Xem mẫu

  1. Các nguyên tắc trong đàm phán Đàm phán - thuyết phục là kỹ năng quan trọng bậc nhất trong giao tiếp mà mỗi người chúng ta có thể rèn luyện được. Bạn càng đàm phán giỏi, bạn càng thành công và hạnh phúc. Tuy nhiên, đàm phán cũng có những nguyên tắc cơ bản. Nếu các bạn vận dụng tốt các nguyên tắc của T. Harv Eker được giới thiệu dưới đây, các bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên về hiệu quả đàm phán của mình. 1/ Tinh thần đàm phán: Hai bên CÙNG THẮNG Đàm phán chỉ thành công khi cả hai bên đều có được cái mình muốn và đều nghĩ rằng mình chiến thắng. Trong đàm phán, hai bên thường thực sự muốn hai điều khác nhau, ở các thời điểm khác nhau; nếu cùng một thứ (như tiền chẳng hạn) thì ở mức độ có thể dung hòa được.
  2. 2/ Hiểu và sử dụng bí quyết đầu tiên và cơ bản là HỎI Hỏi là một vũ khí mạnh mẽ trong giao tiếp của con người. Ai đặt các câu hỏi, người đó nắm quyền kiểm soát. Nếu bạn không hỏi, câu trả lời là 100% không; nếu bạn hỏi, bạn tăng thêm 50% cơ hội chiến thắng. Nên đặt câu hỏi như thế nào / ra sao thay cho câu hỏi có / không. 3/ Tạo sự THÂN THIỆN với đối tác Nguyên tắc này dựa trên cơ sở mọi người thường sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ những người họ thích và có thiện cảm. Bạn có thể tạo sự thân thiện bằng cách tìm và chia sẻ các điểm chung (đồng hương, đồng sở thích, đồng quan điểm,…); đưa ra ngay từ đầu phương án hợp tác thay vì tranh chấp; và không bao giờ phê phán đối tác đàm phán. 4/ Luôn biết và chuẩn bị cái đối tác MUỐN để đàm phán
  3. Cơ sở: Khi đàm phán, đối tác chỉ quan tâm đến cái họ muốn và cố gắng đạt được nó. Do đó, bạn cần luôn biết đặt mình vào địa vị của đối tác để suy nghĩ và dự đoán mọi việc. Nếu chỉ quan tâm đến cái mình muốn mà không quan tâm đến điều người khác muốn, bạn sẽ khó tìm ra giải pháp 2 bên cùng muốn. Henry Ford từng nói: Nếu như một người biết đặt mình vào vị trí của người khác, dùng quan điểm của họ để suy nghĩ giống như dùng quan điểm của chính mình, người đó sẽ không phải lo lắng về tương lai của mình. 5/ Đừng tỏ ra THÔNG MINH quá trong đàm phán Cơ sở: Chiến lược này dựa trên tâm lý của con người: Sẵn sàng giúp đỡ người kém hơn mình. Khi đàm phán, nếu có thể, bạn nên càng tỏ ra ít thông minh càng tốt! Câu nói cửa miệng của chiến lược này là: Help me, please, Làm ơn giúp tôi!
  4. TS. Nguyễn Văn Hải - Giảng viên ĐHSP Hà Nội (st)
nguon tai.lieu . vn