Xem mẫu

  1. Các Dinh Thự Lịch Sử Đà Lạt Biệt thự Đà Lạt - “kho vàng” kiến trúc Thành phố cao nguyên Đà Lạt nổi tiếng với vẻ đẹp của rừng thông, thác nước, khung cảnh mộng mơ và cũng vang danh bởi những tòa biệt thự có kiến trúc tuyệt mỹ. Khi bác sĩ Alexandre Yersin tìm ra Đà Lạt vào ngày 21/6/1893, người Pháp đã nhanh chóng biến nơi đây thành một nơi chuyên dành cho du lịch nghỉ dưỡng, bởi khí hậu ôn hòa và cảnh quan giống hệt Châu Âu. Các nhà cầm quyền Pháp thời đó đã quy hoạch chi tiết thành phố rấ bài bản, tạo ra những không gian đẹp của kiến trúc đô thị, rất hài hòa thiên nhiên, bằng những công trình nhà ở, công sở được xây dưng công phu, mang đậm nét kiến trúc Châu Âu, phối hợp nhiều chi tiết nhà ở của bản địa. Người Pháp nhanh chóng xây dựng các khu biệt thự tại Đà Lạt. Từng tòa biệt thự đều được đầu tư kỹ lưỡng từ thiết kế cho đến xây dựng, mang đến cho Đà Lạt dáng dấp của một nước Pháp thu nhỏ nhưng vẫn đầy bản sắc của bản địa, tạo nên danh tiếng về một thành phố du lịch nghỉ dưỡng, một thành phố của những biệt thự xinh đẹp, mông mơ…
  2. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, đến nay Đà Lạt vẫn còn rất nhiều biệt thự nằm rải rác hoặc tập trung thành những khu riêng biệt. Mặc dù có nhiều biệt thự đã xuống cấp nhưng giá trị về kiến trúc và cả du lịch của biệt thự Đà Lạt thực sự là một “kho vàng” đang chờ được khai thác lại của những nhà đầu tư và của cả chính quyền. Các khu biệt thự đẹp ở Đà Lạt hiện nay như: xung quanh viện Pasteur, và trên các con đường Trần Hưng Đạo, Huỳnh Thúc Kháng, Lam Sơn, Lê Lai, Trần Bình Trọng, Hùng Vương, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung, Nguyễn Du, Phó Đức Chính, Phan Chu Trinh… Phần lớn các biệt thự ở Đà Lạt được xây cất bằng gỗ tốt, mái ngói, tường đá rất dày, nội thất và trang thiết bị đều nhập từ Pháp, thiết kế theo các phong cách kiến trúc đặc trưng của Châu Âu. Tuy nhiên có thể phân chia phong cách kiến trúc biệt thự Đà Lạt theo các nhóm chính sau: - Phong cách tân cổ điển - Phong cách kiến trúc địa phương Pháp - Phong cách kiến trúc hiện đại Châu Âu theo trào lưu 1920 – 1930 - Phong cách kiến trúc kết hợp kỹ thuật xây dựng mới với màu sắc bản địa - Phong cách kiến trúc cách tân thử nghiệm yếu tố
  3. dân tộc bản địa cho kiến trúc hiện đại Ngoài ra còn một số biệt thự mang tính pha trộn nhiều yếu tố kiến trúc khác nhau, tạo ra sự đa dạng và nét thú vị riêng biệt. Tuy nhiều phong cách, nhưng tất cả các biệt thự ở Đà Lạt đều có một đặc điểm chung là rất biết tận dụng các yếu tố thiên nhiên, không gian sẵn có, bố cục tổng thể đều nằm trên một khối nằm ngang, gắn kết chặt chẽ với mặt đất, hòa hợp với địa hình xung quanh khiến cho công trình tựa như là một phần của thiên nhiên. Biệt thự ở Đà Lạt đều là những công trình kiến trúc tuyệt mỹ, trong đó nổi tiêng nhất về cả kiến trúc cũng như các yếu tố lịch sử các biệt thự: - Biệt thự Bảo Đại, hay còn gọi là Dinh I, đây từng là văn phòng của cựu hoàng Bảo Đại. Tòa biệt thự này có nội thất rất sang trọng xa hoa, hiện nay đang là điểm du lịch được đầu tư của Đà Lạt - Biệt thự toàn quyền Pháp – Dinh II, từng là biệt thự nghỉ mát của toàn quyền Decoux, rồi sau đó là của Ngô Đình Diệm và Nguyễn Cao Kỳ. Sau năm 1975 là nhà khách UBND tỉnh Lâm Đồng. - Dinh Bảo Đại – Dinh III, xây dựng từ năm 1933,
  4. nằm ở đường Triệu Việt Vương, gần Viện vacxin và các chế phẩm sinh học Đà Lạt. Từ năm 1949, Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều cương thổ, vua Bảo Đại sống với gia đình và làm việc tại đây. Hiện nay còn lưu giữ lại nguyên trạng 25 phòng và một số hiện vật của ông vua cuối cùng triều Nguyễn, hoàng hậu Nam Phương, các hoàng tử và công chúa. - Biệt thự Long Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu Hào (cha của Nam Phương Hoàng Hậu Nguyễn Hữu Thị Lan - vợ vua Bảo Đại). - Biệt thự Thống đốc Nam kỳ, nay là trụ sở UBND tỉnh Lâm Đồng. - Biệt thự Hằng Nga. Đồi với ngành du lịch, khai thác tốt các biệt thự ở Đà Lạt sẽ là một nguồn lợi vô cùng lớn, bởi cùng với sự phát triển của nền kinh tê, nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng ngày càng tăng. Du khách đang hướng tới những chất lượng dịch vụ cao cả về tiện nghi cũng như không gian sống. Biệt thự Đà Lạt chính là một “kho vàng”, bởi tất cả những gì du khách đòi hỏi đều có tại đây. Riêng với những kiến trúc sư Việt Nam thì các biệt thự của Đà Lạt chính là những hình mẫu chuẩn mực về thiết kế. Từng biệt thự đều chứa đựng tài sản và kiến thức quý báu, cần được nghiên cứu và học hỏi.
