Xem mẫu

  1. Cá Lóc Đầu Nhím lên ngôi
  2. Cá lóc đầu nhím là con lai giữa lóc môi trề và lóc đen. Ngoài tự nhiên, cá phân bố ở nhiều loại thủy vực nước ngọt, lợ; độ pH thích hợp 6,3 – 7,5; nhiệt độ thích hợp để tăng trưởng là 25 – 30 độ C. Chúng là động vật ăn thịt, có tập tính bắt mồi nhưng trong điều kiện nuôi, cá quen dần việc ăn thức ăn tĩnh và ăn được nhiều loại thức ăn (như cá biển, phế phụ phẩm của nhà máy chế biến, thức ăn viên tổng hợp). Cá lóc đầu nhím được người nuôi ưa chuộng bởi thịt ngon, bán được giá, ít bị bệnh và dị tật. Việc đầu tư đồng bộ và có sự hỗ trợ của địa phương, doanh nghiệp sẽ phát huy hiệu quả tiềm năng giống cá này. 1. Đối tượng nuôi đầy triển vọng - Cá lóc là một trong những loài cá đặc trưng ở nước ta, đang được nuôi nhiều ở ĐBSCL. Thịt ngon, ngọt, cá lóc được dùng trong bữa ăn thường ngày của các gia đình hay chế biến tạo hàng giá trị gia tăng… Trước nhu cầu thị trường, việc chủ động tạo nguồn cá giống nhân tạo, khâu ương giống, phòng trị một số bệnh và sản lượng cá không ngừng tăng. Ngoài một số giống lóc
  3. phổ biến như lóc đen, lóc bông, lóc môi trề, lóc đầu nhím được người nuôi ưa chuộng bởi ít bị bệnh và dị tật. - Loại cá này có thể sống trong môi trường chật hẹp hay điều kiện nước bẩn, nước tù, thiếu ôxy. Đây cũng là ưu thế để phát triển các mô hình nuôi thâm canh trong ao, vèo và bể lót bạt… Cùng kích cỡ nhưng cá lóc đầu nhím có giá cao hơn cá lóc đầu vuông 5.000 – 10.000 đồng/kg. Theo tính toán của nhiều hộ, mức giá 42.000 – 45.000 đồng/kg, sau 4,5 – 5 tháng thả nuôi, trừ chi phí, người nuôi thu lãi 40 – 45 triệu đồng/1.000 m2. Hiệu quả đem lại không chỉ ở việc chọn con giống mà còn ở sự liên kết lại của các hộ và nuôi theo đợt, tránh tình trạng dồn hàng, bị ép giá. Các hộ tự nguyện liên kết nhau từ khâu mua thiết bị, mua giống, cá mồi cho đến bán cá thịt, đồng thời trao đổi về kỹ thuật để nuôi cá hiệu quả. - Tuy nhiên, vấn đề về giống vẫn chưa chủ động, người nuôi phải đi mua giống từ tỉnh khác, vận chuyển xa, thiếu giám sát chất lượng, dịch bệnh. Thêm vào đó, quy hoạch các vùng chưa đảm bảo, vùng thiếu nguồn nước đua nhau nuôi thả. Hậu quả dẫn đến tình trạng khan hiếm con giống, nước thải sau thu hoạch được thải trực tiếp ra sông rạch làm cho một số tuyến kênh bị ô nhiễm, dễ phát sinh dịch bệnh. 2. Đầu tư đồng bộ và hiệu quả - Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bến Tre đã chọn cá lóc nuôi làm mô hình trình diễn tại xã Thạnh Trị (Bình Đại) để nhân rộng sản xuất. Mô hình được thực hiện tại hộ nuôi của anh Nguyễn Văn Dứt với diện tích mặt nước 1.000 m2, độ sâu ao khoảng 1,5 m, thả 16.000 con cá lóc đầu nhím. Cá lóc ăn thức ăn công nghiệp Tilapia feed (Uni-President) dùng cho cá rô phi và cá có vảy. Sau 4,5 tháng nuôi, cá lóc đầu nhím đã đạt trọng lượng trung bình 500 g/con, tỷ lệ sống 60%, hệ số chuyển hóa thức ăn FCR: 1,1
  4. (vượt chỉ tiêu ban đầu FCR: 1,4). Tổng sản lượng cá lóc thu hoạch tại thời điểm nghiệm thu đạt 4,8 tấn, đem lại lợi nhuận khá ổn định cho gia đình anh Dứt. - Ban Quản lý dự án nuôi trồng thủy sản của Công ty Á Âu đã triển khai nhân rộng mô hình nuôi cá lóc đầu nhím đảm bảo bền vững, lâu dài. Với mục tiêu cung cấp sản phẩm sau mỗi chu kỳ nuôi 6 tháng (10 tấn cá thương phẩm/ngày) nhằm đáp ứng nhu cầu tại TP. HCM, các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và xuất khẩu. Mô hình này cần số lượng ao nuôi từ 45 ao trở lên, mỗi ao có diện tích mặt nước quy hoạch 2.000 m2. Sau 6 tháng nuôi, sản lượng sẽ đạt khoảng 40 tấn cá thương phẩm. Cơ sở vật chất, nhà xưởng đảm bảo, quy trình nuôi hợp lý sẽ giảm giá thành mỗi kg cá thương phẩm 9000 – 12.000 đồng, góp phần tăng lợi nhuận cho nông dân.
nguon tai.lieu . vn