Xem mẫu

  1. Binh khí võ cổ truyền Binh khí là đồ vật được sử dụng để chiến đấu. Tất cả các vật dụng có thể dùng vào việc chiến đấu đều được gọi là binh khí. Binh khí là một bộ phận quan trọng hợp thành Võ cổ truyền Việt Nam. Võ thuật từ võ nghệ diễn hoá mà thành, vì vậy “võ nghệ binh khí” cũng rất phức tạp, đa dạng. Võ cổ truyền có nhiều loại binh khí khác nhau, thường được gọi chung bằng thuật ngữ “thập bát ban võ nghệ”. Thập bát ban võ nghệ hay 18 ban binh khí là thuật ngữ dùng để chỉ 18 môn lọai binh khí cơ bản trong hệ thống chương trình của các môn phái Võ cổ truyền Việt Nam. Lịch sử nước Việt Nam lâu đời, quá trình phát triển có sự giao lưu, trao đổi, học tập lẫn nhau, rồi sáng tạo, phát minh ra các dạng binh khí khác nhau. V ì vậy trên thực tế binh khí của xưa nay không chỉ có 18 ban binh khí. Binh khí cổ đại gồm rất nhiều loại nhưng được hệ thống hóa thành 18 môn loại. Đây là biểu hiện quan niệm của người xưa cho rằng số 9 là số cùng của chữ số (vì
  2. nếu thêm 1 vào số 9 thì sẽ thành số 10. Trong 10 vị trí, số hạng 10 lại trở thành chữ số bé nhất) vì vậy triết học, số học và lý học phương Đông dùng số 9 hay bội số của số 9 để biểu thị số mục nhiều. 18 là bội số của 9, vì vậy thập bát ban võ nghệ trở thành thuật ngữ được dùng cho tới ngày nay. Thập bát ban võ nghệ do niên đại, vùng đất và các chi phái võ thuật khác nhau,có những quan niệm khác nhau, dẫn đến tình trạng ít nhiều chưa thống nhất về mặt khái niệm. Từ xưa đến nay có hàng chục cách hiểu khác nhau về hệ thống này. Thập bát ban võ nghệ Võ cổ truyền Việt Nam được lý giải gồm mười tám môn loại: siêu đao, thương, giáo (một loại binh khí dài hơn thương), mác, kiếm, xà mâu, khiên, phủ hay phủ việt (búa), kích, roi, giản, chùy, đinh ba, cào, côn, dây vảihay dải lụa có buộc vật nặng ở đầu, tô, thủ cước (tay, chân, quyền). Hệ thống thập bát ban võ nghệ Việt Nam đã có từ thời Lê, thời Nguyễn và được đưa vào nội dung khảo hạch, thi cử để tuyển chọn các cử nhân, tiến sĩ võ. Nội dung thi tuyển này chủ yếu bao gồm bắn cung, phóng lao, lăn khiên, cưỡi ngựa, múa giáo, múa siêu đao, múa kiếm, đấu kích, múa côn, đánh quyền v.v. Nguồn gốc 18 ban binh khí nói chung đến từ hai mặt, một là trong chiến tranh cổ đại các binh khí thường dùng như cung tên, đao, thương, kiếm, kích, xà mâu… mặt khác do công cụ sản xuất hay vật thường dùng trong đời sống diễn biến mà thành binh khí như soa (chĩa hai, chĩa ba), sản (cái xẻng), bừa cào, chuỳ, phủ (búa), côn, bổng (gậy) v.v.. 18 ban binh khí căn cứ vào hình dạng và cách sử dụng có các loại dài, ngắn khác nhau, có loại dùng một chiếc và có loại dùng một đôi. Binh khí ngắn chủ yếu có cung – ná – nỏ, đao, kiếm, phủ, chùy, tô, câu, giản, lăn khiên, bạch đả song thủ (tay không). Binh khí dài chủ yếu có thương, đại đao, tề mi côn, trường côn, kích, xà mâu, đinh ba, bừa cào…
  3. Có nhiều hệ thống và quan niệm khác nhau về thập bát ban võ nghệ, nhưng tựu trung và gần gũi nhất trong cách dùng xưa nay, có thể thống kê như sau: 1- Cung tên, Ná, Nỏ 2- Thương, Giáo, Mác 3- Đao (Đơn đao, Song đao, Siêu, Đại đao…) 4- Kiếm (Độc kiếm, Song kiếm, Trường xà kiếm, Gươm…) 5- Xà Mâu 6- Trủy thủ 7- Lăn Khiên, Thuẫn (Mộc đỡ tên, đỡ gươm, đỡ giáo…) 8- Phủ (Độc phủ, Song phủ, Việt…) 9- Chùy (Độc chùy, Song chùy, Đại chùy…)
  4. 10- Côn ( Đoản côn, Trung bình côn, Tề mi côn, Trường côn, Côn nhị khúc, Côn tam khúc, Thiết lĩnh…) 11- Kích 12- Giản (Độc giản, Song giản) 13- Ngãi (Song tô, Lưỡi hái, Câu liêm) 14- Soa (Chĩa hai trường, đoản. Đinh ba trường, đỏan) 15- Câu 16- Bừa cào
  5. 17- Nhuyễn tiên (Thất tiết tiên, Cửu tiết tiên, Chuỗi tiền, Xích sắt, Xà vĩ tiên, Dây thắt lưng, Khăn quấn đầu…) 18- Bạch đả song thủ (hai bàn tay không) Phần luyện tập quyền thuật là món binh khí thứ 18 trong Thập bát ban võ nghệ. Ngoài ra cũng tùy theo sở thích, sở trường của mỗi người, mỗi môn phái mà có thể luyện riêng những binh khí đặc biệt khác không có trong 18 thứ binh khí. Sự đa dạng binh khí trong Võ cổ truyền tạo cho người học võ hiểu biết sâu sắc và có kiến thức phong phú từng cách sử dụng mỗi loại binh khí thời xưa, theo tính cách nghệ thuật văn hóa truyền thống.
nguon tai.lieu . vn