Xem mẫu

  1. Các kỹ thuật chơi bóng bàn tiêu biểu của các cao thủ thế giới Giật thuận tay với 2 chân song song với bàn Trong hai thập kỷ gần đây bóng bàn đã trở nên nhanh hơn. Cầu thủ có ít thời gian để chuẩn bị cho cú đánh tiếp theo của họ. Không nghi ngờ, các cú giật thuận tay với tư thế đứng 2 chân xiên và mở như đề xuất của đa số các sách giáo khoa về bóng bàn là hiếm khi nhìn thấy ở các trận đấu đẳng cấp thế giới. VĐV Butterfly người Trung Quốc Guo Yue sẽ minh họa tư thế giật này (2 chân song song với bàn – ND) trong loạt hình ảnh dưới đây. Cầu thủ thuận tay trái rất nhanh nhẹn này có kỹ thuật tấn công hấp dẫn, gồm tất cả các yếu tố của bóng bàn nam. Cô ta được biết đến với quả giật đánh thuận tay rất đa dạng và phức tạp của mình. Nhà vô địch thế giới đơn nữ năm ngoái và từng đoạt huy chương vàng đồng tại Bắc Kinh (cô đoạt HC vàng cùng với đội) sẽ thể hiện những lời khuyên quan trọng về cách chơi một cú giật thuận tay mà hai bàn chân đứng song song với bàn. Yue cũng cho thấy việc sử dụng cánh tay ngoài một cách hoàn hảo trong bức hình về cú thuận tay trước một đường trả bóng xoáy lên. Xoay lấy đà - Hình 1-4: Hình 1 cho thấy Yue ở giai đoạn cuối cùng của một cú giật thuận tay đã xong. Cô đưa vợt của mình ra sau (2) và nhằm sẵn sàng cho một cú giật thuận tay khác (3 +4).
  2. Như động tác cô đang thực hiện thì bàn chân của cô rõ ràng vẫn duy trì ở vị trí song song. Việc nghiêng khớp hông tạo ra một vòng xoay sang phía bên trái của thân trên của cô ta, do đó cho phép làm căng cơ thể về phía trước. Đồng thời, cô uốn cong đầu gối của mình và hơi chuyển trọng tâm lên chân trái bằng cách rời phần thân trên khỏi vị trí thẳng (mà không cần ưỡn ngực). Cánh tay cầm vợt của cô gần như duỗi dài ra. Nhưng đó chưa phải là tất cả (3)! Vợt hướng xuống dưới và ra sau từ cổ tay. Điều này có thể ám chỉ việc sử dụng mạnh mẽ cổ tay tại thời điểm tác động vào bóng (3). Trong hình 4, cơ thể của Yue có sức căng tối đa về phía trước (thân, 2 chân, cánh tay cầm vợt). Bằng cách xoay thân trên của mình, cô ta tăng thêm việc mở sang bên cạnh. Điều này sẽ cho phép một điểm tiếp xúc lý tưởng với trái bóng. Nếu hông của cô không theo cách đó thì cú đánh sẽ không thành công. Cú đánh - Hình 5 +6: Yue đã vượt qua điểm chuyển hướng ngược trở lại của giai đoạn xoay lấy đà (5). Vợt của cô ở cao hơn đáng kể khi so sánh với điểm tác động vào quả bóng trong hình 4. Cô ta kéo vợt đã khép góc theo 1 đường thẳng về phía bóng và đánh vào nó theo đường chéo ở trên đầu gối (xem hình A, thể hiện điểm tác động vào quả bóng từ một loạt hình khác). Hình 6 hiển thị Yue ngay sau khi tác động vào quả bóng. Việc xoay thân trên của cô đã được giải thoát. Cơ thể bắt thẳng trở lại từ vị trí đang cúi của nó (xem hình 5 và 6). Cả hai cử động được định
