Xem mẫu

  1. Bộ máy hành chính Hoá Châu thời Lê sơ (1428 - 1527) 1 Trong lịch sử xứ Thuận Hoá, người ghi dấu ấn rõ nét nhất đối với cư dân vùng này thời kỳ đầu chính là công chúa Huyền Trân. Tháng 7 - 1306 là một mốc lịch sử quan trọng, đem lại cho Đại Việt phần đất từ sông Hiếu (Quảng Trị) đến sông Thu Bồn (Quảng Nam). Tất cả khởi đầu bằng một động thái ngoại giao khôn khéo của Thượng hoàng Trần Nhân Tông. Mùa hạ năm 1306, vua Chămpa xin dâng hai châu Ô và Lý làm lễ vật dẫn cưới công chúa Huyền Trân. Một giải đất xung yếu từ bờ nam sông Hiếu đến bờ bắc sông Thu Bồn được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt một cách hoà bình. Từ đó, tổ chức và hoạt động của bộ máy cai trị ở Hoá Châu cũng hình thành và phát triển chung trong bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Tổ chức và hoạt động của bộ máy cai trị cấp châu Hoá Châu là một vùng đất mà quân Minh chú ý ngay từ khi vừa đánh chiếm Đại Việt. Trương Phụ, tướng nhà Minh đã từng nói: “Tôi có sống được là ở Hoá Châu, tôi có chết cũng ở Hoá Châu, Hoá Châu mà chưa bình định xong thì tôi còn cặp mắt nào trông thấy chúa thượng nữa” (1). Vì thế, ngay khi chiếm Hoá Châu, quân Minh đã đặt ách đô hộ khắc nghiệt trên toàn cõi Đại Việt. “Hai châu Thuận, Hoá bị sáp nhập làm một châu Thuận Hoá, chỉ còn 79 làng, 1470 hộ và 5662 khẩu dân đinh” (2).
  2. Sau khi giành độc lập cho đất nước, nhiệm vụ trọng yếu của các vua thời Lê Sơ là phải gấp rút xây dựng lại nền kinh tế vừa bị phá hoại nghiêm trọng, đồng thời phải ổn định tình hình xã hội ở Hoá Châu. Năm 1428 vua Lê Thái Tổ đã cử các trọng thần vào trấn thủ Hoá Châu, với nhiệm vụ bảo vệ vùng trọng trấn phía nam. Hơn nữa, sau khi được giải phóng khỏi ách thống trị của giặc Minh, chế độ phong kiến Việt Nam chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền. Sự tan rã của nền kinh tế điền trang và quan hệ nông nô, nô tì đã thủ tiêu về căn bản những cơ sở phân tán trong xã hội cùng với sự phát triển của kinh tế tiểu nông tạo điều kiện nâng cao mức độ tập quyền của nhà nước phong kiến thời Lê Sơ. Trải qua các đời vua Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông, bộ máy nhà nước phong kiến ngày càng được củng cố và đến đời Thánh Tông thì đạt tới đỉnh phát triển cao nhất của nó. Bộ máy nhà nước phong kiến thời Lê Sơ là một hệ thống chính quyền chặt chẽ nhằm chi phối xuống tận các địa phương và tập trung quyền hành vào tay triều đình, đứng đầu là nhà vua. Lãnh thổ Đại Việt lúc bấy giờ mới bao gồm miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, cho đến sông Thu Bồn, miền phủ Thăng Hoa đã bị quân Chămpa chiếm lại. Năm 1427, vua Lê đã bố trí nhiều quan quân nhà Minh đầu hàng vào các xứ Thanh Hoá, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá, còn “sai người Minh là Châu Sài đem 340 con ngựa đến Hoá Châu chăn nuôi” (3). Vùng đất Hoá Châu ngay từ đầu đã được nhà Lê rất quan tâm và tổ chức cai trị một cách chặt chẽ. Ngay khi vừa lên ngôi, năm 1428, Lê Lợi đã chia cả nước thành 5 đạo để cai trị
  3. thiên hạ: “trước kia nhà vua ra Đông Đô chia trong nước làm 4 đạo. Đến đây, trong nước đã yên hẳn rồi, lại đặt thêm đạo Hải Tây. Cho Thanh Hoá, Nghệ An, Tân Bình và Thuận Hoá đều lệ thuộc vào đó. Ở đạo thì đặt vệ quân, ở vệ thì đặt tổng quản. Đơn vị to và nhỏ cùng gìn giữ cho nhau, cấp bậc trên và dưới cùng ràng buộc lẫn nhau. Lại đặt Hành khiển ở các đạo chia giữ sổ sách quân và dân” (4). Nhà vua lấy Hoá Châu làm trọng trấn, triều đình thường phái các vị trọng thần vào đó trấn thủ, ngoài đặt các chức lộ tổng quản và lộ tri phủ tại trọng trấn này (5). Đứng đầu các Châu Hoá là một viên Tri châu và Đồng tri châu. Ngoài ra, còn có các chức Phòng ngự sứ hay Chiêu thảo sứ. Năm Kỷ Dậu (1429) nhà vua lại: “chỉ huy cho quan các lộ, huyện, xã rằng hễ ấn công thì do Chính quan giữ, ở lộ thì Tri phủ giữ ấn, không có tri phủ thì Trấn phủ giữ ấn; các huyện thì Tuần sát giữ ấn; nếu