Xem mẫu

  1. Lời nói đ ầu vào những năm đầu những năm của thập kỷ 90 trở lại đ ây, việc mở rộng hội nhập và hợp tác kinh tế đ ã và đ ang trở thành một xu thế tất yếu của quá trình phát triển nền kinh tế. Những lợi ích kinh tế của việc hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho mỗi thành viên tham gia, những lợi ích kinh tế mà không một quốc gia nào có thể phủ nhận. Việt Nam cũng vậy, đ ể đẩy mạnh quá trình Công nghiệp hoá Hiện đ ại hoá, Đảng và nhà nước ta đ ã và đang thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá và đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế, lấy mục tiêu vì hoà bình và phát triển làm tiêu chuẩn cho mọi hoạt động đối ngoại. Đồng thời, trong bối cảnh phân công lao động quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, việc hợp tác kinh tế quốc tế… đã và đ ang trở thành cách tốt nhất để các quốc gia phát huy được tối đ a lợi thế của mình, cũng như khai thác triệt để những lợi ích của các quốc gia khác để phục vụ cho n ước mình. Không nằm ngo ài xu th ế trên, cả Việt Nam và Nhật Bản đ ều đã tìm thấy ở nhau những điều kiện thuận lợi, cũng nh ư lợi ích kinh tế của bản thân mỗi nước khi xây dựng, phát triển và củng cố mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước. Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, trong quan hệ buôn bán giữa Việt Nam - Nh ật Bản còn có một số hạn chế cần được khắc phục, loại bỏ nhằm phát triển hơn nữa cho xứng với tiềm n ăng của hai nước, đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới. Việc nghiên cứu những thành tựu và những mặt tồn tại đó là rất cần thiết. Vì vậy em đã chọn đề tài: “Quan hệ Thương mai giữa Việt Nam và Nh ật Bản thực trạng và giải pháp”. Với yêu cầu của khoá luận về mặt kiến thức tổng hợp, kiến thức am hiểu sâu rộng về thực tế chính sách là rất cao. Nhưng do sự hạn chế về mặt thời gian, tài liệu
  2. cũng như năng lực nghiên cứu của mình nên trong đề tài em chỉ tập trung vào lĩnh vực (quan hệ Th ương mại giữa Việt Nam – Nh ật Bản giai đoạn từ n ăm 1992 trở lại đây). và em rất mong đ ược sự đó ng góp ý kiến của các thầy cô cũng như bạn đọc đ ể cho đề tài được hoàn thiện hơn n ữa. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy các cô và đặc biệt là thầy giáo TS Nguyễn Xuân Thiên đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này. Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nh ật Bản Cơ sở lý luận. 1.1 Có thể nói, chiến tranh lạnh kết thúc vào đầu thập niên 90 của thế kỷ thứ 20, tạo ra một diện mạo mới cho các quan hệ kinh tế quốc tế. Nó tác động lớn tới nhiều quốc gia, làm thay đổi hẳn cục diện thế giới. Mở đ ầu, được đ ánh d ấu bằng sự tan rã của của chế độ chính trị ở đất nước Liên Xô và một loạt các n ước Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Âu. Tình hình an ninh chính trị trên thế giới, về cơ bản đã ở trong trạng thái ổn đ ịnh. Nguy cơ của bùng nổ chiến tranh hạt nhân (thế chiến thứ 3) đ ã bị đ ẩy lùi. Người ta đã cảm thấy yên tâm hơn, để tập trung vào đ ầu tư phát triển kinh tế và củng cố đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đ ề bất cập, gây ảnh h ưởng trực tiếp tới quan hệ ngoại giao giữa các n ước như : h ệ thống tôn giáo của các nước rất phức tạp, quyền lợi các b ên hay bị xung đột, gây ra chiến tranh liên miên, làm cho nhiều khu vực trên th ế giới không ổn định như: khu vực Châu Phi, vùng Trung Cận Đông… mà điển hình là các lò lửa chiến tranh ấn Độ – Pakistan; ixaren – Plestin, mà gần đây nhất là sự kiện ngày 11/09/2001 làm ch ấn động nư ớc Mỹ. làm dấy lên làn sóng khủng bố khắp nơi trên thế giới;
  3. rồi sự kiện chiến tranh irắc; vấn đ ề hạt nhân ở Bắc Triều Tiên…đã trở th ành vấn đề mà các quốc gia luôn phải cân nhắc. Các xu thế cạnh tranh đối đ ịch giữa các quốc gia, mâu thuẫn luôn luôn cùng tồn tại và phát triển. Nhưng nó không thể nào, ngăn cản được xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá. Ngày nay, xu thế này đã trở thành một yêu cầu khách quan của nền kinh tế thế giới. Thêm vào đó là, sự bùng nổ của cách mạng kh oa học kỹ thuật – công ngh ệ, đã mở ra một kỷ nguyên m ới cho sự phát triển, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước trên thế giới mà nổi bật là vấn đề toàn cầu hoá. Vậy toàn cầu hoá là gì? Toàn cầu hoá là xu th ế tất yếu đã được dự đoán từ lâu. Về logic, xu hư ớng này b ắt nguồn từ bản chất của hệ thống kinh tế thị trường là h ệ thống “mở” không bị giới hạn bởi các đường biên giới quốc gia. Đây là kết quả của quá trình phân công lao động quốc tế, được đ ẩy nhanh trong mấy thập niên th ập niên gần đây. Phân công lao động quốc tế đã đ ạt đ ến trình độ, không chỉ chuyên môn hoá chi tiết sản phẩm cho nhà máy, từng vùng mà còn đến từng quốc gia, khu vực. Trên cơ sở đó, xu ất hiện h ình thái quan h ệ hợp tác, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau trong phân công lao động giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, sản xuất của một nước phụ thuộc rất nhiều vào lao động của một nước khác, bất kể nước đó phát triển hay kém phát triển. Không còn tình trạng, chỉ có nước nhỏ, nước kém phát triển phụ thuộc một chiều, phụ thuộc tuyệt đối vào các nước lớn, nước phát triển mà đã xu ất hiện và gia tăng xu hướng ngược lại: các nước lớn, nước phát triển cũng phụ thuộc vào nước nhỏ, nước lạc hậu. Quá trình toàn cầu hoá, đã thúc đ ẩy nền kinh tế thế giới phát triển theo một chiều hướng mới. Với lực lượng sản xuất phát triển như vũ bão chưa từng có, trên cơ sở của nền công nghệ mới hiện đ ại được thể hiện ở một số mặt sau:
  4. Thứ nhất, có thể nói, xu hướng toàn cầu hoá các hoạt đ ộng kinh tế là nhân tố đầu tiên tác động đến việc thiết lập các chiến lược kinh tế đối ngoại của các nước. Nh ằm thích ứng với một môi trường kinh tế quốc tế mới, đã và đang thay đ ổi. Mục tiêu cuối cùng của các nhà kinh doanh là lợi nhuận, thị phần và những ảnh hưởng quốc tế ngày càng sâu rộng của m ình tới thị trường các nước. Để đạt được mục đích này, các quốc gia phải bắt kịp, thích ứng và thậm chí phải đón đ ầu, đi trước thời đại với những công nghệ mới hiện đại và cả những triển vọng phát triển mới của nền kinh tế thế giới trong tương lai. Thứ hai, trong quá trình toàn cầu hoá, tiến bộ công nghệ nói chung, đặc biệt là sự bùng nổ của cách mạng tin học trong những năm gần đây, đã đẩy mạnh, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tin học trong nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là nhân tố nổi b ật, giúp cho việc điều hành dễ dàng, các hoạt động kinh tế quốc tế phân tán ở nhiều n ước khác nhau trên th ế giới. Bằng cách sử dụng rộng rãi các thiết bị tin học, viễn thông ở nhiều quốc gia. Nh ờ đó m à, các quốc gia phát triển và các nhà kinh doanh, doanh nghiệp… không những có thể mở rộng các hoạt động kinh tế về quy mô ra n ước ngoài, mà còn có thể tăng cư ờng các hoạt động kinh tế về chiều sâu, đổi mới về ph ương thức tổ chức và qu ản lý. Thứ ba, dưới tác động của toàn cầu hoá và cách m ạng tin học, quá trình liên kết khu vực cũng đang diễn ra mạnh mẽ giữa các n ước, đò i hỏi các quốc gia phải sử dụng tối ưu các nguồn lực để hội nhập có hiệu quả vào quá trình h ợp tác và phân công lao động quốc tế. Các tiến trình này sẽ làm nảy sinh nhu cầu kết hợp chặt ch ẽ giữa các chính sách thương mại với đầu tư và viện trợ…, đ ẩy mạnh tự do hoá
  5. thị trường, bằng cách dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thu ế quan giữa các nước. Tuy nhiên, toàn cầu hoá kinh tế như con dao hai lưỡi. Một mặt nó là cỗ xe có động cơ mạnh làm tăng tốc độ phát triển kinh tế, tạo cơ hội to lớn để cải thiện điều kiện sống của người dân ở các nước giầu lẫn n ước nghèo. Nhưng m ặt khác, nó cũng là cả một tiến trình đầy gian nan và thách thức. Nó sẽ tiến công vào chủ quyền của mỗi quốc gia, có thể làm xói mòn nền văn hoá và truyền thống của dân tộc, dẫn tới nguy cơ p hân hoá xã hội, tạo ra hố ngăn cách giữa các quốc gia cũng như các tầng lớp trong xã hội và nó ngày càng trở n ên mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Nh ư vậy to àn cầu hoá là một xu hướng khách quan và xu hướng này đang trong quá trình vận động không ngừng, tạo những cơ hội và cả những thách thức cho tất cả các quốc gia. Vì vậy, các quốc gia cần phải biết khai thác những ưu thế và hạn ch ế những thách thức của toàn cầu hoá kinh tế quốc tế, từ đó tạo ra cơ hội để tham gia ngày càng có hiệu quả hơn vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá cũng đang diễn ra đ ặc biệt mạnh mẽ. Xu hướng tự do hoá thương mại và đ ầu tư được thúc đẩy bởi sự gia tăng mạnh mẽ các hoạt động của các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực hiện có cũng như đang hình thành. Các khối, tổ chức kinh tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong những cuộc thương lượng, sắp xếp và giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong việc thúc đẩy tự do hoá thương mại và giao lưu kinh tế quốc tế. Bất kỳ một nư ớc n ào muốn phát triển được trong tương lai thì đ ều phải tìm cách trở th ành thành viên của ít nhất một trong những tổ chức kiểu như vậy. Quá trình toàn cầu hoá đã dẫn đến việc hình thành các khối kinh tế – mậu dịch tự do trong khu vực. Hiện nay, nền kinh tế thế giới có rất nhiều khối liên minh, liên kết