  3. thời gian rất chính xác ở điểm tác động vào quả bóng. Với việc sử dụng phần thân trên của mình (quay sang ngang), các chân (đứng thẳng lên từ tư thế khom người), cánh tay cầm vợt (sự tăng tốc của cẳng tay), và bàn tay của mình (có thể sử dụng cổ tay), cô ta đã đạt được một gia tốc nhất định của vợt. Góc của vợt được điều chỉnh phù hợp với xoáy của bóng đến. Nhìn Yue thực hiện động tác rất dễ dàng. Tuy nhiên, cô đã phải mất tối thiểu là 14 năm cố gắng học và thực hành nó. Đà vung vợt sau cú đánh - hình 7-8: Cú đánh của Yue kết thúc một cách hoàn hảo ở phía trên trán của cô ta. Cánh tay cầm vợt của cô bẻ cong 90 độ. So với hình 3, bạn có thể thấy việc sử dụng cánh tay ngoài của cô ta khi tác động vào bóng đã
  4. có tác dụng làm tăng tốc độ vợt. Không phải do cánh tay cầm vợt mà chính việc gập khuỷu tay và đẩy nhanh chuyển động cánh tay ngoài đã thêm tốc độ vào nó. Vì vậy, hãy sử dụng cổ tay, nếu có khả năng. Trong những giải đấu nhỏ, các VĐV thường thiếu nhận thức về điều này và bỏ qua hiệu quả của việc sử dụng cánh tay ngoài. Kết luận: Hình Z cho thấy các chi tiết của toàn bộ động tác. Cú đánh đi theo một đường thẳng. Việc quay sang bên của hông sẽ khiến phần thân trên lùi ra sau. Điều này cho phép các bàn chân vẫn có thể duy trì ở vị trí song song. Hai chân uốn cong một cách thích hợp trong quá trình xoay lấy đà. Cử động của hông và đầu gối hoàn hảo là rất quan trọng cho một cú giật thuận tay thành công với hai bàn chân song song với bàn. Động tác này có thể phải được tập luyện một cách đặc biệt. Cú đánh phòng thủ xoáy xuống thuận tay của Hiroshi Shibutani
  5. Hình 1: Vào thời điểm bắt đầu của cú đánh, Hiroshi đứng chéo với bàn một góc khoảng 45 độ. 2 chân giang rộng bằng vai và đầu gối anh ta hơi chùng xuống. Trọng lượng cơ thể là dồn nhiều hơn trên chân sau. Anh ta đưa vợt của mình lên trên và ra sau. Tay cầm vợt gập lại thành một góc vuông (hình 5). Hình 2 cho chúng ta thấy thời điểm tiếp xúc với quả bóng. Năm tính năng đặc trưng của động tác trở nên rõ ràng: i. Điểm chạm bóng được thực hiện ở độ cao ngang chiều cao của bàn (đường chấm chấm màu đỏ). ii. Điểm chạm bóng được thực hiện ở trên đầu gối phải, với độ cao ngang hông (đường chấm chấm màu tím ). iii. Trọng lượng cơ thể tất nhiên là ở trên chân phải. iv. Người chơi di chuyển về phía bóng và trọng tâm cơ thể có hướng đi xuống. v. Góc vợt hơi mở. Tùy thuộc vào độ xoáy của bóng đến và lượng xoáy mà mình muốn tạo ra, mà tăng hoặc giảm góc mở vợt.
  6. Hình 3 / 4: Sau khi tiếp xúc với quả bóng, cánh tay tiếp tục đi xuống, nhưng nó không hoàn toàn duỗi dài ra ở phần cuối của động tác. Trọng lượng cơ thể bây giờ chủ yếu là trên chân trái phía trước. Động tác trình diễn cú phòng thủ thuận tay của Hiroshi có thể được coi là một cú đánh phòng thủ thuận tay tiêu chuẩn. Điểm chính ở đây là, sự tiếp xúc với quả bóng được thực hiện ở chiều cao ngang bàn. Chúng ta cần phân biệt giữa phòng thủ sớm và phòng thủ muộn, trong đó bóng được đánh ở cao hơn bàn (là đánh sơm) hoặc ở dưới bàn (là đánh muộn). Hình 5: Khi bắt đầu cú đánh, cánh tay cầm vợt gập thành góc vuông. Vợt ở cao ngang đầu.
