Xem mẫu

  1. Cách định nghĩa mới về quản lý và lãnh đạo! Đã đến lúc chúng ta chính thức phản đối với cách nhìn nhận  thông thường rằng chỉ có lãnh đạo mới là những nhà chiến lược.  Thực ra, quản lý cũng là chiến lược nếu tất cả các quyết định  của CEO là những hành động quản lý.  Đối với không ít các nhà lý luận quản lý, họ cho rằng không có thuật  ngữ nào gọi là nhà quản lý chiến lược. Theo một quan điểm khá phổ  biến về quản lý và lãnh đạo, vai trò của người quản lý chính là việc  duy trì hiện trạng, để sao cho các hoạt động hiện tại vận hành một  cách trôi chảy. Điều này lại chứng tỏ rằng vẫn còn tồn tại những nhà  quản lý chiến lược. Đây chính là lý do chính đáng để đối mặt với quan  niệm chính thống này.  Nếu chúng ta có thể thoát khỏi quan niệm: lãnh đạo chỉ dành cho  người nắm cương vị này, thì tất cả các nhân viên có thể được lên  tiếng để chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình khi họ tung ra một  đường hướng tốt hơn ví như một sản phẩm, dịch vụ, tiến trình mới. Sự  thay đổi này đã cho phép chuyển sang một giai đoạn xa hơn, rất phù  hợp với tầm hiểu biết của chúng ta khi sự đổi mới ngày càng là nhân  tố quyết định trong lợi thế cạnh tranh. Trong một thế giới phát triển  phức tạp, những người giữ vai trò cao nhất lại không có được toàn bộ  lời lý giải hay câu trả lời, do vậy chúng ta cần một hình mẫu lãnh đạo  có thể giải đáp cho câu hỏi: tất cả nhân viên có thể thể hiện khả năng  lãnh đạo như thế nào?  Phương pháp mới phân biệt lãnh đạo và quản lý
  2. Người ta đã không ngừng nỗ lực để đi tìm định nghĩa về vai trò hay  chức năng tách biệt cho hai khái niệm: lãnh đạo và quản lý. Điểm  khác biệt nhất được đa số chấp nhận đó là dựa trên tác phong của  hai đối tượng thể hiện vai trò này. Lãnh đạo được mô tả như những  người có khả năng truyền cảm hứng và có định hướng, trong khi quản  lý là những người có nhiệm vụ trọng tâm và là người điều khiển.  Phong cách của nhà quản lý là quản lý kinh doanh ­ họ thưởng cho  nhân viên vì năng lực làm việc của họ. Ngược lại, lãnh đạo có nhiệm  vụ chuyển hoá, hay nói cách khác, họ là những người truyền cảm  hứng.  Cách phân biệt này tuy nhiên vẫn chưa thực sự rõ nét bởi vì chúng ta  biết rằng một số nhà quản lý cũng có thể là những người thúc đẩy giỏi  và cũng rất nhạy cảm với mọi người. Và rằng một số lãnh đạo lại có  phong cách khá trầm tĩnh và thường căn cứ theo thực tế của vấn đề.  Họ có sức thuyết phục bởi họ biết rằng họ đang nói gì ngay cả khi họ  không truyền cảm hứng trong cách giao tiếp. Vậy nên, theo cách  phân biệt này thì lãnh đạo và nhà quản lý gần như có chung điểm  trọng tâm, thực hiện công việc thông qua nhân viên của họ. Điểm  khác biệt dễ nhận thấy để có thể biết ai là lãnh đạo ở đây chính là  khả năng truyền cảm của người nào tốt hơn. Và ngay cả khi lãnh đạo  là những nhà quản lý cấp cao thực sự thì tại sao họ vẫn lo lắng khi có  những nhà quản lý?  Nếu chúng ta loại bỏ tiêu chí phong cách, một cách đơn giản trong  việc định nghĩa lãnh đạo và quản lý để nói rằng người lãnh đạo thúc  đẩy những đường hướng mới, còn nhà quản lý thì điều hành những  phương hướng đã và đang có sẵn. Nếu lãnh đạo là công việc hoàn  toàn tự do, lãnh đạo chỉ có thể duy trì thông qua ảnh hưởng không  chính thức, thân mật. Điều đó có nghĩa là lãnh đạo sẽ không bao giờ  có vai trò quyết định trong vấn đề uy quyền đối với nhân viên. Nó 
  3. ngầm ẩn rằng mọi quyết định đưa ra bởi những nhà điều hành thâm  niên là những hành động quản lý, chứ không phải là việc lãnh đạo.  Theo logic này, nhà quản lý đưa ra những quyết định chiến lược chứ  không phải là người lãnh đạo. Điều này ban đầu nghe có vẻ khác lạ  nhưng nếu những chiến lược mới đưa việc kinh doanh theo những  đường hướng mới thì liệu đó lại không phải là việc lãnh đạo ư? Tất  nhiên là không, bởi vì đây là một quyết định về đầu tư.  Quản lý là đầu tư  Điều này có nghĩa là cần nhìn nhận việc quản lý như một hành động  đầu tư. Các nhà quản lý có những nguồn lực như nhân lực, tài chính,  nguyên liệu để đầu tư. Một khi họ quyết định thuê nhân viên mới,  chuyển sang những thị trường mới hay đưa ra những chiến lược mới  tức là họ đang thực thi những quyết định đầu tư. Lý do duy nhất để  chúng ta nhìn nhận việc quản lý này như vai trò của một lãnh đạo đó  là nếu chúng ta đảm trách vai trò này dựa trên quan niệm về lãnh  đạo. Nhưng, nếu chúng ta muốn có một định nghĩa về lãnh đạo để từ  đó cho phép nhân viên căn cứ vào đó thể hiện khả năng lãnh đạo của  mình thì chúng ta phải thu hẹp khái niệm này về ảnh hưởng không  chính thức của người lãnh đạo trong việc thúc đẩy những hướng đi  mới. Ví như, khi một người có tư tưởng đổi mới hàng đầu đưa ra dòng sản  phẩm mới đối với nhóm lãnh đạo điều hành cấp cao. Đây chính là  lãnh đạo tổng thể: từ thấp đến cao. Nhưng nhân viên có năng lực  đóng vai trò chủ chốt lại không có quyền quyết định để phát triển sản  phẩm này. Điều đó có nghĩa là khái niệm lãnh đạo “từ đầu đến chân”  phải được thu hẹp để gây ảnh hưởng đối với người khác nhằm tìm ra  một lộ trình đi tốt hơn. 