  6. kinh tế hoặc mậu dịch tự do. Ví dụ như, liên minh Châu Âu (EU): được coi là một tổ chức liên kết khu vực rất đ iển hình, đ ường biên giới giữa các quốc gia đ ã b ị xóa bỏ không còn hàng rào thu ế quan. Mặc dù tiến trình này, diễn ra không hoàn toàn suôn sẻ như mong muốn, song việc h ình thành một thị trường thống nhất đang ngày được ho àn thiện hơn. Mục tiêu của toàn cầu hoá kinh tế đó là, lưu thông tự do hàng hoá; các yếu tố - công ngh ệ sản xuất cả những kinh nghiệm, kỹ năng quản lý… trên phạm vi toàn cầu. Nh ưng trong tương lai gần, mục tiêu này ch ưa thể thực hiện được. Chính vì vậy, việc từng nhóm nước liên kết lại với nhau, cùng đưa ra những ưu đãi cho nhau cao hơn những ưu huệ quốc tế hiện h ành như: lo ại bỏ những h àng rào ngăn cách, lưu thông hàng hoá và các yếu tố sản xuất… giữa các nước. Đây là m ột khâu quan trọng, đặt nền móng cho quá trình toàn cầu hoá về kinh tế đ ược xúc tiến nhanh h ơn. Từ đó có th ể khẳng đ ịnh rằng, khu vực hoá và hợp tác kinh tế toàn cầu hoàn toàn không mâu thuẫn với nhau m à hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy lẫn nhau và bổ trợ cho nhau. Khu vực hoá chỉ nảy sinh trong bối cảnh to àn cầu hoá kinh tế đã phát triển đến một mức độ nhất đ ịnh nào đấy. Nh ưng, trong trình độ hợp tác của khu vực hoá lại cao hơn so với toàn cầu hoá kinh tế và khu vực hoá phát triển rộng rãi trên th ế giới sẽ lại giúp cho hợp tác kinh tế toàn cầu phát triển ngày càng sâu sắc hơn. Hai tổ chức khu vực có tác động và ảnh hưởng trực tiếp nhất, liên quan mật thiết đến quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta, đặc biệt là quan hệ kinh tế Việt Nam – Nh ật Bản. Đó là, Diễn đ àn hợp tác kinh tế Châu á thái Bình Dương (APEC) và Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN). APEC được th ành lập vào tháng 11 năm1989. Lúc đ ầu, chỉ có 18 nước thành viên. Hiện nay, có 21 nước trong đó có Nhật Bản và Việt Nam. Đây là tổ chức hợp tác
  7. kinh tế khu vực có quy mô lớn nhất thế giới. Dân số xấp xỉ 2165,5 triệu người (bằng 45,6 % dân số thế giới); diện tích l•nh thổ 43.631,8 triệu km2 (chiếm khoảng 46,7 % diện tích lãnh thổ của toàn thế giới); GDP 15.526,23 tỷ USD (chiếm khoảng 55,8 % GDP của toàn th ế giới); và kim ngạch xuất khẩu 2.255,6 tỷ USD (chiếm khoảng 43,8 % tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn th ế giới). Chính vì vậy, mô hình hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương và tiềm năng to lớn của sự hợp tác kinh tế - kỹ thuật của APEC, đã và đ ang cuốn hút sự chú ý của toàn th ế giới. Thế kỷ 21 này, chắc chắn sẽ là th ế kỷ phát triển đầy n ăng động của khu vực Châu á Thái Bình Dương mà APEC là tổ chức hạt nhân. Việt Nam và Nhật bản đều là thành viên chính thức của APEC. Do đó , các quan h ệ kinh tế song phương giữa hai n ước cũng chịu sự ràng buộc, chi phối của những nguyên tắc mà tổ chức này đ • đề ra. Cùng với APEC, tổ chức kinh tế khu vực thứ hai có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam và Nh ật Bản là hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN). ASEAN được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967, lúc đầu th ành lập mới có 5 nước th ành viên. Hiện nay, đ• phát triển và mở rộng ra toàn bộ các n ước Đông Nam á. Bao gồm 11 nước, trong đ ó có Việt Nam. Ngay trong ngày đầu th ành lập, ASEAN đ• long trọng tuyên bố mục tiêu hàng đ ầu của hiệp hội là: “thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh th ần bình đẳng, hợp tác nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho một cộng đồng các n ước Đông Nam á hoà b ình, hợp tác và th ịnh vượng”. Kể từ đó cho đ ến nay, các nước n ày luôn coi hợp tác kinh tế là một trong những nội dung chủ yếu trong các hoạt động của mình. Là một nước thành viên của ASEAN,
  8. các quan hệ kinh tế của Việt Nam với Nhật Bản, nhất là trong quan h ệ của ASEAN cộng 3 gồm (Trung Quốc; Nhật Bản; Hàn Quốc) vừa chịu sự chi phối của những nguyên tắc chung trong hợp tác kinh tế của hiệp hội với các nước trong khu vực và các khu vực khác, vừa nằm trong bối cảnh chung quốc tế, chịu sự chi phối của các chính sách kinh tế đối ngoại của Nhật Bản với các nước trong khu vực này. Mặc dù có sự thành công không giống nhau, song thực tiễn hoạt động của các hình thức liên kết khu vực như trên cho th ấy, quá trình khu vực hoá giúp các quốc gia trong khu vực có cùng những điều kiện nhất định hỗ trợ nhau cùng phát triển, tạo ra lợi thế cạnh tranh chung (lợi thế so sánh khu vực) trên pham vi toàn cầu. Đồng thời, tạo điều kiện đ ể có được quan hệ giao lưu kinh tế phát triển rộng rãi, không ch ỉ giữa các quốc gia trong khu vực với nhau mà