  7. Hình 6: Người chơi di chuyển chân phải về phía sau và đang đứng chéo góc với bàn. Các lỗi thường gặp Hình F1: Tư thế của người chơi là quá thẳng đứng, 2 chân quá gần nhau và cánh tay cầm vợt gập vào quá nhiều. Hình F2: Thay vì di chuyển chân phải về phía sau, người chơi lại di chuyển nó về phía trước ở lúc bắt đầu của động tác. Lúc này thì anh ta không thể thực hiện chuyển động cánh tay có hiệu quả. Hình F3: Bàn chân của cầu thủ song song trong khi đánh vào bóng. Anh ta chạm
  8. bóng ở quá xa phía trước cơ thể và chứ không phải ở phần mở rộng của đầu gối phải. Hình F4: Cầu thủ không chuyển trọng của mình sang chân trái phía trước ở cuối cú đánh và vẫn còn đứng trên chân phải của anh ta. Vì vậy anh ta bị mất thăng bằng và phải nhấc bàn chân trái lên khỏi mặt đất. Jun Mizutani khai triển thế trận Hình 1-12: Giao bóng. Jun thể hiện cho chúng ta thấy cú giao bóng thuận tay tung bóng cao với xoáy ngang. Jun chắc chắn là mong đợi cú trả bóng dài của đối thủ của mình về phía bên trái tay. Hình 13-19: Giật trái tay. 2 chân anh ta ở vị trí song song khi anh ta chuẩn bị cho cú giật trái tay (13). Anh ta hạ thấp trọng tâm cơ thể của mình và đạt đến điểm thấp nhất trong hình 15. Trong hình này (H.15 – ND) vợt cũng ở điểm thấp nhất. Cổ tay uốn cong về phía sau và xuống dưới. Hình 16 cho thấy sức căng trước tối đa cho một cú giật trái tay bùng nổ. Jun đã đưa ra vai phía tay cầm vợt ra phía
  9. trước bằng cách xoay hông của mình. Khuỷu tay cũng được di chuyển về phía trước. Cổ tay bị bẻ cong tối đa xuống dưới và ra sau. So với hình 15 thì thấy rằng Jun đã tạo ra một sức căng tối đa (vai, khuỷu tay, cổ tay) ở thời điểm cuối của giai đoạn khởi đầu. Sự phối hợp các cử động này đã xảy ra với tốc độ cực nhanh. Hình 17 cho thấy cú đánh nhanh đến thế nào bởi vì cú đánh thực sự với thời điểm tiếp xúc vào quả bóng là không nhìn thấy trên hình. Hình 17 thực tế thể hiện trong đó đà vung vợt của cú giật trái tay khi đã đến điểm cuối cùng. Cú giật trái tay mạnh mẽ và uy lực như thế nào thể hiện rõ trên hình 18. Vợt ở phía bên trái cách xa cơ thể. Thậm chí Jun còn buộc phải nghiêng người ra phía sau để cân bằng lại sức mạnh của cú đánh. Sự tăng tốc cuối cùng của cú giật trái tay (H.16) cho thấy sự tỏa sáng của cầu thủ sở hữu cú trái tay này.
  10. Hình 20-26: Giật thuận tay từ phía bên trái tay. Trên hình 19, bạn có thể thấy vị trí của 2 chân mà Jun sẽ di chuyển nhỏ về phía bên trái tay để tiếp theo cú giật trái tay bằng một cú giật thuận tay. Hình 20 thể hiện rất rõ cách mà anh ta đang di chuyển né người và chuẩn bị cho cú giật thuận tay. Anh ta đã hoàn thành sự di chuyển của mình trong hình 21. 2 chân của Jun giang rộng hơn vai. Phần lớn trọng lượng cơ thể dồn lên chân trái. Phần thân trên xoay ra phía sau ở ngang hông. Đáng chú ý là tay cầm vợt của Jun ở rất sát thân người. Hình 22 thể hiện điểm cuối của động tác ngay trước khi chuyển hướng để tiếp tục cú đánh. Jun đã tạo ra sức căng tối đa cho cơ thể thông qua các cơ bắp ở chân, vai, và cánh tay của mình giống như một cây cung sắp phóng ra một mũi tên dữ đội. Trên hình ảnh 23, Jun đẩy bằng chân trái của mình để thực hiện cú giật thậm chí với lực nhiều hơn. Biểu hiện trên khuôn mặt của Jun và toàn bộ động tác đầy sung lực đã chứng minh sức mạnh của cú giật này. Không còn nghi ngờ gì rằng chúng ta đang đối mặt với một cú đánh cuối cùng, mà trong đó mọi cơ bắp của người chơi đã được huy động để tạo ra tốc độ cực đại.
