Xem mẫu

BỘ CÂU HỎI ÔN THI VẤN ĐÁP MÔN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Câu 1: trình bày khái niệm và chủ thể của QHKTQT Trả lời: ­ Khái niệm QHKTQT: là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các nền kinh tế xét trên phạm vi toàn thế giới. Qhkt đối ngoại là những mối quan hệ về kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ của một nền kinh tế với bên ngoài. ­ Các chủ thể của QHKTQT: Loại thứ nhất: các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các nền kinh tế. Các chủ thể này được phân chia theo trình độ phát triển kinh tế gồm có các nền kinh tế phát triển, các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế kém phát triển. Số lượng chủ thể này là trên 200 QG. loại thứ hai: các tổ chức quốc tế, các liên kết quốc tế. Đây là các chủ thể của qhktqt được hình thành và phát triển c=do quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay. Loại thứ ba: các tập đoàn, các công ty xuyên qg, các hãng, các doanh nghiệp. Đây là chủ thể đông đảo nhất trong nền kinh tế thế giới. Câu 2: trình bày khái niệm và các hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế? Trả lời: ­ Khái niệm quan hệ kinh tế quốc tế: xét đối tượng khách thể, qhktqt là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của nền kinh tế xét trên phạm vi toàn thế giới. Qhkt đối ngoại là những mối quan hệ về kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ của một nền kinh tế bên ngoài. ­ Các hình thức của QHKTQT: Thương mại quốc tế: là hình thức của qhktqt, trong đó diễn ra sự mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc các tài sản trí tuệ giữa các chủ thể của quan hệ ktqt. Thương mại quốc tế ngày nay đã phát triển thêm nhiều hình thức đa dạng như tmqt về dịch vụ, tmqt liên quan đến đầu tư, tmqt liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Đầu tư quốc tế: là một hình thức của qhktqt trong đó diễn ra sự di chuyển các phương tiện đầu tư giữa các chủ thể của qhktqt để tiến hành kinh doanh và các hoạt động khác nhằm thu lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội. Phương tiện đầu tư có thể là vàng bạc, tiền, đá quý, hiện vật, tài sản vô hình. Di chuyển quốc tế về hàng hóa sức lao động: là hình thức của qhktqt, trong đó diễn ra sự trao đổi, mua bán giữa các chủ thể của qhktqt về một loại hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa sức lao động. QHQT về khoa học công nghệ: là hình thức của qhktqt, trong đó diễn ra việc trao đổi giữa các chủ thể qhktqt về những tiến bộ, những thành tựu của khoa học công nghệ. QHKT về tiền tệ: là hình thức của qhktqt, trong đó diễn ra sự di chuyển tiền tệ và các chứng từ có giá giữa các chủ thể. Quan hệ quốc tế tiền tệ thông qua: mua bán trao đổi trong thương mại quốc tế; đầu tư quốc tế, các hoạt động tín dụng viện trợ,… Câu3: Trình bày nội dung, ưu điểm, nhược điểm của chiến lược đóng cửa kinh tế? Trả lời: Nội dung Ưu điểm Nhược điểm - Hạn chế mở rộng các mối quan hệ KTĐN với bên ngoài - Phát triển bằng nội lực là chính - Không khuyến khích nước ngoài đầu tư vốn, chủ yếu vay vốn để đáp ững nhu cầu nhập khẩu - Thực hiện tự cung tự cấp bằng những nguồn lực trong nước - Độc lập về kinh tế cho phép tự quyết về chính trị - Các nguồn lực trong nước được khai thác tối đa để thỏa mãn nhu cầu trong nước - Tốc độ phát triển kinh tế ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi những biến động của nền kinh tế thế giới - Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm - Nguồn lực trong nước được khai thác tối đa nhưng không hiệu quả - Nền kinh tế bị tụt hậu so với bên ngoài do hạn chế sự tiếp thu khoa học kĩ thuật - Thị trường nội địa nghèo nàn, chật hẹp không đảm bảo cho sự phát triển các ngành công nghiệp có quy mô lớn - Kinh tế kém hiệu quả, sản xuất chi phí cao, lãng phí ngoại tế Câu 4 : Trình bày nội dung, ưu điểm , nhược điểm của chiến lược mở cửa kinh tế Trả lời ­ Nội dung của chính sách mở của kinh tế: nó có thể gọi là chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu. Các nước thực hiện việc mở rộng các mối quan hệ ktđn với bên ngoài, trọng tâm là ngoại thương mà ưu tiên hàng đầu là xuất khẩu, đồng thời giảm bớt những rào cản đối với hoạt động nhập khẩu, tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư, công nghệ nước ngoài nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng trong nước. Ưu điểm: Tận dụng được các nguồn lực bên ngoài như: vốn, khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lí… phục vụ cho việc phát triển trong nước. Đẩy mạnh xuất khẩu mang về ngoại tệ cho đất nước do vậy có khả năng nhập khẩu các máy móc thiết bị hiện đại cho nền kinh tế trong nước. Các nước có thể đạt tốc độ tằn trưởng cao về kinh tế. Nhược điểm: Dễ rơi vào tình