giữa khu vực với khu vực và giữa các quốc gia trong khu vực với các quốc gia khác trên th ế giới. Cùng với sự phát triển không ngừng của xu thế n ày, sự dựa vào nhau, hỗ trợ nhau, tác động và ảnh h ưởng lẫn nhau của kinh tế các nước ngày càng sâu sắc. Trách nhiệm của chính phủ các nước, phải dựa trên cơ sở của tinh thần: cùng nhau gánh ch ịu trách nhiệm và sự rủi ro (nếu có) đ ể tiến hành hợp tác, phối hợp quốc tế rộng rãi và có hiệu quả trong việc tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá. Tóm lại, toàn cầu hoá và khu vực hóa luôn gắn liền với nhau, tạo động lực thúc đẩy nhau làm cho hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển. Trong xu thế ngày nay, m ỗi dân tộc (quốc gia), đều tìm cố gắng tìm cho mình một chỗ đứng đ ể nâng cao vị thế của mình trên trư ờng quốc tế. Vị thế chính trị của mỗi nước, phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh kinh tế của n ước đó . Vì vậy, mỗi nước đều phải cố gắng thích nghi với luật chơi chung của các nước trong khối, thế giới. đồng thời
  9. phải cố gắng bảo vệ lợi ích dân tộc mình, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc. 1.2 Cơ sở thực tiễn Bao gồm các nhân tố cả chủ quan cũng như thực tiễn khách quan của hai phía Việt nam và Nhật Bản. 1.2.1 Các nhân tố từ phía Nhật Bản. Sự sụp đổ của Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào đầu những n ăm 1990, làm cho chiến tranh lạnh kết thúc. Không còn sự chạy đ ua vũ trang giữa hai cực nữa. người ta coi cuộc chiến tranh lạnh mà thực chất là sự đối đầu về tư tưởng, chính trị quân sự giữa Liên Xô và Hoa Kỳ đ ã chấm dứt. Tình hình th ế giới đ ã mở ra một kỷ nguyên m ới cho sự phát triển, ở đó hợp tác và cạnh tranh trở thành hai m ối quan tâm lớn của các quốc gia. Cơ cấu hai cực chấm dứt và phát triển, xu hướng tiến tới đ a cực. Trước sự biến chuyển tình hình kinh tế thế giới, chủ yếu dựa vào sức mạnh kinh tế của mình, các nhà hoạch định chính sách kinh tế Nhật Bản đ ã xây dựng chiến lược kinh tế, với mục tiêu vươn lên trở thành một cư ờng quốc cả về kinh tế lẫn chính trị. Mục tiêu của Nhật Bản trong những năm tiếp tới đây là, vươn lên vị trí trở thành một cường quốc chính trị, kinh tế. Mục tiêu này được thể hiện rất rõ trong chiến lược kinh tế nói chung và trong chiến lược kinh tế đối ngoại nói riêng của Nhật Bản. Nhật Bản từng bư ớc giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ, vươn lên vị trí ngang hàng với Mỹ (Nhật Bản có thể trả lời “không” trong đ àm phán với Mỹ). Để thực hiện được chiến lược đó, Nhật Bản ra sức phát triển quan hệ với các khu vực kinh tế thông qua hoạt động thương mại, đ ầu tư trực tiếp và các khoản viện trợ cho các nước. Bên cạnh đó , trước sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của các quốc gia khu
  10. vực Châu á trong vài thập kỷ q ua và với những lợi thế gần gũi về mặt đ ịa lý, văn hoá xã hội, Nhật Bản đã xây d ựng được mối quan hệ tốt đẹp với các nước. Họ đ ã có một chiến lược kinh tế đối với các khu vực Châu á. Đây được coi là chiến lược trọng tâm đ ể phát triển chiến lược kinh tế đối ngoại của Chính phủ Nhật Bản trong th ời gian tới. Thay đổi chiến lược của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh lạnh là, chú trọng vào khu vực Châu á - Thái Bình Dương, phát triển các quan hệ phụ thuộc lẫn nhau cùng nhau phát triển trong khu vực; phát huy vai trò toàn diện của các tổ chức hợp tác khu vực. Hợp tác với các tổ chức quốc tế nh ư Liên Hợp Quốc và tổ chức mậu dịch thế giới... Điều n ày, thể hiện trong chính sách áp dụng vào Châu á của Nhật Bản, nhằm phát huy tối đa vai trò của mình ở Châu á và sử dụng Châu á làm căn cứ để Nhật Bản vươn lên trở th ành một cường quốc. Nhật Bản tranh thủ sự phát triển kinh tế của ở Đông á để đối phó với những chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ và b ảo vệ lợi ích của Nhật Bản ở Châu á - Thái Bình Dương bằng các cơ ch ế kinh tế. đồng thời đóng vai trò chủ đạo trong công cuộc xây d ựng trật tự mới ở Châu á. Thông qua cuộc họp thượng đ ỉnh APEC ở Seattle, Nhật Bản cảm thấy Mỹ đang chuyển chính sách hướng về Châu á. Sợ rằng, vai trò lãnh đạo Châu á - Thái Bình Dương sẽ có thể rơi vào tay M ỹ sẽ làm m ất đ i vai trò ảnh hưởng của mình. Hơn nữa, trước việc Mỹ, Canada, Mêhicô tăng cư ờng bảo hộ mậu dịch với việc thành lập khu vực mậu dịch tự do của ba n ước và sự lớn mạnh của cộng đồng kinh tế Châu á đã buộc Nhật Bản phải có chính sách phát triển hợp lý trong trong nội bộ nước m ình và đối với các nước Châu á. Trong quan h ệ kinh tế quốc tế, Nhật Bản luôn giữ vai trò là đại diện ở khu vực Châu á. Nhưng quan hệ với các nước khu vực Châu á th ì Nhật Bản lại đó ng vai
