Xem mẫu

  1. Bồi dưỡng ngôn ngữ tự tin
  2. Khí chất của một con người ra sao, trước hết được biểu hiện ra qua cách giao tiếp của người đó. Người có khí chất tốt thường nói chuyện rất tự tin, rất hấp dẫn. Bồi d ưỡng ngôn ngữ tự tin Một người có tự tin hay không hoàn toàn có thể phán đoán thống qua cách mà người đó giao tiếp, chuyện trò. Người nhút nhát thường có tiếng nói rất nhỏ, còn tiếng nói dõng dạc sang sảng như tiếng chuông, cách thể hiện gẫy gọn lưu loát thì thường là tiếng nói của người tự tin, tràn đầy hăng say và lòng nhiệt tình. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nói “tính cách người này cởi mở” hoặc nói “người kia rất trầm”. Thực ra, “cởi mở” hoặc “trầm” là những ấn tượng không phải được phán đoán từ tính cách, mà là từ phương thức biểu hiện do tự mình quyết định.
  3. Trong hội nghị, những người ít nói đều cho rằng: “Ý kiến của mình có lẽ không có giá trị gì, nếu nói ra người khác có thể cảm thấy những điều mình nói là ngu xuẩn, tốt nhất là chẳng nói gì. Người khác hiểu biết hơn mình nhiều, việc gì mà mình lại để cho họ biết mình không hiểu biết”. Những người này thường tự cho phép mình đưa ra một lời hứa ít khả quan: “Đợi lần sau mình sẽ phát biểu”. Nhưng tự bản thân họ biết rất rõ rằng mình không bao giờ thực hiện được lời hứa đó. Thời gian dần qua, số lần họ hứa lần hứa lữa với chính bản thân mình ngày càng nhiều, sự lặng lẽ, ít nói của họ cũng sẽ trở thành thói quen. Thói quen này có thể như một căn bệnh, nó gặm nhấm tinh thần khiến cho bạn càng ngày càng mất đi sự tự tin. Xét về góc độ tích cực, nếu như bạn dám một lần chiến thắng bản thân, dám mạnh dạn phát biểu trước đám đông, thì lần sau bạn có thể tự tin, mạnh dạn phát biểu trước chốn đông người. Cho nên bạn cần mạnh dạn phát biểu để sự mạnh dạn trở thành một thói quen, đó là món “sinh tố” của niềm tin. Lời lẽ rõ ràng, mạch lạc, giọng nói tự tin sẽ dễ d àng thuyết phục người khác hơn; ngay đến lời nói mà bạn cũng không dám nói to thì bạn còn hy vọng làm được điều gì nữa. Bạn không nên lo lắng thái quá, chỉ cần bạn bồi dưỡng được niềm tự tin, thì nhất định lời nói của bạn sẽ có “ma lực” hấp dẫn người khác. Mỗi ngày bạn nên tự luyện cho mình có khả năng ăn nói mạch lạc, để giọng nói của mình vang vọng và đ ể lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người. Bạn nên duy trì hoạt động này, để sự “dám nói” của bạn trở thành thói quen, cảm giác của bạn mỗi này có thể sẽ tốt hơn.
  4. Lời khuyên: Với những người dám phát ngôn, dám biểu đạt suy nghĩ của mình để điều đó trở thành một thói quen hàng ngày thì đó cũng chính là yếu tố cần thiết để tạo nên lòng tự tin.
nguon tai.lieu . vn