không có Trấn phủ, Tri phủ thì dùng Chiêu thảo hoặc Phòng ngự giữ ấn, có việc thì cùng bàn với nhau, đáng đóng ấn thì mới đóng. Nhìn chung, bộ máy cai trị thời Lê Thái Tổ vẫn còn sơ sài và phải dựa vào quy chế tổ chức của các triều đại trước đó. Tuy vậy, so với thời Lý - Trần, bộ máy cai trị thời Lê Thái Tổ đã có một bước tiến về mức độ tập trung chính quyền. Năm 1466, vua Lê Thánh Tông đã chia lại các đơn vị hành chính trong địa phương. “Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), Lê Thánh Tông đặt ra 12 đạo thừa tuyên là Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn và phủ Trung Đô. Đổi lộ là phủ, đổi trấn là châu. Rồi sai các chức thừa tuyên xét núi sông chỗ mònh cai
  4. quản làm thành địa đồ. Năm thứ 10 (1469) Kỷ Sử u, sửa định lại bản dồ trong nước để thống thuộc các phủ huyện và thừa tuyên. Đến năm Tân Mão (1471), bình định được nước Chămpa, đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam cộng là 13 đạo” (7). Năm đạo trước kia trở thành 12 đạo để hạn chế bớt quyền hành của chính quyền địa phương. Tiếp theo đó, vua Lê Thánh Tông, lại đổi lộ thành phủ, đổi trấn làm châu. Theo đó, Thuận Hoá gồm 2 phủ, 7 huyện, 4 châu. Trong đó phủ Triệu Phong l ãnh 5 huyện (Hải Lăng, Vũ Xương, Đan Điền, Kim Trà, Tư Vinh) và 2 châu (Thuận Bình, Sa Bôi). Riêng Hoá Châu quản 3 huyện Đan Điền, Kim Trà, Tư Vinh. Đứng đầu Hoá Châu là một viên Tri châu. Ngoài ra còn có Đồng tri châu giúp việc. So với thời Trần Hồ, bộ máy cai trị Hoá Châu thời Lê Sơ đã khá chặt chẽ và hoàn chỉnh. Dưới thời Trần, đơn vị hành chính địa phương đã được chia lại từ 24 lộ thời Lý làm 12 lộ. Dưới lộ là phủ, châu, huyện và xã. Hoá Châu được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt vào năm 1306, cai quản châu Hoá có một Tuần sứ. Hoá Châu thời Trần quản 7 huyện là: Trà Kệ, Lợi Bồng, Sạ Lệnh, Tư Dung, Bồ Đài, Bồ Lãng và Thế Vinh với khoảng trên 40 làng, ấp, thôn, trại, sách. Đứng đầu châu là một viên Đại tri châu. Hoá Châu thời Trần tất nhiên chưa thể ổn định như thời Lê. Các vua Trần đã nhận thức rõ vị trí xung yếu của châu Hoá, nên đã giao việc trấn thủ châu Hoá cho trọng thần hay hoàng thân. Năm 1342, Hưng Hoá vương Trần Quốc Oai được cử làm trấn thủ châu Hoá. Tháng 3 năm 1352, vua Chămpa là Bà La Trà Toàn kéo quân ra đánh châu Hoá, quân trấn giữ chống cự khó khăn. Vua Trần Dụ Tông phải cử Tả tham tri chính sự Trương Hán Siêu vào trấn thủ châu Hoá, ổn định tình hình trong
  5. mấy tháng rồi trở về triều. Mười năm sau, quân Chămpa lại sang cướp phá Hoá Châu, vua lại cử Đỗ Tử Bình cầm quân tăng viện và tu bổ thành Hoá Châu kiên cố hơn. Hơn nữa để tăng cường ổn định nơi biên viễn, vua Trần Nghệ Tông đã cắt một viên quan người địa phương là Hồ Long làm Đại tri châu Hoá. Đến năm 1391, vua Trần Thuận Tông cử Lê Quý Ly đi tuần châu Hoá, xét định quân ngũ, sửa chữa thành trì, châu Hoá mới ổn định. Như vậy, việc tổ chức bộ máy cai trị ở châu Hoá đã được nhà nước phong kiến quan tâm đúng mức. Song phải đến thời Lê Sơ thì bộ máy cai trị châu Hoá mới trở nên hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn. Tổ chức bộ máy cai trị Hoá châu thời Lê đã được kiện toàn. Hoạt động chủ yếu của cấp châu thời Lê Sơ là việc quản lý chính sự, quân sự và kiện tụng. Tổ chức và hoạt động của bộ máy cai trị cấp huyện Dưới thời Trần - Hồ, đơn vị hành chính địa phương là huyện. Đứng đầu huyện là một viên tri huyện. Dưới thời Trần, Hóa Châu có 7 huyện, với 40 xã, ấp, thôn, trại, sách. Như vậy, huyện là đơn vị hành chính có từ thời Trần, huyện quản lý các xã. Đến thời Lê Sơ, đơn vị huyện được tổ chức một cách tập trung hơn, bao gồm nhiều xã hơn và quản lý chặt chẽ hơn. Năm 1466, dưới thời Lê Thánh Tông, ba huyện Đan Điền, Kim Trà, Tư Vinh đã quản: Đan Điền 65 xã, 9 thôn, 6 sách, Kim Trà 72 xã, 6 châu, 13 sách, 3 nguyên; Tư Vinh 43 xã, 18 thôn, 1 trang. Như vậy,
  6. thời kỳ này Hoá Châu quản 180 xã (8).
nguon tai.lieu . vn