  11. Hình ảnh cho thấy Jun ngay trước khi anh ta tiếp xúc với bóng. Có thể thấy cú giật của Jun uy lực như thế nào trên hình 24-25. Jun đã dồn sức mạnh của toàn bộ cơ thể vào cú đánh và bù lại sự di chuyển cực mạnh về phía trước với chân phải của mình cong xuống rất nhiều, trong khi chân trái tạo sự cân bằng. Nhìn vào chân trái cũng có thể thấy được động tác chân có những yêu cầu cực cao ở trình độ hàng đầu. Rõ ràng là một cầu thủ bóng bàn cần có đôi giày bóng bàn đặc biệt cho phép anh ta thực hiện những động tác chân như vậy. Bạn cần có sức mạnh và sự nhanh nhẹn nếu không sẽ không thể hồi vị từ tình huống này. Chúng ta có thể nhìn thấy trên hình 26 Jun một lần nữa trở lại vị trí cho cú đánh tiếp theo .
  12. Hình minh họa 1 cho thấy một loạt đánh qua lại có thể có của tình huống đang chơi này. Trong loạt hình ảnh, bạn không thể nhìn thấy vị trí và kỹ thuật của các đối thủ. Việc khai triển trận đấu như thế này cũng cung cấp cho bạn nhiều khả năng biến hóa việc triển khai điển hình của trò chơi. Trong nhiều trường hợp sự phối hợp “giao bóng, giật xoáy trái tay và tiếp theo là cú giật thuận tay " là một kịch bản tiêu chuẩn cho tất cả các cầu thủ tấn công 2 mặt và cần phải được thực hành. Minh họa 1: Tình huống điển hình: 1: A giao bóng, ví dụ ngắn giữa bàn với xoáy ngang. 2: X trả bóng, ví dụ với một cú hất dài tích cực, hoặc 1 cú đẩy. 3: A khai triển với một cú giật trái tay nhẹ. 4: X chặn hoặc giật lại. 5: A cố gắng đánh một cú thuận tay mạnh từ phía bên trái tay để giành điểm. Điểm rơi là tự do. 6: X cố gắng với tới bóng. Giật xoáy với tiếp theo sau là các cú giật biến hóa VĐV người Nhật Bản Jun Mizutani xếp thứ 9 của danh sách xếp hạng thế giới và vẫn chưa đến điểm dừng, bởi vì VĐV Butterfly 20 tuổi này có rất nhiều tiềm năng. Sự không thể tiên đoán về cảm giác bóng khác thường của anh ta đã đưa anh ta trở thành một cầu thủ đẳng cấp thế giới, người có khả năng đạt được tất cả mọi thứ.
  13. Trong số báo của Butterfly gần nhất, cầu thủ thuận tay trái đã thể hiện một cú hất mạnh trên bàn tiếp sau cú giao bóng của mình. Bây giờ, anh ta sẽ cho chúng ta thấy cách khai triển trận đấu với một cú giật xoáy thuận tay từ phía bên trái tay. Từ đó một loạt đánh qua lại thú vị được thi triển với đối thủ cũng là người Nhật Bản của Jun là VĐV Kazuhiro Chan, đứng thứ 137 của danh sách xếp hạng thế giới, trong đó Jun cũng thể hiện cho chúng ta thấy động tác chân và sự di chuyển hoàn hảo của mình. Giao bóng – Trả bóng (Hình 1 - 3): Ngay cả khi chúng ta chỉ có thể nhìn thấy đà vung tay của cú giao bóng, thì vị trí vợt của Jun đã thực hiện cũng chỉ ra rằng anh ta đã giao một quả bóng ngắn, song song ở giữa bàn với xoáy ngang hoặc xoáy lên. Anh ta thích các kiểu biến hóa xoáy này bởi vì anh ta có thể đáp lại một cách tích cực các cú hất trên bàn dự kiến của đối thủ (H.1). Chan nhận ra cú giao bóng khá sớm và di chuyển một bước dài về phía giữa bàn (H.1, H.2) và hất bóng, rõ ràng là bằng động tác khép vợt, hướng tới vị trí giữa bên trái tay của Jun (H.3). Jun đoán trước cú hất của Chan và đã di chuyển né người về phía trái tay (H.3) để chuẩn bị cho một cú giật thuận tay.
