Xem mẫu

  1. Bước Vào Ký Ức Xuân Hải là một rẻo đất của sự cố gắng choài ra thêm ít, từ đoạn cuối những nhánh núi của dãy Trường sơn chạy dài xuống cực nam Trung bộ. Muốn vươn thêm nữa để ngữa mặt cùng sóng gió biển Đông. Qua khỏi địa phận thành phố Qui Nhơn- trên đỉnh đèo Qui Nhơn Sông Cầu là thấy ngay Xuân Hải. Nó đẹp lắm, đẹp đến nao lòng. Tôi nhận ra điều này vào một buổi chiều cuối tháng giêng khi nắng chạy dài theo bước đi, đọng lại muộn màng trên những đồi cát trắng nhấp nhô. Con đường mới mở, ngổn ngang những đất và đá, duỗi dài theo rẻo đất đến gần Quốc lộ 1 và ngăn cách bởi giòng sông. Chiều tháng giêng nắng vàng tươi. Ở đây nắng chiều đi nhanh quá! Công nhân vừa rời khỏi công trường nắng đã trườn xa tít tắp trên những đụn cát. Bóng nắng nhạt nhoà không sáng nỗi những bờ bụi, những rặng dương liễu lúp xúp, cằn cỏi cao chưa quá đầu người. Tôi lững thững đi như vậy. Cái xách nhỏ trên vai chứa hai bộ đồ và chuyến hành trình ba trăm cây số từ Quảng Nam . Tôi được công trình sắp xếp ăn ở tại nhà anh Lê. Có thể nói nhà anh đẹp và hiện đại nhất nhì Xuân Hải. Nhà nằm biệt lập trên một đồi cát, xây theo kiểu biệt thự, công trình tốn gần nửa tỉ bạc sau ba vụ trúng tôm sú. Anh trước đây làm ở phòng thủy sản huyện Sông Cầu, nghỉ hồi thời kỳ còn bao cấp. Về đây mua đất lập nghiệp. Với con mắt nhà nghề, anh chọn vùng này có thể phát triển tôm sú và đầu tư đào, đắp đìa. Lúc mới đến, vùng này còn hoang sơ, nghèo và lạc hậu. Cư dân trong vùng sống bằng nghề sông biển - sông thì mò tôm bắt ốc, biển bơi thúng chai quanh quẫn bờ. Sống lây lất dưới những mái nhà sơ sài, tạm bợ. Anh đến mang cho họ một làn sinh khí mới. Từ nếp nghĩ, cách làm ăn và may mắn với vài vụ tôm được mùa, đìa nhỏ dần rộng ra, một đìa nở thành hai, nhà cửa cũng dần kiên cố. Được được nghỉ hai ngày để...đi lang thang! Tôi trèo lên một đồi cát, một núi cát trải dài song song cùng con đường. Trèo lên đồi cát quả thật không dễ, phải mượn từng cành cây, bụi cỏ, và hơn mươi phút trèo lên tụt xuống mới tới được đỉnh. Trước mặt, một màu xanh
  2. ngút mắt của biển. Gío khơi lồng lộng, những con sóng xếp tầng, bạc đầu đuổi nhau lấp lánh dưới nắng mai. Xuôi theo triền đồi chạy dài ra bờ sóng, điểm tô với cát trắng là những vạc xanh của cỏ, bụi cây dại, xương rồng và dương liễu - không đủ cao, không đủ lớn, chỉ mấp mô, nhấp nhô hiền lành đến hoang sơ. Đằng sau lưng tôi là xóm làng thưa thớt chạy dọc tuyến đường. Những ngôi nhà mới xây nằm ẩn bên rặng dừa cũ kỹ, xô lệch bởi nắng gió biển khơi. Trước mặt, cạnh gốc dương già cỗi, sần sùi là một túp lều, hay gần như một túp lều. Có lẽ dùng cho ai đó tránh nắng, được lợp bằng những tàu lá dừa. Tôi khom người chui vào, nằm duỗi dài trên nền cát mịn, trắng tinh. Tôi đảo mắt nhìn quanh, quả thật chổ này làm không hẳn chỉ làm cho ai đó tránh nắng. Góc lều có một cái bàn! Được ghép bằng hai mảnh ván vào cháng ba của thân cây dương, tôi hiếu kỳ nhổm dậy: “Ái chà! Lại có cả