  4. Tầm quan trọng của lãnh đạo và quản lý  Lãnh đạo và quản lý đều đóng vai trò quan trọng ngang nhau. Quản  lý cần sử dụng triệt để mọi nguồn lực trong việc phát triển và điều  hành các chiến lược. Lãnh đạo là điều thiết yếu trong việc phát triển  tương lai thông qua đổi mới. Cả người lãnh đạo và nhà quản lý có thể  đều là nhà chiến lược. Sự khác nhau đó là: lãnh đạo có ảnh hưởng  mật thiết tới người khác để thông qua, chấp thuận những chiến lược  mới, trong khi nhà quản lý là người quyết định những chiến lược mới.  Ví dụ, một công nhân có hiểu biết có thể trình một chiến lược mới lên  CEO ­ người đóng vai trò giống như người bán, khách hàng hay nhà  đầu tư trong tình huống này. Khi CEO quyết định chấp nhận một  chiến lược mới, họ sẽ quyết định cách quản lý. Và người thúc đẩy đầu  tiên của chiến lược này chính là người lãnh đạo. Tất nhiên, CEO có  thể vừa lãnh đạo vừa quản lý bằng việc đầu tiên là bán chiến lược mới  cho công ty, sau đó quyết định thông qua chiến lược đó.  Mặc dù lãnh đạo và quản lý đều có vai trò ngang nhau nhưng quản lý  có khả năng giải quyết công việc lớn hơn bởi vì quản lý cần quyết  định chiến lược tổng thể và quản lý việc điều hành nó qua kết hợp và  thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc theo cách tốt nhất. Lãnh  đạo là hành động mang tính trọng tâm hơn. Lãnh đạo nghiên cứu  phương thức tốt hơn và bán chiến lược này cho công ty.  Tất nhiên, đây không phải là cách định nghĩa lãnh đạo và quản lý dễ  được chấp nhận như thông thường nhưng nó là cách tốt trong việc  định nghĩa tường tận về lãnh đạo. Lãnh đạo rõ ràng không phải là  hành động đưa ra quyết định. X.Chi
  5. Theo Business Management  25 bí quyết quản lý dự án Đã có rất nhiều sách báo viết về phương thức và kỹ thuật quản lý dự án hiệu quả. 25 bí quyết dưới đây được đúc kết lại từ lý thuyết và kinh nghiệm quản lý của các chuyên gia AMA (American Management Association) – một tổ chức phi lợi nhuận nổi tiếng về đào tạo Quản Trị Kinh Doanh 1. Xây dựng một đội nhóm đoàn kết cùng giải quyết vấn đề. Nếu không bạn sẽ khó có thể đưa ra giải pháp đúng đắn hoặc sẽ tạo ra nhiều tranh cãi về mục tiêu của dự án 2. Hãy luôn ghi nhớ và tuân theo các mục tiêu đã đề ra trong suốt quá trình dự án 3. Xây dựng một chiến lược để đạt được tất cả các mục tiêu của dự án 4. Giám sát và kiểm tra định kỳ để bảo đảm rằng dự án luôn nằm trong mục tiêu ban đầu đã đề ra. 5. Xác định rõ các cột mốc và chuẩn đánh giá: kết quả mong muốn, các trở ngại, lập ra các chính sách sẽ giúp bạn đạt được kết quả như mong đợi 6. Cập nhật thông tin từ tất cả các Stakeholders (là những người có liên quan, dính líu hoặc bị tác động bởi các hoạt động của dự án) để tránh mâu thuẫn về mặt lợi ích sau này 7. Lựa chọn thành viên thích hợp cho dự án – là những người có thể đóng góp những nhận định và thông tin có ích cho dự án chứ không chỉ đơn thuần là người có thể hợp tác làm việc nhóm. 8. Làm việc theo nhóm. Nếu tất cả các thành viên của một đội/nhóm làm việc độc lập, sản phẩm sau cùng sẽ không ăn khớp cũng giống như những gì nhóm đã thể hiện. 9. Hãy thực tế về số lượng dự án mà bạn hoặc tổ chức của bạn có thể
