Xem mẫu

  1. Quiz ngắn mở đầu phần AWAKE, ngày đầu tiên, 20/10/2009. “Tập thể dục” a, b, c, d. 1. Năm 1997, hội nghị về hiện tượng nóng lên toàn cầu đã được tổ chức tại? a. Brazil b. Nhật Bản c. Phần Lan 2. Kể từ thời điểm nào trong lịch sử, nhân loại đã bắt đầu làm tăng khí nhà kính vào khí quyển? a. Kỷ Nguyên Băng Hà b. Giai đoạn Đại Suy Thoái trước Thế Chiến II c. Thời Cách Mạng Công Nghiệp 3. Mức phát thải khí nhà kính bình quân của một người Mỹ gấp bao nhiêu lần mức bình quân của một người Cameroon?* a. 10 lần b. 50 lần c. 70 lần d. 95 lần 4. Nước nào phát thải khí nhà kính nhiều nhất tính trên đầu người?* a. Mỹ b. Qatar c. Trung Quốc d. Nhật Bản 5. GDP thường được xem như là một chỉ thị để đánh giá tăng trưởng kinh tế nhưng nếu xét về mặt phát triển bền vững thì GDP không phải là một chỉ thị tốt vì nó đã bỏ qua yếu tố quan trọng là: a. Sự gia tăng giá cả b. Sự dao động dân số c. Sự khai thác làm cạn kiệt tài nguyên để phục vụ phát triển kinh tế d. Mức sống chênh lệch giữa các vùng miền 6. Khí nào dưới đây góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính? a. CO2 b. Methane (CH4) c. Oxit nitơ (N2O) d. Tất cả 7. Khí nào vừa gây ra hiệu ứng nhà kính vừa góp phần làm thủng tầng Ozone? a. Ozone (O3) b. CFCs c. CO2 d. Nitơ
  2. 8. Khí nhà kính nào không xuất hiện tự nhiên trong khí quyển mà do con người tạo ra? a. Ozone (O3) b. CO2 c. Oxit nitơ (N2O) d. CFCs 9. Đâu là nguyên nhân chính gây nên tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay? a. Mực nước biển dâng cao b. Các hiện tượng khí hậu cực đoan như hạn hán, lũ lụt ngày càng phổ biến c. Băng tan ở các vùng cực d. Những hoạt động của con người như phá rừng, đô thị hóa, công nghiệp hóa 10. Hiện tượng nóng lên toàn cầu trở nên trầm trọng hơn bởi vì sự suy giảm lượng băng tuyết che phủ trên toàn cầu. a. Đúng b. Sai * Xem: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_carbon_dioxide_emissions_per_capita http://environment.nationalgeographic.com/environment/global-warming/quiz-global- warming.html (câu 10)
nguon tai.lieu . vn