  11. trò quan trọng dường như là quốc gia ngoài khu vực. chính vì lẽ đó , các nước thuộc khu vực Châu á vừa là lực lượng đối tác “sân sau” của Nhật Bản trong quan hệ kinh tế với Mỹ và các khu vực kinh tế khác, đồng thời là một “b ãi cỏ” con voi Nh ật Bản khai thác. Nh ật Bản đ ang thực hiện chiến lư ợc kinh tế đối ngoại hướng về Châu á, xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. ở phương diện kinh tế, cần nhấn mạnh tới, đ ây là khu vực có nhiều lợi thế về đ ịa lý – Kinh tế, dân số, xã hội… * Châu á là khu vực có số dân chiếm khoảng hơn 1/3 dân số thế giới, chiếm gần 1/3 diện tích to àn cầu với hệ sinh thái, tài nguyên đa d ạng, phong phú, nguồn nhân lực dồi dào với trình độ khá cao. Do đó, gia tăng quan hệ kinh tế với các nước ở Châu á có nền nông nghiệp lạc hậu để tăng cường sự lệ thuộc về kinh tế, chính trị. đ ể có vốn và công nghệ hiện đ ại cho quá trình công nghiệp hoá, các nước này sẵn sàng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế với các nước khác đặc biệt là Nhật Bản. Hơn n ữa, nếu chỉ xét riêng về phía Nhật Bản, có thể nói đây là quốc gia có tiềm lực kinh tế h àng đầu trong khu vực lại luôn dư thừa vốn, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến... Với sự phát triển n ăng động của Châu á, làm cho ý tưởng quay về với Châu á ngày càng trở n ên rõ nét hơn trong chính sách của các nhà lãnh đạo cũng như các nhà kinh doanh Nhật Bản. * Ngoài ra, sự tác động xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá được coi là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự thay đổi trong chính sách đối ngoại, đ ẩy mạnh bành chướng kinh tế ra b ên ngoài của Nhật trong những năm 1990, đặc biệt là vào các nước ở khu vựoc Châu á.
  12. * Sau chiến tranh lạnh, Nhật Bản nhận thức được rằng, tình hình phát triển ở khu vực Châu á sẽ tiến triển theo chiều h ướng tích cực. ở đ ó, người ta tìm thấy sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia, nhằm tận dụng những lợi thế so sánh đ ể tiếp tục duy trì sự phát triển đó cũng là giải pháp tốt đ ể các quốc gia trong khu vực này vượt qua, khắc phục được cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực. Dư ờng như, các đối tác đều nhận thức được tầm quan trọng của mối liên kết toàn diện. sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và an ninh …ngày càng phát triển, bất chấp sự khác biệt về chế độ chính trị. Đây là nét m ới về chất trong quan hệ kinh tế quốc tế và khu vực những năm đầu thập kỷ 90. Nếu trước đây, sự khác biệt về chế độ chính trị là một trở ngại trong việc xác lập các quan hệ quốc tế, tin cậy lẫn nhau mà người ta cố gắng vượt lên, song đã không thành công thì ngày nay tình hình đã đổi khác. Chính bối cảnh này, tình hình khu vực đã tạo tiền đề cho Nhật Bản thực thi tốt chính sách mở rộng hợp tác kinh tế, chính trị và văn hoá với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở đó có thể thấy rằng, vào đầu thập kỷ 90, quan hệ hai nước Việt Nam - Nh ật Bản đã phát triển nhanh chóng cả về bề rộng lẫn chiều sâu. tạo cơ sở vững ch ắc cho sự phát triển ổn định trong thế kỷ XXI. Trong giai đoạn quá độ của quá trình toàn cầu ho á, việc cơ cấu lại tương quan lực lượng trong khu vực và trên th ế giới, làm cho quan h ệ Việt – Nhật có đ iều kiện phát triển thuận lợi hơn so với các nước khác, do hai nước có những lợi ích tương đồng là cùng ở Châu á; cùng có nhu cầu hoà bình và ổn định để phát triển; có tiềm n ăng kinh tế cần bổ sung cho nhau và cần có sự ủng hộ lẫn nhau trong việc nâng cao vai trò chính trị ở khu vực cũng như trên th ế giới. Hơn nữa, Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng trong
  13. chính sách của Nhật Bản đối với Châu á - Thái Bình Dương đặc biệt là Đông Nam á. trong sự vận động của quan hệ Nhật – Mỹ, Nhật – Trung, Nhật – ASEAN, Nh ật Bản có lợi ích lớn về kinh tế, chính trị… trong quan hệ với Việt Nam. 1.2.2 các nhân tố từ phía Việt Nam Nư ớc ta và một số nước khác, đ ã có lúc xem xét vấn đề độc lập kinh tế, xây dựng một nền kinh tế hoàn chỉnh mang tính tự túc (tự cung tự cấp) đ ể tránh sự lệ thuộc vào bên ngoài. Có th ể nói, việc mở rộng thương m ại quốc tế cùng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại khác, vận dụng một trong những bài học kinh nghiệm quý báu, được rút ra từ thực tiễn của nước ta trong những năm qua. Kế thừa và phát huy có chọn lọc các quan điểm đổi mới của Đại hội Đảng VI, Đại hội Đảng VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đ ã đề ra như: chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – Xã hội đến n ăm 2000 tiếp tục khẳng định quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự định hướng của nhà nước theo đ ịnh hướng XHCN. Trong lĩnh vực ngoại thương, để tiến tới “tự do hoá thương m ại”, từng bước tham gia, hội nhập với các tổ chức thương mại khu vực và toàn cầu, nhiều văn bản, chính sách mới về các hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, kêu gọi các nh à đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư liên doanh với Việt Nam đ ể phát triển sản xuất các mặt hàng xu ất khẩu… đã được chính phủ ban hành. Với nhiều biện pháp cải cách mạnh mẽ và táo bạo, sau 15 năm kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã từng bước hình thành nền kinh tế thị trường với những nét đặc trưng riêng của mình. Không chỉ vượt ra khỏi khủng hoảng về kinh tế mà còn, thu đ ược những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực cả về kinh tế và xã
  14. hội. Thời kỳ từ n ăm 1991 – 1995, GDP tăng bình quân hằng năm xấp xỉ 8,2 %; thời kỳ từ năm 1996 – 2000, m ặc dù ch ịu ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nhưng mức tăng trưởng GBP vẫn đ ạt mức bình quân xấp xỉ 7 %. Nhờ vậy, tổng thu nhập trong 10 năm đ ã q ua tăng hơn 2 lần, cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển tích cực theo hướng CNH – HĐH (công nghiệp hoá - hiện đại hoá), tạo tiền đề cho những thay đổi sâu sắc cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Với phương châm “muốn làm b ạn với tất cả các n ước”, Việt Nam đã thực hiện một chính sách đối ngoại rộng mở. Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của hai tổ chức kinh tế khu vực là ASEAN, APEC và đang tích cực chuẩn bị gia nh ập WTO. Ngo ài ra, Việt Nam có quan hệ thương mại với gần 170 nư ớc và vùng lãnh thổ, ký hiệp ước thương mại với hơn 60 nước và nh ận được ưu đãi tối huệ quốc của 68 nước. Nh ật Bản, với tư cách là một n ước có tiềm năng về kinh tế, có vai trò ổn đ ịnh và hỗ trợ phát triển trong khu vực… đã trở thành một đối tác đang là hư ớng ưu tiên để Việt Nam thiết lập quan hệ lâu dài. điều n ày, không chỉ nhằm mục đích duy trì môi trường ổn đ ịnh xung quanh, mà Việt Nam còn mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ phía Nhật Bản. Hơn thế nữa, Nhật Bản cũng đ ã b ắt đ ầu thể hiện vai trò của mình b ằng các sáng kiến trong hành động cụ thể của mình, đặc biệt trong quan hệ với các nước Đông Nam á. Vì thế, những thắc mắc trở ngại trong quan hệ giũa hai nước dễ d àng được tháo gỡ, nhanh chóng tìm kiếm các biện pháp để thúc đ ẩy các mối quan hệ ảnh h ưởng này. Khi Việt Nam mở cửa hội nhập, chính thức trở thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN). cũng như trong quan h ệ với Việt Nam chắc chắn Nhật Bản sẽ có đ iều kiện mở rộng ảnh hưởng
  15. của m ình. Điều này, không chỉ tạo ra sự cân bằng trong quan hệ với các nước, m à còn là dấu hiệu về tính chủ động và độc lập trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản nhằm nâng cao vị thế của mình trong khu vực và trên thương trường quốc tế. 1.3 ý ngh ĩa của quan hệ thương m ại giữa Việt Nam – Nhật Bản. Việt Nam, hiện đ ang trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH – HĐH đang được đ ẩy mạnh. Chu trình đổi mới toàn diện đ ược bắt đầu từ năm 1986, đ ã làm cho n ền kinh tế thay đổi một cách cơ bản. Nh ững th ành tựu, mới đ ạt được là bư ớc đầu nhưng rất quan trọng. như việc chuyển từ một nền kinh tế thiếu hụt về lương thực, thực phẩm sang một nền kinh tế có dư thừa và xu ất khẩu lương thực, kiểm soát được lạm phát, không ngừng mở rộng, phát triển các mối quan hệ kinh tế với các nước bên ngoài, tăng trưởng kinh tế cao, cải thiện đ iều kiện sống… và những nhu cầu cơ bản khác của mọi tầng lớp xã hội được đáp ứng. điều quan trọng nhất là, sự chuyển đ ổi của cả một hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nh ững nhân tố quyết định, đ ánh dấu sự cố gắng nỗ lực của toàn thể dân tộc Việt Nam để đạt tới “điểm cất cánh”. và đây cũng là những nhân tố, làm cho Việt Nam có khả năng thực hiện một chiến lược mới về CNH – HĐH đất nước. Để thực hiện được chiến lược mới này trong tương lại, Việt Nam cần thực hiện ba nhiệm vụ chiến lược chính sau đây: - Thứ nhất; phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - Xã hội và thực hiện tái đ ầu tư theo hướng CNH – HĐH. - Thứ hai; Tổ chức lại và phát triển các lực lượng chủ chốt trong cơ cấu kinh tế đ a sở hữu, đặc biệt là khu vực nhà nư ớc một khu vực đóng góp rất lớn cho tổng thu