  5. Bài Đọc Thêm Dinh I: Theo đường Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trại Hầm rồi rẽ phải đi tiếp đường Trần Quang Diệu, du khách sẽ đến được Dinh I, nơi mà sau khi người Pháp trở lại nắm quyền (1948) và lập Hoàng Triều Cương Thổ (1950), vua Bảo Đại đã dùng làm Tổng hành dinh và nơi làm việc cho các quan chức trong “lãnh thổ” của mình. Nằm cách trung tâm Đà Lạt chừng 4 km về hướng Đông- Nam, trên một ngọn đồi thơ mộng có độ cao 1.550m với những rừng thông bao quanh. Dinh 1 là một công trình kiến trúc độc đáo trong dáng vẻ cổ kính, uy nghi và tao nhã khiến ai đã một lần đến đây đều phải trầm trồ cảm thán. Nguyên đây là nhà của một viên chức người Pháp tên Robert Clément Bourgery - thấy nơi đây khá đẹp lại yên tĩnh nên chính phủ Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng đã mua lại từ tháng 8-1949 và sửa sang toàn bộ dinh cơ này. Khi xây dựng Dinh người ta phát hiện ra một đường hầm bí mật, nhưng vua Bảo Đại đã chỉ thị dấu kín. Đường hầm này nằm ngay sau lưng Dinh 1 thông ra tận Dinh 2, dài gần 4km với các nhánh rẽ vào các biệt thự 11, 16, 18, 26 … Trần Hưng Đạo - người Nhật đã đào từ trước khi đảo chánh Pháp với ý đồ bắt sống các sĩ quan Pháp trong Dinh Toàn Quyền cũng như ở các biệt thự xung quanh (!)
  6. Dinh II: Dinh II là dinh thự mùa hè của Toàn quyền Decoux, hay còn gọi là dinh Toàn quyền, là nơi ở và làm việc của Decoux vào mùa hè hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10. Tọa lạc trên một ngọn đồi thông rợp bóng ở độ cao 1.540m trên đường Trần Hưng Đạo, cách trung tâm Đà Lạt 2km về hướng Đông-Nam. Dinh 2 được xây dựng từ năm 1933 là một tòa lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang trọng. Đứng ở nơi đây, du khách có thể nhìn thấy hồ Xuân Hương cách xa chừng 1km thấp thoáng qua những tán lá thông. Từ ngày chuyển Phủ Toàn Quyền về đây làm việc, Decoux đã cho xây dựng những đường hầm bí mật rất kiên cố nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho ông và gia đình. Đường hầm này được nối vào hầm chứa rượu với bề ngang chừng 1.5m và bề cao hơn 1m với nhiều ngóc ngách được đổ bê tông chắc chắn. Dưới thời Ngô Đình Diệm, Dinh 2 trở thành nơi nghỉ mát của gia đình Ngô Đình Nhu. Năm 1964 khi tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền trong bối cảnh chính trị đầy bất trắc, ông đã chọn Dinh II0 làm Tổng hành dinh trong mùa nghỉ mát và đã cho tu bổ xây dựng thêm các đường hầm bí mật trên tận sườn đồi theo hướng Đông-Nam và Tây-Bắc phòng khi có đảo chánh. Dinh III: Dinh III là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến
  7. Việt Nam. Sau này khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ năm 1948 rồi thành lập “Hoàng triều Cương Thổ” vào năm 1950, nơi đây còn được gọi là Biệt điện Quốc trưởng. Được xây dựng từ năm 1933 gồm 25 phòng, Dinh 3 là một tòa dinh thự vô cùng trang nhã, gắn mình trong khung cảnh thơ mộng của một đồi thông ở độ cao 1539m trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây-Nam. Do một may mắn của lịch sử, Biệt điện Quốc trưởng còn được bảo tồn gần như nguyên trạng khiến cho du khách đến đây có thể cảm nhận một bầu không khí vừa trang nghiêm lại vừa gần gũi, ấm cúng của một gia đình hoàng tộc căn phòng làm việc của vua Bảo Đại với những ấn tín quân sự, ngọc tỷ của Hoàng đế, quốc thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao, tượng bản thân của vua Bảo Đại và vua cha Khải Định, phòng của hoàng hậu Nam Phương, hoàng tử Bửu Long. Phương Mai công chúa, hình ảnh gia đình và những vật dụng thường ngày…tất cả đều như mới hôm qua một chút gì đó se sắt chạnh lòng gợi nhớ một thuở vàng son nay đã không còn ! Tổng Hợp S/T Internet LAST_UPDATED2
nguon tai.lieu . vn