trạng phụ thuộc, dễ chao đảo do tác động trực tiếp bởi những yếu tố tiêu cực trong đời sông kinh tế, chính trị, xã hội thế giới. Nền kinh tế dễ mất cân đối về cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ nếu chạy theo nhu cầu của thị trường thế giới trong khi không phát triển các ngành trong nước có khả năng. Câu 5: phân tích bối cảnh phát triển của QHKTQT hiện nay? Trả lời: Bối cảnh quốc tế của quan hệ kinh tế quốc tế hiện có những đặc điểm sau: 1. Toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, lôi cuốn sự tham gia của hầu hết các nước trên thế giới. Toàn cầu hóa chính là quá trình liên kết, hợp nhất của tất cả quốc gia trên thế giới, trên các lĩnh vực kinh tế hình thành nên sự tùy thuộc lẫn nhau trong sự vận động phát triển từ đó tạo nên một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất. Biểu hiện của toàn cầu hóa : Tính thẩm thấu lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng tăng ( tính quốc tế hóa ngày càng cao của các sản phẩm) Những rào cản kinh tế ngăn cách các quốc gia dần được dỡ bỏ ( việc dần dỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan, đẩy mạnh thương mại quốc tế phát triển) Sự ra đời và mở rộng của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu ( vd : ASEAN, EU, WTO, NAFTA,..) Thương mại thế giới phát triển mạnh Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng nhanh ( sự chuyển dịch tài chính giữa các nước thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh ) Chính sách đối ngoại của mỗi nước mang tính quốc tế cao:thông qua đàm phán song phương, đa phương và sự tự nguyện, chính sách kinh tế đối ngoại của các nước đã được xây dựng trên nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế. Di dân, xuất khẩu lao động và vấn đề lao động nhập cư 2. Sự phát triển bùng nổ của cách mạng khoa học – công nghệ: cách mạng khoa học công nghê ngày càng phát triển, vs nội dung rộng lớn ngày càng tác động trực tiếp tới mọi mặt đời sống kinh tế xã hội ở tất cả các nước, nền kinh tế thế giới chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. 3. Xu thế “mềm hóa” nền kinh tế thế giới ( đẩy mạnh việc thay đổi cơ cấu theo hướng phát triển ngành dịch vụ ) 4. Các vấn đề toàn cầu: loài người đang đứng trước nhiều vấn đề nan giải đòi hỏi cần phải có sự hợp tác giữa các nước để cùng nhau giải quyết: Vấn đề môi trường:hiện tượng ô nhiễm mỗi trường đang có nguy cơ đe dọa sự tồn tại của con người, làm mất cân bằng sinh thái, tác động mạnh mẽ đến môi trường sống của cả nhân loại. Vấn đề bùng nổ dân số, thất nghiệp gia tăng và nghèo đói: dân số tăng kéo theo sự mất cân bằng sinh thái, nghèo đói, tăng trưởng kinh tế nhưng đời sống không được cải thiện, gia tăng thất nghiệp, tệ nạ xã hội, ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn lực và sự phát triển nền kinh tế bền vững. Hơn nữa đây cũng là điều kiện tốt để chủ nghĩa khủng bố phát triển, từ đó trở thành những bi kịch của thế giới. Căn bệnh thế kỉ: thế giới đang trong cơn khủng hoảng y tế công cộng điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới. 5. Xu thế hòa bình, ổn định và hòa dịu dân tộc 6. Khu vực kinh tế Châu Á­ Thái Bình Dương: trung tâm kinh tế­ thương mại năng động nhất thế giới 7. TNCs ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới 8. WTO giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới Câu 6: Phân tích những biểu hiện của Toàn cầu hóa kinh tế? Trả lời: Thứ nhất, toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của các luồng giao lưu quốc tế về hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất như vốn, công nghệ, nhân công… Cụ thể là sự gia tăng của thương mại quốc tế; đầu tư quốc tế; chuyển giao công nghệ quốc tế; sự mở rộng của thị trường tài chính… ( Thương mại thế giới phát triển nhanh: tốc độ tăng trưởng thương mại của thế giới luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: từ 1990 đến 2004 đầu tư nước ngoài trên thế giới đã tăng hơn 5 lần. Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi bật là các hoạt động: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...Thị trường quốc tế mở rộng nhiều ngân hàng trên thế giới đã kết nối với nhau thông qua mạng viễn thông điện tử, tạo nên một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu và đang tiếp tục được mở rộng phạm vi. Vai trò của IMF và WB ngày càng lớn trong sự phát triển kinh tế toàn cầu và trong mỗi quốc gia.) Thứ hai, toàn cầu hóa thể hiện qua sự hình thành và phát triển các thị trường thống nhất trên phạm vi khu vực và toàn cầu: Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực…Ví dụ như Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế ­ chính trị quốc tế và khu ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn