thể có sự phối hợp của nhiều cá nhân dù rằng mỗi cá nhân vẫn giữ sự độc lập của chính mình trong sự phối hợp. Ở đây, bất kỳ một cá nhân nào hay tổ chức - nhóm nào sáng tạo ra ý tưởng, khám phá ra ý tưởng cũng bắt đầu từ việc phải độc lập suy nghĩ và tác chiến. Nếu tất cả những kinh nhiệm cũ cứ ám thị, nếu các cá nhân khác cứ ám thị thì chắc chắn rằng thật khó có thể giải quyết vấn đề tạo ra ý tưởng một cách thực thụ và mang tính khả thi. + Tính có lợi Sáng tạo phải tạo ra cái mới nhưng cái mới ấy phải đảm bảo tính hiện thực, phục vụ cho lợi ích của con người, của xã hội. Sáng tạo không thể phủ nhận hoàn toàn hiện thực mà là sự phản ánh hiện thực tối đa trong tình huống mới, chất lượng mới và mục đích mới để tạo ra cái mới độc đáo hơn, đẹp hơn và có lợi hơn và quay về phục vụ cho thực tiễn cuộc sống. Ở đây, cá thể nói cũng có khá nhiều dạng ý tưởng khác nhau như loại ý tưởng thực tế, loại ý tưởng bay bổng, loại ý tưởng điên rồ... Thế nhưng mong ước cuối cùng của ý tưởng là phải phục vụ cho đời sống con người và đó là một tiêu chí đúng nghĩa của ý tưởng. Khi ý tưởng có lợi, ý tưởng được sử dụng, ý tưởng được chấp nhận hoặc ý tưởng được xem xét... đó là lúc ý tưởng được trả về đúng những hình dạng của nó một cách đúng màu sắc nhất. Như vậy, ý tưởng xét về bản chất đó chính là sự sáng tạo. Mối quan hệ giữa ý tưởng và sự sáng tạo là mối quan hệ cộng sinh, mối quan hệ xuất phát và là mối quan hệ chứa trong. Ý tưởng xét về bản chất chính là sự sáng tạo vì: - Ý tưởng hướng đến việc tạo ra cái mới là ở những mức độ khác nhau. 16
  17. - Ý tưởng của con người tạo ra nhằm để phục vụ cho cuộc sống con người, nhu cầu của xã hội. - Ý tưởng là sự tạo ra cái mới của sáng tạo có sự tham gia khá đầy đủ của các quá trình tâm lý của cá nhân. II. SỨC MẠNH CỦA Ý TƯỞNG Không thể phủ nhận sức mạnh của ý tưởng khi có thể nói rằng ý tưởng là ngọn nguồn của mọi sức mạnh. Con người muốn chinh phục cuộc sống xung quanh, con người muốn cải thiện chính mình và cải thiện người khác, con người muốn hưống đến sự thành công không thể tách rời khỏi ý tưởng. Nói khác đi, sức mạnh của ý tưởng thực sự làm cho con người trở nên mạnh mẽ và kỳ bí. Sức mạnh của ý tưởng làm cho xã hội loài người chúng ta hướng đến một giá trị mới, một đẳng cấp mới. Đầu tiên, có thể nhận thấy sức mạnh của ý tưởng đối với sự phát triển nói chung của con người và xã hội loài người. Ngay từ thời mông muội, con người đã nhận ra những ý tưởng rất sơ đẳng để có thể phục vụ cho chính mình. Từ những hình ảnh rất đơn giản của thú rừng bị cháy thông qua trận hỏa hoạn với mùi thịt thơm, con người dần dần nảy sinh ra những ý tưởng ăn chín. Ý tưởng này đưa con người lên một nấc thang mới thoát khỏi suy nghĩ của chuyện ăn sống - uống tươi trước đó. Con người cũng bắt đầu nhận ra không thể sống một cách giản đơn hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên thế là việc sống ở hang động từng bầy từng đàn bắt đầu xuất hiện. Không dừng ở đó, với của ăn kiếm được quá nhiều mà không thể dùng hết, con người bắt đầu nảy sinh nhiều ý tưởng mới lạ mà cụ thể là biết chăn nuôi để dành, biết dùng những nguyên liệu hay những kỹ thuật để trữ đông... Tất cả dần dần đẩy con người đi đến một sự phát triển mới về mặt nhận thức và hành vi. Con người cùng với xã hội bắt đầu hướng đến một sự phát triển mới mà ở đó bao gồm nhiều thách thức trong cuộc sống đã được giải quyết. Ngay trên 17
