Xem mẫu

  1. Các cách tạo không khí đối thoại khi phỏng vấn Nhiều ứng viên từng tham gia phỏng vấn xin việc chia sẻ, đối diện với người phỏng vấn, họ có cảm giác như đứng trước vị quan tòa vậy. Người ta hỏi gì đáp nấy, hoàn toàn bị động và hầu như không có một câu hỏi trở lại nào. Theo Jonathan Milligan - nhà tuyển dụng và là chuyên gia tư vấn nghề nghiệp tại Florida, ứng viên có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng những câu hỏi của riêng mình, để xem công việc có phù hợp hay không. "Các bạn hoàn toàn nên tận dụng cơ hội này để có những câu hỏi, yêu cầu cho đúng, xác định sự tương xứng với năng lực cũng như sự yêu thích của bạn đối với công việc này".
  2. Thay vì chỉ ngồi yên, nghe rồi trả lời, ứng viên nên tạo không khí đối thoại với nhà tuyển dụng - (Ảnh minh họa) Các chuyên gia về việc làm đã xác định 5 câu hỏi "đinh" giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn, đặt mình vào vị thế của người đối thoại thực sự thay vì chỉ biết ngồi một chỗ, nghe rồi trả lời. Đây cũng là bí quyết giúp bạn kiểm soát cuộc phỏng vấn tốt hơn. - Khó khăn của công ty Một trong những vấn đề lớn nhất công ty phải đối mặt hiện nay là gì? Nhiều nhà tuyển dụng không thoải mái bộc bạch ngay với bạn về khó
  3. khăn của công ty, bởi đối diện với ứng viên, bao giờ họ cũng muốn xây dựng cho bạn hình ảnh công ty phát triển tốt, thuận lợi. Chẳng ai muốn nêu ra vấn đề rắc rối của công ty bởi làm thế khác nào "vạch áo cho người xem lưng". Bởi vậy, khi nêu câu hỏi này, bạn nên có sự dẫn dắt khéo léo, tạo cho người phỏng vấn cảm giác tin tưởng thực sự. Bạn muốn biết về khó khăn của công ty để xem với kỹ năng, nền tảng, kinh nghiệm sẵn có, bạn có thể tìm ra giải pháp gì mới mẻ hay không. Thêm vào đó, bạn cũng nên hỏi xem, nếu bạn bắt đầu công việc ngay ngày mai thì nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là gì? Từ đó, bạn có thể định hình rõ hơn về vị trí công việc của bạn và yêu cầu quan trọng nhất công ty cần từ bạn. - Hướng đi của công ty Mới hỏi về khó khăn, giờ lại hỏi về hướng phát triển dài hạn của công ty thì nghe có vẻ đối lập. Nhưng thực tế, hai câu hỏi này lại có sự hỗ trợ, bổ sung thông tin cho nhau. Khi tìm hiểu về công ty, bạn chắc chắn muốn biết công ty có những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn như thế nào, tầm nhìn
  4. trong 5 năm tới sẽ ra sao... Đây chính là cơ hội giúp bạn giải đáp những vướng mắc chưa biết hỏi ai. Trong buổi phỏng vấn, bạn có thể cung cấp thêm thông tin để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn - (Ảnh minh họa) - Xác định sự phù hợp của bản thân Câu hỏi tiếp theo sẽ giúp bạn tìm hiểu về văn hóa công ty cũng như yêu cầu của công ty đối với các nhân viên. Lúc này, bạn nên hỏi nhà tuyển dụng xem văn hóa công ty như thế nào, có điều gì khác biệt so với doanh nghiệp khác. Đồng thời bạn cũng có thể thẳng thắn hỏi người
  5. phỏng vấn xem, điều gì ở doanh nghiệp này thu hút họ. Đây là một câu hỏi hơi riêng tư một chút nhưng nếu người đối diện chịu chia sẻ, bạn sẽ nắm được nhiều thông tin hữu ích hơn đấy. - Chủ động cung cấp thông tin Những gì bạn có trong hồ sơ, CV chắc cũng đủ để người phỏng vấn có cái nhìn sơ lược về bạn. Tuy nhiên, trong buổi phỏng vấn, tốt nhất là nên có thêm nhiều thông tin để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn năng lực, kinh nghiệm của bạn.Không cần đợi đến lúc người đối diện hỏi mới nói, bạn cứ chủ động đưa ra câu hỏi, "bạn có muốn biết thêm thông tin gì về tôi không?". Sau đó, bạn sẽ hỏi xem, bước tiếp theo của quá trình tuyển dụng này là gì. Điều đó cũng thể hiện bạn rất quan tâm đến công việc ở đây. Theo chuyên gia tư vấn học tập và phát triển sự nghiệp Bill Denyer, bằng cách đề nghị người phỏng vấn làm rõ một số thông tin hoặc đưa dẫn chứng, bạn sẽ thấy người phỏng vấn hứng thú với bạn hơn. Họ cảm
  6. thấy bạn đang suy nghĩ sâu sắc, nghiêm túc về công việc, về những vấn đề công ty đặt ra. Đừng hỏi những câu hỏi quá thông dụng, vì điều đó khiến người phỏng vấn đánh giá bạn là người hời hợt - (Ảnh minh họa) Cùng chia sẻ về kinh nghiệm khi đi phỏng vấn, Susan RoAne cho rằng, các ứng viên không nên hỏi những câu đã có đáp án rõ ràng. "Bạn thực sự phải chuẩn bị một số câu hỏi thông dụng ở nhà, tìm đáp án sẵn cho chúng qua mạng xã hội, website công ty hay những thông tin bạn thu thập được". Đừng bao giờ hỏi những câu ngớ ngẩn kiểu như, công ty
  7. hoạt động trong lĩnh vực gì, thu lợi từ đâu, công ty có thường xuyên được nghỉ dài ngày không... Trong khi một số chuyên gia đề nghị ứng viên nên đợi nhà tuyển dụng hỏi xong, họ đề nghị "bạn có gì cần hỏi chúng tôi" rồi mới đưa ra câu hỏi thì một số khác lại khuyên rằng, ứng viên nên tìm cách đặt câu hỏi, tạo tình huống đối thoại thích hợp. Milligan khuyên rằng, ứng viên nên có sự linh hoạt, tùy từng tình hình cụ thể để quyết định gián đoạn buổi phỏng vấn bằng những câu hỏi của mình hay đợi người ta hỏi xong rồi mới hỏi". Còn với RoAne, các cuộc phỏng vấn việc làm là con đường hai chiều, có đi có lại mới hấp dẫn. Hải Như Theo Monster/Bưu Điện Việt Nam
nguon tai.lieu . vn