bảng viết nữa”. Lòng tôi bổng dưng xúc động, một sự trào dâng không tên cứ xâm chiếm hồn tôi. Giữa bộn bề gió cát, cô quạnh cùng tiếng rì rào của sóng biển, giữa khoảng mênh mông, sâu rộng ấy lại có sự bình yên đến lạ lùng! Tôi đưa tay sờ lên mặt bảng – gọi là bảng bởi còn những nét chữ mờ của phấn viết lưu lại, và phải thật dễ tính mới có thể gọi là bảng. Bởi nó được ghép bằng những mảnh nhỏ tấm nhựa dùng đóng trần nhà, và được đóng thẳng luôn vào mặt bàn. Dấu vết để lại là những nét chữ nghệch ngoạc, trong sự chồng chéo, thô vụng – chắc là của bàn tay bé thơ suốt ngày ngụp lặn cùng sò, ốc có cả nét tròn trịa, hiền lành: “Chị bận. Chúa nhật đến học nghe”. Tôi bổng như trở thành một chàng thi sĩ lãng du, ngồi mơ mộng giữa trời đất mênh mông. Tiếng phi lao cùng sóng biển rì rào đệm cho những câu ghép vần ê a của các em nơi này. Ngồi nghĩ ngợi mông lung chán chê, tôi nhảy “ùm” vào biển xanh. Công việc mà tôi nhận làm là quản lý vật tư cho bộ phận xây mương, cống thoát nước, mái Taluy. Suốt ngày làm bạn với sắt, thép, ciment, cát, sạn, đá...Với cái nắng khủng khiếp, chói chang của vùng cát trắng, cùng những con người khô quắc queo bởi cuộc sống công trình. Thật lòng, tôi chẳng ưa thích gì công việc này, nó đơn điệu và tẻ nhạt. Nhưng với khối lượng lớn vật tư và hơn một trăm công nhân làm việc, đã khiến tôi bị lôi theo dòng xoáy.
  3. Tuyến đường từ chân đèo Quy Nhơn – SôngCầu đến giáp sông, kề QL 1 gần mười km. Ở hai đầu, dân cư từ các nơi đổ về buôn bán sầm uất. Qủa thật, con đường mở ra, lập tức bộ mặt nơi đó thay đổi nhanh chóng. Cách đây không lâu, vùng Xuân Hải gần như biệt lập với thế giới bên ngoài, dù rằng chỉ cách TP Qui Nhơn bằng chiều dài một con đèo nhỏ. Nhiều cụ già chưa hề biết Quy Nhơn nó ra làm sao, và cũng chưa hề đến thị xã Tuy Hòa! Những đụn cát khổng lồ bị con đường cắt đôi lăm le muốn lấp lại. Gió biển lồng lộng xốc cát thổi bay như mù sương. Công nhân đã quen, trưa ngủ trong lều luôn xoay đầu theo hướng gió. Cát có mặt khắp nơi, tóc tai, quần áo, cả trong bữa ăn. Chén cơm sột sạo với cát trắng, mọi cái đều trắng, chỉ da người là đen sần, cháy nám. Ban ngày, công việc và nắng gió, đêm về yên bình đến lạ, không một tiếng ồn, chỉ rì rào thông reo. Phố xá như đã lùi vào cổ tích. Bên kia con sông rộng – đèn xe trên QL1 di động ngoằn ngoèo, ẩn hiện như ma trơi. Tôi men theo những thân dừa cao lêu đêu, ra bờ sông, những đìa tôm của anh Lê sáng trưng ánh điện. Anh Lê và bé Châu đang từ đìa về nhà: - Nguyên đấy à ? - Dạ, định dạo ra đìa coi hai cha con anh chăm tôm. Sẵn...tập bơi thúng chai! - Ừ! Châu đi với chú con. - Dạ, thôi khỏi anh. Trời cuối tháng hai, về đêm vẫn còn se lạnh của rét “Nàng Bân”. Cái lạnh của mùa xuân mang đầy sức sống khiến lòng người trở nên bao dung, tâm hồn thêm rạo rực cùng đất trời, hoa cỏ. Tôi hát khe khẻ: - Chú hát hay ghê! Tôi giật mình quay lại: - Sao Châu không về với ba ? - Châu sợ chú bơi thúng chai lỡ không...vào bờ được!