  18. bình diện xã hội cũng thế, cộng đồng người luôn hướng đến những phương tiện mới, điều kiện mới và những công cụ mới để phục vụ cho xã hội loài người hướng đến một đỉnh cao của cuộc sống. Đó chính là một xã hội phát triển, văn minh và tiến bộ. Những gì con người có được và xã hội loài người có được ngày hôm nay không thể không bắt đầu từ ý tưởng. Từ những tờ ngân phiếu rất xa xưa trong những bộ phim cổ trang đến tiền giấy ngày nay hay những cổ phiếu ngất ngưởng ở các công ty đều mang màu sắc của sự phát triển xã hội. Đó là sự phát triển đích thực của xã hội loài người nhằm hướng đến một tầm cao mới. Sức mạnh của ý tưởng còn thể hiện khá rõ ở sự phát triển của thể chất và tinh thần trong đời sống con người. Hãy nhìn về sự phát triển của thể chất con người để có thể nhận ra những ý tưởng khoa học không bao giờ ngừng lại. Ngay từ rất xa, chiều cao con người thật khiêm tốn và nhiều quốc gia trong khu vực, chiều cao trung bình của nam giới chưa thể đạt được mức 165 cm. Thế nhưng với những ý tưởng phải cải thiện chiều cao của con người, gia tăng sức khỏe thì nhiều quốc gia hiện nay như Nhật Bản, Hàn Quốc thì chiều cao trung bình của đàn ông đã không dừng lại ở mức trên 165 cm mà tiệm cận 170 cm, thậm chí là hơn thế. Quả thật là đáng nể khi ý tưởng cải thiện về sức khỏe của con người bằng các dưỡng chất, bằng các bài tập thể dục, bằng sự vận động của con người đã được đền đáp một cách xứng đáng. Con người không dừng lại ở việc cao hay thấp mà đã hướng đến một ý tưởng mới: kéo dài tuổi thọ. Ngay từ rất lâu, ý tưởng này có thể là huyễn hoặc hoặc thực sự là “vô lối” khi không có quá nhiều cơ sở khoa học của nó. Thực tế cho thấy ngay trong những dã sử khác nhau trong cuộc sống, nhiều kỳ nhận dị sĩ bắt đầu tu đạo để hướng đến việc sống thọ ngàn năm. Ngay cả những bậc đế vương ở các triều đại khác nhau của Trung Quốc cũng rất muốn mình sẽ trường sinh bất lão. Nào là dược thảo kỳ hoa, nào là 18
  19. tiên đơn diệu dược... Nào là khí công võ thuật, nào là đạo hạnh pháp thuật... đều được sử dụng nhưng thách thức vẫn tồn tại sừng sững như một ngọn núi... Tất cả đều được cải thiện dần dần và ước mong trường sinh bất lão có lẽ vẫn đang ở phía trước. Thế nhưng những bằng chứng về tuổi thọ của con người được nâng lên một cách đáng kể trong vài chục năm qua cũng là những minh chứng về sức mạnh của ý tưởng. Đã có không ít cụ ông và cụ bà có tuổi thọ trên dưới 120 tuổi để thấy rằng những ý tưởng ấy của con người không phải là không có căn cứ hay không phải là không khả thi nếu như mọi thứ ý tưởng đều được cân nhắc để thực thi một cách khoa học. Ngay trong thời đại ngày nay, con người khó có thể hướng đến những thành công về mặt kinh tế hay những định hướng