  14. Giật xoáy thuận tay – chặn xoáy trái tay (Hình 4-7): Hình 4 cho thấy rõ động tác chân cực rộng với cú giật thuận tay từ phía bên trái tay. Một bước dài với chân phải của mình sang ngang đã cho phép Jun hạ thấp trọng tâm cơ thể xuống sâu hơn. Đồng thời, anh ta đưa phần thân trên ra sau tại ngang hông và tạo ra sức căng cần thiết của toàn bộ cơ thể cho quả đánh thuận tay tiếp sau. So sánh hình 4 và 5
  15. cho thấy rằng Jun đã giật thẳng lên trên với rất nhiều xoáy. Tại thời điểm cuối của đà vung tay, vợt của Jun ở độ cao ngang đầu (H.5). Quả bóng có đường bay cao. Điều đó chứng tỏ rất nhiều xoáy. Chan đã chuẩn bị sớm cho cú giật thuận tay này và đã hạ thấp trọng tâm cơ thể của mình (H.6) để đáp trả bằng một cú đánh thích hợp. Chúng ta không thể nhìn thấy chính xác Chan đã đánh vào bóng như thế nào, nhưng cánh tay dang rộng ra của anh ta ở cuối của cú đánh (H.7), góc vợt khép và đường bay của bóng thấp chứng tỏ là một cú chặn xóay trái tay rất nhanh. Ở đây, bóng xoáy lên được đánh sớm và tiếp tuyến trên bàn. Giật nhanh thuận tay – chặn xoáy trái tay (các hình 8-11): Cú chặn xoáy của Chan đi về phía xa bên trái tay của Jun. Vì thế VĐV Nhật Bản đã nhảy một bước mạnh sang ngang và gần như đứng bên cạnh bàn ở một vị trí rất thấp vào cuối cú di chuyển (H.8). Anh ta giật một cú giật nhanh, mạnh mẽ từ phía xa trái tay đến điểm xa trái tay của đối thủ của mình (H.9). Vị trí của vợt ở cuối đà vung tay (H.9) cho thấy rằng cú giật này đã một lần nữa được chơi thấp và về phía trước, chống lại bóng xoáy lên. Vợt ở trên vai phải, trong khi nó ở cao trên đầu đối với cú giật xoáy (trước đó – ND) (H.5). Chan đã với tới quả bóng xoáy của Jun bằng cách khéo léo thay đổi trọng tâm của phần thân trên của mình sang một bên, dồn lên chân phải và đứng phía sau quả bóng sao cho anh ta có thể duy trì được áp lực
  16. (H.10). Ở đây cũng vậy, dường như là một cú chặn xoáy mà Chan đặt song song về phía thuận tay đang hở của Jun. Vào thời điểm cuối của cú đánh, Chan còn nâng cả hai chân lên khỏi mặt đất, chứng tỏ là một cú đánh xoáy với lực đẩy lên.
  17. Giật thuận tay từ vị trí thấp bên thuận tay – chặn xoáy trái tay – giật trái tay (các hình 12-17): Jun đã được nhận ra cú đặt bóng song song của Chan rất nhanh và lúc này cố gắng để với tới được bóng. Điều này chỉ có thể thành công với một bước chéo chân dài. Trên hình 11 anh ta đã đặt chân trái ra xa về phía trước. Bây giờ anh ta có thể đưa chân phải ở phía sau một cách mạnh mẽ càng xa về phía trước càng tốt (H.12). Tại thời điểm tiếp xúc với bóng, chân phải có thể chịu trọng lượng đối với cú giật, trong khi chân trái được đang đưa ra phía trước để đón nhận trọng lượng sau đó và đẩy sang bên trái tay một lần nữa (H.14). Jun giật bóng từ một vị trí thấp với độ xoáy lên tương đối cao và lại đặt điểm rơi về phía trái tay của Chan. Một lần nữa Chan đáp trả với một cú chặn xoáy nhanh trái tay về phía trái tay của Jun. Jun kịp kiểm soát để vào được vị trí đánh (14, 15, 16) và thực hiện một cú giật trái tay mạnh mẽ về phía trái tay của Chan.
