Xem mẫu

  1. Các phương pháp dạy học địa lý 7.2.1. Khái niệm Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học: + Theo Iu.K.Babanski, 1983: "Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thày và trò nhằm giải quyết các nghiệp vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học". + Theo I.Ia.Lecne, 1981: "Phương pháp dạy học là 1 hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn". + Theo I.D.Dverev, 1989: "Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương hỗ giữa thày và trò nhằm đạt được mục đích dạy học. Hoạt động này được thể hiện trong việc sử dụng các nguồn nhận thức, các thủ thuật logic, các dạng hoạt động của học sinh và cách thức điều khiển quá trình nhận thức của giáo viên.
  2. Ngoài ra, còn nhiều định nghĩa khác, song nhìn chung, các định nghĩa thường tập trung vào 3 cách sau: + Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của người giáo viên để truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng và giáo dục học sinh theo mục tiêu của nhà trường. + Phương pháp dạy học là sự kết hợp các biện pháp và phương tiện làm việc của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, nhằm đạt tới mục đích giáo dục. + Phương pháp dạy học là cách thức hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh dẫn tới việc học sinh lĩnh hội vững chắc nội dung học vấn, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực nhận thức. - Trong 3 định nghĩa trên, mỗi định nghĩa thể hiện 1 quan điểm dạy học khác nhau của mỗi thời kỳ: + Trước đây trong dạy học người ta quan niệm thày giáo là người chủ động truyền thụ tri thức, kinh nghiệm, còn trò chỉ việc lĩnh hội những gì thầy truyền đạt theo kiểu thầy nói - trò nghe; thầy đọc - trò chép..., cho tới khi thầy dạy "hết chữ". Cách định nghĩa thứ nhất phù hợp với quan niệm này.
  3. + Phát triển hơn các nhà lý luận dạy học cho rằng, dạy học là 1 hoạt động kết hợp giữa việc dạy (của thầy) và việc học (của trò), vì vậy hai hoạt động này phải có vai trò ngang nhau trong quá trình dạy học, thầy hỏi - trò trả lời... Vì vậy định nghĩa thứ hai phù hợp với quan niệm đó. + Gần đây qua nhiều công trình nghiên cứu về lý luận dạy học, về khả năng nhận thức của học sinh, người ta thấy rằng việc dạy học thực sự có hiệu quả khi chúng ta biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Đặc biệt từ khi xuất hiện lý thuyết về sự lĩnh hội ttri thức thì người ta cho rằng: quá trình dạy học chính là quá trình tổ chức cho học sinh tự lĩnh hội tri thức. Nghĩa là trong quá trình dạy học, thầy là người chỉ đạo, hướng dẫn cách lĩnh hội tri thức, còn trò thì chủ động, lĩnh hội tri thức. Định nghĩa thứ 3 nêu trên là định nghĩa phù hợp với quan điểm dạy học mới hiện nay.
nguon tai.lieu . vn