Xem mẫu

  1. CÁC HÌNH THỨC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Trong quản lý dự  án nói chung, tùy quan niệm mà lựa chọn hình thức quản lý dự  án  phù hợp với hoàn cảnh, không gian, thời gian của từng dự án. (1) Theo các giai đoạn của dự  án có các hình thức quản lý dự  án theo từng giai đoạn   như: Quản lý giai đoạn chuẩn bị đầu tư, quản lý giai đoạn thực hiện đầu tư, quản lý giai  đoạn kết thúc đưa dự án vào khai thác, sử dụng. Cũng theo quan niệm này, có cơ sở lại quản lý dự án theo giai đoạn hình thành dự án,  giai đoạn phát triển của dự án, giai đoạn trưởng thành dự án và giai đoạn kết thúc dự  án. (2) Theo góc độ quản lý và tổ chức (Hiệp hội các nhà quản lý dự án trên thế giới) căn   cứ vào tình hình phát triển của quản lý dự án mà đưa ra các hình thức quản lý như: –      Quản lý phạm vi dự án; –      Quản lý thời gian dự án; –      Quản lý chi phí dự án; –      Quản lý chất lượng dự án; –      Quản lý nguồn nhân lực; –      Quản lý việc trao đổi thông tin dự án; –      Quản lý rủi ro trong dự án; –      Quản lý việc thu mua của dự án; –      Quản lý việc giao nhận dự án.
  2. (3) Theo các công việc chủ yếu của một dự án có các hình thức quản lý như: –      Quán lý chất lượng của dự án; –       Quản lý tiến độ và khối lượng của dự án; –       Quản lý chi phí của dự án; –       Quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường, quản lý rủi ro của dự án; –       Quản lý việc lựa chọn nhà thầu; –       Quản lý hợp đồng; –       Các công việc quản lý khác (nếu có). (4) Theo chủ quan hay khách quan, thường  s ử dụng hai hình thức quản lý dự án là: –       Chú đầu tư trực tiếp quản lý dự án; –       Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình được hướng dẫn cụ thể như  sau: –    Người quyết định đầu tư  quyết định hình thức quản lý dự  án theo quy định của   Luật Xây dựng. –     Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập ban quản   lý dự  án để  giúp chủ  đầu tư  làm đầu mối quản lý dự  án. Ban quản lý dự  án phải có  năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban  quản lý dự án có thê thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà ban quản lý   dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của  chú đầu tư.
  3. Đối với dự  án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư  dưới 7 tỷ  đồng thì chủ  đầu tư có thê không lập ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình   để  quản lý, điều hành dự  án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để  giúp   quản lý thực hiện dự án. –    Trường hợp chủ  đầu tư  thuê tổ  chức tư  vấn quản lý điều hành dự  án thì tổ  chức   tư  vấn đó phải có đủ  điều kiện năng lực tổ  chức quản lý phù hợp với quy mô, tính  chất của dự  án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư  vấn quản lý dự  án được thực hiện theo hợp  đồng thoả  thuận giữa hai bên. Tư  vấn quản lý dự  án được thuê tổ  chức, cá nhân tư  vấn tham gia quản lý nhưng phải được chủ  đầu tư  chấp thuận và phù hợp với hợp  đồng đã ký với chủ đầu tư. Khi áp dụng hình thức thuê tư  vấn quản lý dự  án, chủ  đầu tư  vẫn phải sử  dụng các  đơn vị chuyên môn thuộc bộ  máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để  kiểm tra, theo   dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án. Cãn cứ điều kiện nãng lực của tổ chức, cá nhân, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư  xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư  xây dựng công trình sau đây: –   Chủ đầu tư xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng   công trình; –     Chủ  đầu tư  xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự  án đầu tư  xây dựng công   trình. Khi áp dụng hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nếu chủ đầu tư xây dựng công trình thành lập ban quản lý dự án thì ban quản lý dự án   phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư  xây dựng công trình theo nhiệm   vụ, quyền hạn mà ban quản lý dự án được giao.
  4. Chính phủ  quy định cụ thể  về  nội dung và hình thức quản lý dự  án đầu tư  xây dựng  công trình, điều kiện năng lực của tổ  chức, cá nhân quản lý dự  án đầu tư  xây dụng  công trình. Mô hình quản lý dự án đầu tư xảy dựng công trình: a) Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án Hình thức chủ đầu tư tự quản lý dự án Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập ban quản lý   dự  án để  giúp chủ  đầu tư  làm đầu mối quản lý dự  án (theo nhiệm vụ, quyển hạn   được quy định trong quyết định thành lập ban quản lý dự  án của chủ  đầu tư). Việc  giao nhiệm vụ  và  ủy quyền cho ban quản lý dự  án phải được thể  hiện trong quyết   định thành lập ban quản lý dự án. Ban quản lý dự  án phải có năng lực tổ  chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự  án theo   yêu cầu của chủ đầu tư. Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một   số phần việc mà ban quản lý dự án không có đủ điểu kiện, năng lực để thực hiện nhưng  phải được sự đồng ý của chủ đầu tư. Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản thì chủ  đầu tư có thể không lập ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình  
  5. để  quản lý, điều hành dự  án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để  giúp   quản lý thực hiện dự án. Ban quản lý dự  án có thể  được giao quản lý nhiều dự  án nhưng phải được người   quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc: Từng dự án không bị gián   đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định. b) Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án Thuê tư  vấn quản lý dự  án là chủ  đầu tư  thuê các đơn vị  tư  vấn độc lập thực hiện   nhiệm vụ quản lý dự án của mình. Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản   lý điều hành dự án thì tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện nãng lực tổ chức quản   lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản   lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Trong trường hợp tư  vấn quản lý dự án thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý một phần việc phải  được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đó ký với chủ đầu tư. Hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án
  6. Khi áp dụng hình thức thuê tư  vấn quản lý dự  án, chủ  đầu tư  vẫn phải sử  dụng các  đơn vị chuyên môn thuộc bộ  máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để  kiểm tra, theo   dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
nguon tai.lieu . vn