khác nếu không có những ý tưởng. Hãy bắt đầu bằng sự nỗ lực của nhiều doanh nhân thành đạt trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng thêm về sức mạnh của ý tưởng. Khi con người có ý tưởng, không ít người đã thực sự thành công nếu biết khai thác ý tưởng đó một cách thú vị. Hãy suy ngẫm những ý tưởng rất bình dị trong cuộc sống như mở một quầy bán hàng chuyên bán trái cây tươi làm lạnh và đóng gói thật đẹp kèm với hoa tươi được bó sang trọng để có thể nhận thấy rằng đó chính là ý tưởng làm giàu một cách thú vị... Không ít gian hàng thành công một cách bất ngờ khi những người chủ dự án ấy là những sinh viên năm cuối ở một vài trường Đại học đã mạnh dạn khai thác ý tưởng của mình dưới dạng dự án để rồi thành công có được là thương hiệu và số lãi tìm được không dưới vài trăm triệu một năm. Rồi kế đến đó là những ý tưởng hết sức thú vị khác có thể “hái ra tiền” thông qua những thương hiệu rất nổi tiếng như cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Coop mart... và nhiều nhãn hàng - thương hiệu khác nữa. Vấn đề ở đây chưa hẳn về xuất phát điểm của tiềm lực kinh tế cao hay thấp - nhiều hay ít, vấn đề cũng không hẳn về chuyện khả năng điều hành hay quản lý nhưng xuất phát điểm đích thực của nó 19
  20. chính là ý tưởng. Bạn không không thể kinh doanh thành công nếu bạn không có suy nghĩ hay không có ý tưởng để thôi thúc. Bạn hãy sống hết mình vì nó... Khi bạn có một ý tưởng tốt, bạn hãy làm tất cả vì nó, sống vì nó, chết vì nó, bạn sẽ có thể gặt hái được những thành công cực kỳ thú vị và hấp dẫn... III. NGỌN NGUỒN CỦA Ý TƯỞNG Không thể tự dưng con người nảy sinh ý tưởng vậy thì đâu là ngọn nguồn của ý tưởng?. Có thể nói ý tưởng của một câu chuyện, ý tưởng của một bài thơ, ý tưởng của một quyển sách hay ý tưởng kinh doanh, ý tưởng đột phá về mặt quân sự, “ý tưởng” chính trị ... tất cả đều có ngọn nguồn của nó. Truy tìm ngọn nguồn của ý tưởng cũng nên bắt đầu bằng một câu chuyện thú vị trong cuộc sống. Màu trắng là màu của sự tinh khiết hay là màu của huyền thoại khởi thủy cùng với màu đen. Ở màu trắng có cả sự hấp dẫn đến trong veo, có cả sự lôi cuốn đến diệu kỳ, có cả sự lý thú của khám phá và có cả sự tươi tắn của xuất phát... Không ít người trong cuộc sống đã đắm đuối vì màu trắng khi gặp nó và trải nghiệm cùng màu trắng. Và cũng chính vì thế, màu trắng trở thành màu của cuộc sống và màu cung cấp dữ liệu độc đáo cho nhiều ý tưởng thú vị. “Dạ tiệc trắng” là một ý tưởng khá lý thú trong thời gian gần đây. Bình thường, nếu một người chưa thể phát kiến ý tưởng, màu trắng cũng chỉ là màu trắng hoặc chí ít chỉ làm cho con người cảm thấy xúc cảm về nó, lay động khi gặp nó... Gặp một chiếc áo trắng, ta cảm thấy sao mà tinh tế thế, gặp một dãi lụa trắng, cảm nhận được sự đáng yêu của nó, gặp một đóa hoa trắng muốt hay một bó hoa trắng, sự xuýt xoa hay thoải mái về yếu tố đơn giản của nó được tôn vinh ở mức cao nhất được khai thác... Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là ý tưởng có thể nảy sinh trong “Dạ tiệc trắng” bằng 20
nguon tai.lieu . vn