  18. Kết luận: Chúng ta không biết kết cục cuối cùng của loạt đánh qua lại này. Quan trọng hơn là Jun đã thể hiện cho chúng ta thấy ba kiểu giật, hai lần nhảy ngang né người sang bên trái tay và một lần từ quả đánh thuận tay thấp, thể hiện sự chói sáng của anh ta liên quan đến động tác chân và sự phối hợp. Cú giật trái tay cuối cùng của Jun cũng chứng minh rằng anh ta có thể thích ứng với lối chơi nhanh này một cách thuyết phục và tìm ra giải pháp tối ưu cho tình huống cuộc chơi. Bên cạnh đó, đối thủ của anh ta, Chan cũng đã cho chúng ta thấy lối chơi chặn trái tay hoàn thiện, đặt điểm rơi tốt và với rất nhiều áp lực. Cú giật thuận tay uy lực từ phía bên trái tay Trong 2 số tạp chí Tin tức mới nhất của Butterfly, VĐV Nhật Bản ở top 10 TG đã cho chúng ta thấy hai cách thức khai triển trận đấu rất khác nhau tiếp sau cú giao
  19. bóng của mình. Trong phần 1, cầu thủ thuận tay trái cho chúng ta thấy một cú hất bóng trên bàn đã được nhắm mục tiêu. Trong phần hai, chúng ta đã thấy một cú giật với rất nhiều xoáy từ phía trái tay, sau đó được phát triển thành một loạt đánh qua lại tuyệt vời với đối thủ cũng là người Nhật Bản Kazuhiro Chan, Jun cũng đã thể hiện động tác chân tuyệt vời của mình. Trong phần 3, đối thủ vẫn là Kazuhiro Chan. Lần này, chúng ta có thể chiêm ngưỡng một cú giật thuận tay uy lực thực sự khó từ phía bên trái bàn, mà Jun đặt theo đường chéo về phía trái tay của Chan. Hình 1-4 – Giao bóng: (H.1) Jun giao bóng theo kiểu đặc trưng của anh ta từ phía bên trái tay với quả giao bóng thuận tay. Quả bóng được tung lên vừa đạt đến đỉnh cao nhất của nó. Jun đang nhìn vào bóng. Vợt ở vị trí sâu nhất của đà xoay ra sau. Chân phải của anh ta nâng lên để hỗ trợ lực đẩy lên trong đà xoay của cú giao bóng. (H.2) Khi tiếp xúc với bóng, Jun hạ thấp cơ thể của mình và hướng vào bóng. Khuỷu tay của anh ta ở trên cao và góc vợt hơi hé mở. Ảnh này được chụp ngay trước khi tiếp xúc với bóng. Chan, đối thủ của anh ta có thể chưa nhận ra biến thể nào của cú giao bóng sẽ được sử dụng. Điều đó có thể nhận ra ở vị trí cơ bản của anh ta (Chan – ND) không thay đổi. (H.3) Hình ảnh này thể hiện Jun ngay sau khi tiếp xúc với quả bóng. Tại thời điểm tiếp xúc với bóng, Jun đã nhấn chân phải ở phía trước xuống - nhằm hỗ trợ nhịp điệu của cú giao bóng - và đã chuyển trọng tâm của mình để chân trái có thể di chuyển đến và ở vào vị trí đánh bóng (H.4, H.5, H.6 ). Vị trí vợt gần như thẳng và động tác cú đánh từ bên phải sang bên trái hàm ý rằng có thể có xoáy ngang và một ít xoáy xuống. Jun đặt bóng vào giữa phía bàn thuận tay (của đối thủ - ND). (H.4) Jun đã hoàn tất động tác giao bóng và bắt đầu chiếm lĩnh vị trí chơi bóng (tiếp theo – ND) của mình bằng cách nâng chân trái để đưa nó về phía bàn.
nguon tai.lieu . vn