  6. đảm trách và các mục tiêu đã đề ra. 10. Lập kế hoạch dự án theo cách trả lời các câu hỏi như: phải làm những gì ? Ai làm ? Bao nhiêu ? Khi nào ? Làm như thế nào ? … 11. Đưa ra thật nhiều giải pháp lựa chọn (brainstorming), sau đó chọn ra cái tối ưu nhất dựa trên các thông số đã thiết lập ban đầu (Vd: dựa trên chi phí, thời gian, mục tiêu …) 12. Hãy thương lương khi cần những nguồn lực/tài nguyên/yếu tố có rất ít hoặc khó tìm kiếm. 13. Hãy bàn giao những phần có thể theo từng cột mốc chính của dự án, nhờ vậy mà tiến trình sẽ có thể được đo lường dễ dàng hơn 14. Đưa ra chuẩn đánh giá, định lượng, đặc tả tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá trị của các chuẩn này. 15. Đừng lập thời gian biểu cho bất kỳ công việc nào có thời gian nhiều hơn từ 4 đến 6 tuần. Thay vì vậy, hãy chia nhỏ ra thành nhiều tác vụ để dễ quản lý. 16. Tiếp tục đặt ra những câu hỏi. Càng có nhiều câu hỏi, bạn sẽ càng tìm ra nhiều cách giải quyết các vấn đề hoặc khám phá ra những vấn đề đối lập với những gì đã định nghĩa ban đầu. 17. Tránh sự “cám dỗ” cố gắng hoàn thành xuất sắc mọi việc – điều đó sẽ dành cho phiên bản sau của sản phẩm hoặc bộ phận dịch vụ. 18. Hãy dành thời gian dự phòng trong trường hợp xảy ra những tình huống không mong đợi hoặc những vấn đề chưa được dự tính. 19. Làm tất cả mọi thứ mà bạn có thể để giữ cho các tác vụ theo đúng lịch trình, một sự sai lầm nào đó ở đây có thể làm sa lầy dự án hiện tại 20. Luôn cảnh giác các rào cản “phong tỏa” trong quá trình dự án (roadblocks) và hãy hướng đến hoạt động chuyên nghiệp (pro-active), đừng phản ứng lại chúng mà hãy giúp các thành viên trong dự án hoàn thành nhiệm vụ của họ.
  7. 21. Xem như các thành viên trong nhóm đang thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, do đó, họ sẽ không thể cố gắng liên tục để thực hiện thêm các công việc khác. 22. Đề cử ra những thành viên có thể thực thi nhiều vai trò khác nhau trong qui trình quản lý dự án. 23. Đừng để các thành viên đợi đến “sát nút” mới bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Khi đó, nếu vấn đề phát sinh, sẽ không còn thời gian trống để sửa chữa và sẽ bị trễ hạn bàn giao. 24. Hãy luôn ghi nhớ 3 lần sức ép: hoàn thành dự án theo đúng tiến độ, kinh phí, mục tiêu và mong đợi của khách hàng. 25. Hãy ghi nhận lại kết quả của các dự án: xem xét lại cả nhóm làm việc và các nhiệm vụ thực thi. Oracle Crystal Ball Fusion Edition v11.1.1.1.00­­Ph ần mềm dùng  trong quản lý dự án Oracle Crystal Ball Crystal Ball Microsoft Windows 2000 Professional with Service Pack 3, Windows   XP Home Edition with Service Pack 2 or 3, Windows XP Professional   with Service Pack 2 or 3, or Windows Vista(tested on Windows Vista   Enterprise, Business, Home Premium, and Home Basic editions). Microsoft Excel 2000, 2002(XP), 2003, or Excel 2007. Service Pack 1   is recommended for use with Excel 2007. Microsoft Internet Explorer 6.0 or later. Microsoft.NET Framework 2.0(or 3.0 or 3.5 with Windows XP   versions or Vista). Personal computer with Pentium­equivalent microprocessor(800 MHz  
  8. or faster). At least 512 MB of RAM. About 80 MB of hard disk space for Crystal Ball and sufficient space   for the version of Microsoft.NET Framework that you are using. For   example, currently Microsoft.NET Framework 2.0 with SP 1 takes 185   MB of hard disk space and Microsoft.NET Framework 3.0 takes about   60 MB. For the latest requirements, check Each of those two   components requires approximately twice the given amount of disk   space during installation.) CD­ROM drive. Video graphics adapter and monitor with at least 1024x768   resolution. Adobe Acrobat Reader 6.0 or later. Bản mới nhất, có key trong đó rồi nhé. Đã TESTED trên Win 7  Ultimate. http://www.mediafire.com/?mudmwrzmmzyPass unlock thanhfithou 
nguon tai.lieu . vn