  16. nhập quốc dân (GDP) của Việt Nam. Nó có thể tiếp tục, đóng vai trò là lực lượng chính và cơ bản trong nền kinh tế thị trường trong khoảng hai đến ba thập kỷ tới. - Thực hiện chính sách: kết hợp giữa tăng trưởng cao với công bằng xã hội. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ n ày, Việt Nam phải đương đầu với những khó khăn lớn như: + Thiếu hụt vốn. + Thiếu công nghệ h iện đại. + Thiếu kinh nghiệm quản lý cả về vĩ mô cũng như là vi mô. + Sự cách biệt thu nhập ngày càng gia tăng tạo nên hố ngăn cách, phân hoá giữa giầu và nghèo. Những tiêu cực trong phát triển nền kinh tế thị trường như: tham nhũng, buôn lậu và sự sa sút môi trường… Nh ững khó khăn trên đây, không thể vượt qua được nếu chỉ dựa vào những nỗ lực của bản thân Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Thực hiện chính sách đối ngoại theo hướng đổi mới, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trong khu vực, lần đầu tiên trong lịch sử có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước tư b ản lớn. Việt Nam cũng có quan hệ thân thiện với các nước Tây Bắc âu; duy trì quan hệ truyền thống với các nước Đông Âu và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ; có u y tín trong các nước đang phát triển và phong trào không liên kết. Vai trò và uy tín quốc tế của Việt Nam sẽ tăng lên gấp bội, khi Việt Nam đ ủ đ iều kiện cất cánh về kinh tế. Với đ iều kiện đ ịa lý tự nhiên thuận lợi, cộng với sự tương đồng về văn hoá, phong tục tập quán giữa hai dân tộc Việt Nam – Nhật Bản tạo th êm nhiều thu ận lợi để phát triển mối quan hệ kinh tế – thương mại ngày càng tốt đẹp hơn, mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho cả hai bên. Nhận thức được điều này, trong
  17. những năm qua, với sự cố gắng nỗ lực của cả hai bên đ ã làm cho quan hệ giữa hai nước đ ã được thiết lập và mang lại những thành công đáng kể cho cả hai bên. Trước hết đối với Việt Nam, việc phát triển quan hệ kinh tế thương m ại sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho quốc gia trong lĩnh vực ngoại thương. Nh ật Bản, có một thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các sản phẩm của Việt Nam như: d ầu thô, hàng d ệt may, giầy dép da, than, Cafe… và các hàng nông sản khác. Nhờ đó, tích lu ỹ được một nguồn ngoại tệ đáng kể cho đ ất nước, góp phần đ áng kể vào công cuộc đổi mới đất nước. Mặt khác, thông qua nhập khẩu, nhu cầu tiêu dùng của ngư ời Việt Nam sẽ được thoả m ãn với những hàng hoá có chất lượng tốt hơn, mẫu m ã đẹp hơn, nhiều tính n ăng tác dụng do Nhật Bản sản xuất. Đây cũng là một động lực đ ể nâng cao khả n ăng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nư ớc với hàng hoá nhập khẩu từ Nhật Bản. Hơn nữa khi tham gia vào quan hệ ngoại thương với Nh ật, Việt Nam có thể nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại từ một n ước có công nghệ tiên tiến nh ư Nh ật Bản, để từ đó đẩy mạnh, nhanh hơn quá trình CNH – HĐH đất nư ớc, nâng cao năng xuất lao động cho nền kinh tế nói chung. Mặt khác, nhờ có một đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn cao và khả n ăng tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, nên Nhật Bản đã khai thác và sử dụng hiệu quả nhân tố này trong quá trình sản xuất, đ ể tạo ra những sản phẩm có lợi thế so sánh. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn có lợi thế trong việc sử dụng và phát huy vốn đầu tư của m ình. Thông qua ho ạt động đầu tư, Việt Nam đ ã thu hút được một nguồn vốn đ ầu tư lớn từ Nh ật đó là: vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn đ ầu tư trực tiếp (FDI); cũng như tiếp thu được những công ngh ệ mới, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của Nhật Bản... Với luồng vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam, sẽ cải thiện phần nào tình trạng thiếu
  18. vốn, thiếu công nghệ mà các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đ ang vấp phải. Trong quan hệ kinh tế đối ngoại với Nhật Bản, Việt Nam nhận đ ược nhiều những khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ Nhật Bản. Đây là hoạt động viện trợ mang tính chất chính phủ của Nhật Bản đối với công cuộc kiến thiết, phát triển đất nước của Việt Nam. Hoạt động n ày được chính phủ Nhật Bản tiến hành từ khá lâu và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam cho tới nay. Thông qua nguồn vốn ODA, Nhật bản đ ã hỗ trợ cho Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vốn lạc hậu, h ư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng. với các dự án xây dựng, tu sửa đường xá, cẩu cống, xây dựng hệ thống thông tin liện lạc, khai thác nguồn n ăng lượng… làm thay đ ổi bộ mặt của đ ất nước, đồng thời làm tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đ ầu tư nước ngoài. Trong quan hệ kinh tế – thương mại giữa Việt Nam – Nhật bản, không chỉ mang lại nhiều thuận lợi cho Việt Nam mà về phía Nhật Bản cũng có nhiều lợi ích, góp phần vào mục tiêu kinh tế – chính trị của họ. Về mặt kinh tế, Việt Nam là một thị trường rộng lớn của các doanh nghiệp Nhật Bản, đ ặc biệt là các mặt hàng như đồ điện tử, điện lạnh. xe máy, ô tô…. Ngoài ra, Việt Nam còn là một quốc gia có nguồn tài n guyên tương đối đa dạng và phong phú. Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và các cây công nghiệp. Bờ biển từ Bắc xuống Nam của Việt Nam chuyển hướng, uốn khúc theo hình chữ “S”, kéo dài trên 15 vĩ độ. Bờ biển dài trên 3000 km là điểm thuận lợi đ ể Việt Nam phát triển các ngành thu ỷ hải sản, cảng biển vận tải biển, du lịch, giao thông. Bên cạnh đó, vùng Biển Việt Nam có thềm lục địa mở rộng hứa hẹn nhiều tài nguyên khoáng sản đặc biệt là các kim loại quí
  19. hiếm và dầu mỏ. Mặt khác, cùng với sự gia tăng đ ầu tư sang Việt Nam, một thị trường lao động rẻ, trẻ, có trình độ văn hoá khá… các doanh nghiệp Nhật Bản cũng tiết kiệm được chi phí sản xuất, cạnh tranh tốt hơn trong xuất khẩu, gia tăng hiệu quả của nền sản xuất nói chung. Ngoài nh ững lợi ích về kinh tế, Nhật Bản còn đạt được những mục tiêu chính trị của mình. Có th ể nhận thấy rằng, từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995, bình thường hoá quan hệ với Mỹ, đư ợc xét kết nạp vào diễn đ àn APEC, cùng với những hoạt động tại liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác, tiếng nói của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế và khu vực được các n ước khác coi trọng. Với uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng tăng, quan h ệ chính trị giữa Việt Nam và Nh ật Bản có cơ hội phát triển lên một tầm cao m ới. Điều này góp phần làm tăng thêm vai trò vị trí quốc tế của Nhật Bản. Tuy Việt Nam không phải là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản, song Nh ật Bản muốn phát huy vai trò chủ đ ạo ở khu vực và vai trò chính trị quốc tế, Nh ật bản không thể không tính đến thực tại và tiềm năng của Việt Nam ở trong khu vực. Thực tế quan hệ lịch sử của hai nước và quan hệ quốc tế trong khu vực đã khẳng định điều n ày. Từ lâu, Nhật Bản nhận thức rõ tầm quan trọng của Việt Nam trong chiến lược Đông Nam á của m ình. Sự ổn đ ịnh chính trị và hợp tác quốc gia trong khu vực, có ý nghĩa tích cực đối với mục tiêu và lợi ích trong chiến lược của Nhật Bản.Trên thực tế, trong khi tình hình chiến tranh lạnh đang căng thẳng, sự đối đ ầu tại khu vực còn nổi trội h ơn xu hướng hợp tác và quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thì Nhật bản không thể triển khai được chính sách ngoại giao tích cực độc lập. Trong bối cảnh khu vực như vậy, Nhật Bản bị sức ép từ bên ngoài phải đứng vào vị trí của một bên, chống lại phía bên kia ngoài ý muốn. Hiện
  20. nay, trong xu th ế hợp tác, liên kết phát triển. Thực tế, Việt Nam đ ã gia nhập ASEAN, thì tình hình này rất có lợi cho Nhật Bản, khi mà Nh ật quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Người ta không thể hình dung được một Đông Nam á ho à bình, ổn định, phát triển mà không có Việt Nam, một nước có tiềm n ăng và được coi là một nước cỡ lớn ở khu Vực Đông Nam á. Chính sách thúc đẩy quan hệ toàn diện với khu vực Đông Nam á của Nhật Bản có nhiều cơ hội th ành công khi quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản đ ược tăng cường. Mặt khác, Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam á, n ằm án ngữ các tuyến đ ường giao thông biển ở khu vực Thái Bình Dương, có nhiều cửa ngõ thông ra biển thuận lợi, có các hải cảng như cảng Hải Phòng, Cam Ranh, Đà Nẵng, Vũng Tầu… có ý nghĩa về mặt quân sự cũng như kinh tế. Quyết định sử dụng những hải cảng này của Vệt Nam trong tương lai, có thể xem như là một nhân tố tác động đến chiến lược an ninh của Nhật Bản. Nhật Bản muốn bảo vệ được vận tải biển qua biển Đông, cũng như b ảo đ ảm an ninh ở phía Tây Nam thì, không th ể không tính tới nhân tố này. An ninh kinh tế cũng như an ninh quốc phòng của Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào khu vực biển Đông, nơi mà Việt Nam là một trong những đối tác chính. Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại việt nam - nhật bản từ năm 1992 đến nay Sau hơn 30 năm (1973 – 2004) thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, quan hệ kinh tế thương m ại giữa Việt Nam - Nhật Bản trong mối quan hệ mới không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Trên cơ sở lợi ích riêng của hai nước, mặc dù có sự khác biệt về chính trị, nhưng hai nước đã có nhiều cố gắng duy trì và phát triển mối quan hệ này. Đặc biệt từ n ăm 1992 đến nay, do đã có các bư ớc tiến
nguon tai.lieu . vn