  4. Cô bé thật buồn cười. Lật thúng không sợ, lại đi sợ...không vào bờ được! Tôi đi chầm chậm: - Bé sống ở đây có thấy...buồn không ? - Dạ, lúc mới về buồn lắm ạ! Giờ thì không rồi. Trời đêm đầy sao. Xa xa trên sông, nhìn những đốm sáng mỏng manh của ghe câu, Châu buột miệng: - Giống như những ngôi sao bị rơi xuống nước, chú nhỉ? Tôi ném hòn cuội xuống đìa tôm, không một thanh âm vọng lại, chỉ nghe tiếng rì rào của phi lao: - Sau này bé làm chi? - Châu sẽ đi dạy, mẹ cũng muốn thế. Chợt nhớ đến căn lều trên đồi cát: “Ừ! Lâu rồi mình không ghé lại”. Chẳng hiểu sao, lòng thấy vui vui: - Chú cũng thích… - Thích gì cơ? - Làm cô giáo hay lắm nhỉ? - Dạ! Tôi lật ngửa thúng chai kéo xuống mép nước, Châu lấy cây dầm trên bờ: - Chú ở đây cho đến khi con đường xong chứ? - Có thể là vậy, một năm hoặc lâu hơn. - Rồi lại đi, buồn ghê chú nhỉ! - Leo lên thúng kẻo ướt, cô bé! Châu nhẹ nhàng bước vào thúng chai như một chú mèo con, tôi đẩy ra xa. Nước dập dềnh bên mạn thúng lấp lánh như ánh bạc, tôi đùa:
  5. - Chú sẽ đưa cô bé đi...nhặt sao rơi, Châu ạ! - Ôi! Châu cứ tưởng... - Tưởng gì? - ..... Tôi ngoáy nhẹ mái dầm, thuyền thúng lướt ra xa - Quê chú cũng ở biển à? - Biển rất xa, nhưng quê chú bão lụt liên miên. - Chắc quê chú đẹp lắm! Ở đây xơ xác quá phải không chú? Tuy thế, Châu rất yêu nơi này - Chú cũng yêu nơi này! - Vì sao ạ? - Chú không biết! - Châu cũng không biết. Còn một tuần nữa tôi lại phải ra đi. Gần năm tháng gian lao cùng gió cát, cùng cái nắng rát mặt cháy da. Giả biệt nơi này, tôi vào Thị trấn Sông Cầu nhận công việc mới: “Kè chắn sóng Tam Giang, Sông Cầu”. Đến một nơi mới, công việc có vẻ thuận lợi và môi trường tốt hơn. Nhưng sao tôi không thấy bồn chồn, hồ hởi, sao tôi cứ như hụt hẫng một cái gì. Tôi chẳng hiểu và chẳng biết nữa. Sáng nay ra công trường lòng cứ thấy nao nao. Từng tảng đá lắp dần vào mái Taluy, những bàn tay chai sạn, những khuôn mặt đen cháy của anh em công nhân cứ thoăn thoắt. Núi cát nhường dần từng bước đi của con người. Tôi xách xe đi dọc theo tuyến đường. Những xóm làng ven đường im ắng, hiền hòa trong nắng mai, bọn trẻ con nghịch cát dưới gốc dừa, trai tráng đã ra đi từ nửa đêm, giờ sắp vào bờ, phụ nữ làm công việc tiếp theo: - đem những con cá câu được ra chợ bán. Tôi dựng xe bên vệ đường, đi về phía biển. Mặt trời đã lên cao khỏi đồi cát, ánh nắng vàng tươi. Vài cụm hoa dại tim tím nép mình bên
  6. phiến đá. Tôi đến chân đồi cát. Tôi cũng chẳng biết đến đây làm gì, leo lên đồi cát để làm gì! Có phải tôi lãng mạn quá chăng? – Không biết! Dường như chỉ hiểu rằng: - “tôi đang nợ một cái gì đó!”. Có lẽ sống ở nơi mênh mông trời biển, con người trở nên mơ mộng, lãng mạn? Đường dốc lên đỉnh đồi vẫn thế, vẫn phải bám vào từng bụi cây dại. Gần một trăm năm mươi ngày, thời gian quá ngắn ngủi để có thể làm đổi thay cảnh vật, nhưng lòng tôi, khoảng thời gian ấy không phải là đó với đây, nó xa xăm như trở về ký ức. Bên sườn đồi, những bụi xương rồng nở hoa vàng nhạt. “Lớp học” im ắng, gió từ biển khơi lồng lộng, túp lều vẫn nép mình bên cội dương già. Tôi như người cũ trờ về chốn xưa, lòng rộn ràng, tò mò và e ngại. Tôi khom người chui vào lều. Căn lều vẫn mênh man gió trời, nhưng lòng tôi như ấm lại. Tôi lấy từ trong túi áo ra một hôp phấn đặt lên bàn, phần quà của lớp, của những em bé chưa một lần được cắp sách đến trường – “Sao lại quên mua gói kẹo nhỉ”. Tôi nghĩ thầm và mỉm cười. Có lẽ “tiết học trước” là tập đọc nên trên “bảng” còn rất rõ một bài thơ: “Trường của em be bé, nằm lặng giữa rừng cây…” dù rằng gió biển đã mài mòn bụi phấn. Tôi với tay lấy hộp phấn trên bàn rút một viên chui ra khỏi lều. Bẻ cành gai lưỡi long, đứng tựa gốc dương già gọt viên phấn – phần quà “cô giáo”. Hình hài cô gái với áo dài trắng ôm cặp đang bước ra từ viên phấn. Tôi đặt “bức tượng” vào hốc cây dương ngay cạnh bàn cùng hộp phấn. Lòng bổng thấy nhẹ nhàng: - “ Thôi, chúc điều tốt lành đến với các em, những bông hoa tim tím nở từ khe đá, những đóa hoa xương rồng đang khoe sắc giữa bạt ngàn gió cát. ** * Gần mười năm tôi trở lại nơi này. Những chuyến xe qua lại ngày đêm, dững dưng trên đường thiên lý. Phố xá mọc lên, sự đổi thay cũng dễ xóa nhòa ký ức. Mười năm quá dài cho một đoạn đời. Hai bên đường, nhà cửa mọc lên san sát. Bên phía biển, các khu công nghiệp lô nhô ống khói, chạy dài thẳng tắp những tường rào. Tôi nhìn mỏi mắt…đồi cát năm xưa - không còn nữa! Phải thế thôi, mọi chuyện đã đi vào cổ tích. Cuộc sống vốn thế mà.
  7. Tôi ghé thăm gia đình anh Lê. Ngôi nhà vẫn không thay đổi, sân vườn vẫn vậy, có khác chăng là sự vắng lặng, im lìm: - Các cháu đâu cả anh? - Tụi nó đi hết rồi, thằng Long ra trường về làm cho khu công nghiệp. - Còn Châu? - À! Nó dạy trên Sông Hinh - Xa vậy! Em cứ tưởng…Ngày xưa Châu có nói. - Ở đây cũng có trường, nhưng nó tình nguyện đến vùng sâu vùng xa. Sao chú đi biệt thế, nó mong hoài, nhất là khi ra trường. Tôi lúng túng không giải bày được gì: - Mọi cái cứ trôi đi, nhanh thật. Về đây em cứ ngỡ như hôm qua, chắc cô bé và cu Long lớn lắm anh nhỉ - cô giáo rồi mà! Anh Lê chỉ hai tấm hình lồng khung để trên tủ: - Hình tốt nghiệp đó! Tôi nhìn theo hướng tay anh, bỗng dưng người tôi gai ốc nổi khắp mình, tôi bàng hoàng ngồi xuống ghế: - “Sao lại ở đây? Là Châu đấy ư! Là cô giáo với lớp học “túp lều”, với những em học sinh dầu giải nắng mưa đấy ư! Tôi bần thần: - Tượng ai khắc đẹp ghê anh? - À! Chuyện “ly kỳ” của con Châu đó – “Chợt nhớ ra điều gì, anh Lê đến sau ngăn “bức tượng” lấy ra một phong thư đưa cho tôi” - Con Châu gửi cho chú hồi mới đi dạy kìa, lâu rồi tôi cũng quên. Tôi bồi hồi cầm lá thư trên tay: - “Châu ơi, chú xin lỗi…!” Lá thư đã về tay người nhận, một sự đón nhận không hẹn trước. Bì thư ngã màu theo thời gian: - “…Châu mong tin từ khi chú đi, khi đậu Đại học, khi ra trường, khi đi dạy. Giờ ngồi viết thư cho chú, Châu thấy vui vì được nói chuyện cùng chú, và tin rằng một lúc
  8. nào đó chú sẽ ghé lại, sẽ đọc những dòng này. Ngày mai Châu lên Sông Hinh…làm cô giáo. Mọi người bảo: “Dạy ở đây tốt hơn, sao lại lên trên núi?” Nhưng Châu nghĩ có lẽ ở nơi đấy cần hơn, – Giống như Xuân Hải ngày trước, phải không chú? Những “học trò” trên đỉnh đồi năm nào giờ cũng đã học cấp hai, trường lớp khang trang. Cô bé Châu ngày xưa đã trưởng thành, duy chỉ “tượng cô gái” vẫn ngây thơ, trong sáng. Chú ơi! Ngày đó, khi lên đồi dạy các em, Châu bất ngờ nhận được món quà. Chú không hình dung được là Châu ngạc nhiên đến mức nào đâu, suốt thời gian dài, niềm vui trong suy nghĩ vu vơ. Cuối những năm Đại học Châu mới tin chắc rằng: “Đó là của chú!” Bởi không hiểu sao, khi cầm bức tượng Châu luôn nghĩ đến chú và, nhớ chú lại…nhìn tượng cô gái…!”. Trời đã về chiều. Bóng nắng vẫn nhạt nhòa, tôi nhìn về hướng đồi cát - đồi cát cùng túp lều. Ở đó có tiếng ê a đọc bài, có lời cô giáo giảng, có âm thanh viên phấn miết trên bảng trong mênh mông biển trời. Nhưng trong tôi lại rõ ràng, lại êm đềm một nỗi nhớ. Và rồi tất cả bước vào ký ức. Châu ơi! Phạm Tú Uyên
nguon tai.lieu . vn