Xem mẫu

HO RA MÁU (Khái Huyết – Hemoptysis – Hémoptysie) Là trạng thái máu ở Phổi do ho mà ra hoặc toàn là máu, hoặc máu lẫn trong đờm. Ho ra máu chỉ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, nhưng triệu chứng lâm sàng có nhiều điểm giống nhau trong mọi trường hợp. Ho ra máu có thể xẩy ra đột ngột trong lúc người bệnh cảm thấy khoẻ mạnh, hoặc sau khi hoạt động mạnh, sau khi ăn nhiều, nói nhiều, xúc cảm mạnh, thay đổi thời tiết đột ngột hoặc trong giai đoạn hành kinh. Thông thường 90% trường hợp ho ra máu là do bệnh lao đang tiến triển (Nếu kèm ho kéo dài, sốt nhẹ, sút cân thì càng chắc chắn). Nếu ho ra máu chút ít lẫn trong đờm, tái phát một vài lần mà không có sốt hoặc sút cân cũng nên nghĩ đến bệnh lao kín đáo. Nguyên Nhân Theo YHHĐ . Ở phổi có thể do: Lao phổi, Các bệnh nhiễm khuẩn gây tổn thương ở phổi (viêm phổi, áp xe phổi, cúm)… . Các bệnh khác của đường hô hấp: Giãn phế quản, ung thư phổi, sán lá phổi, nấm phổi… . Bệnh ngoài phổi: tim mạch, tắc động mạch phổi, vỡ phồng quai động mạch chủ… Theo Đông Y Từ rất xưa, sách Nội Kinh đã đề cập đến tà khí bên ngoài xâm nhập vào, tình chí không điều hoà có thể gây nên ho ra máu. Thiên ‘Ngọc Cơ Chân Tạng Luận’ (Tố Vấn 19) viết: “Mạch mùa Thu… bất cập thời khiến người ta bị suyễn, hơi thở thiếu khí mà ho, ở phần trên đôi khi thấy có máu…”. Thiên ‘Chí Chân Yếu Đại Luận’ (Tố Vấn 74) viết: “ Thiếu dương Tư thiên… mắc bệnh đầu thống, phát sốt, sợ lạnh mà sốt rét. Nhiệt phát ra bì phu, bì đau, sắc biến ra vàng hoặc đỏ, gây nên chứng thuỷ, mình, mặt phù, thủng, bụng đầy trướng, phải ngửa lên mà thở, kiết lỵ đỏ hoặc trắng, mụn lở, ho, ho ra máu, Tâm phiền, trong ngực nóng, quá lắm thời cừu, nục (chảy máu cam)…”. Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh Khu 10) viết: “Túc Thiếu âm Thận kinh… Nếu là bệnh thuộc ‘Thị động’ sẽ gây thành chứng đói mà không muốn ăn, mặt đen như dầu đen, lúc ho nhổ nước bọt thấy có máu, suyễn nghe khò khè…”. Thiên ‘Mạch Giải’ (Tố Vấn 49) viết: “Nói là Khái thời lại có huyết... Đó là vì Dương mạch bị thương. Dương khí chưa thịnh ở bộ phận trên mà mạch lại mãn. Mãn thời khái, mà thường khi lại ra cả ở mũi”. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận – Khái Thấu Nùng Huyết Hậu’ viết: Phế bị cảm hàn nhẹ thì thành ho, ho làm thương tổn dương mạch thì có máu”. Sách ‘Huyết Chứng Luận’ nhận định: “ … Vậy trước phải biết nguồn gốc của bệnh ho rồi sau mới trị được bệnh khái huyết… Hoặc do ngoại cảm ra máu, hoặc do bì mao hợp với Phế gây ho, hoặc do tích nhiệt ở Vị, hoả thịnh lấn kim khiến khí nghịch lên gây ho, đó là thực chứng của chứng mất máu gây nên. Hoặc do âm hoả vượng lên, Phế không yên, không thanh, khô ráo gây nên ho, hoặc hợp với lo nghĩ, u uất của Tỳ cùng với hư hoả của Tâm gây nên ho, hoặc do Thận dương hư, dương khí không nương vào đâu được, bốc lên gây ra ho, đó là hư chứng của bệnh thất huyết mà sinh ho vậy”. Trên lâm sàng, theo Đông Y, ho ra máu có thể do: + Ngoại Tà Lục Dâm xâm nhập vào Phế gây nên ho, nếu tà khí làm tổn thương Phế lạc, huyết tràn vào khí đạo sẽ gây nên ho ra máu. + Can Hoả Phạm Phế: Phế khí vốn suy yếu, nay do tức giận, tình chí không thoải mái, Can uất hoá thành hoả, bốc lên làm tổn thương ngược lại Phế, Phế lạc bị tổn thương thì sẽ ho ra máu. + Phế Thận Âm Hư: Thận âm là gốc của âm dịch, Phế âm là gốc của Thận âm (Kim sinh thuỷ), bệnh lâu ngày làm cho khí âm bị hao tổn gây nên âm hư, Phế táo, hư hoả quấy nhiễu bên trong, làm cho lạc của Phế bị tổn thương, gây nên ho ra máu. + Khí Hư Bất Nhiếp: Khí là vị tướng coi sóc huyết, khí có tác dụng nhiếp huyết, nếu do lao thương quá sức hoặc do ăn uống không điều độ hoặc thất tình nội thương hoặc ngoại cảm lục dâm, bệnh kéo dài trị không khỏi đều có thể làm tổn thương chính khí, khí hư không nhiếp được huyết, huyết có ai cai quản sẽ đi lên vào khí đạo, gây nên hoa ra máu. Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư – Thổ Huyết Luận’ viết: “Ưu tư quá mức làm hại Tâm Tỳ, gây nên thổ huyết, ho ra máu”. + Uống Nhiều Loại Thuốc Cay, Ấm, Nóng: Do cơ thể vốn suy nhược, hoặc bệnh lâu ngày hư yếu mà lại thích tư bổ và cường dương, uống những loại thuốc ôn, táo, nhiệt lâu ngày táo nhiệt sẽ sinh ra bên trong, hoá thành hoả, làm tổn thương tân dịch, gây thương tổn Phế lạc sinh ra khái huyết. Chẩn Đoán Phân Biệt . Nôn ra máu. Cảm giác trước khi nôn là nôn nao khác với ho ra máu là nóng và ngứa trong ngực và cổ. . Chảy máu cam: nên xem trong lỗ mũi có máu hay không. . Chảy máu trong miệng: Không nóng và ngứa trong ngực và cổ. Nên khám miệng, niêm mạc miệng, lợi, lưỡi. . Giãn phế quản: thường gặp nơi người lớn tuổi, dễ lầm với lao phổi. . Ung thư phế quản: thường ra máu mầu sẫm hoặc lờ lờ như máu cá, không đỏ tươi như trong lao phổi. . Viêm loét thanh quản: không ra máu nhiều, kèm ngứa rát trong họng. . Viêm thuỳ phổi: ra máu lẫn đờm màu rỉ sắt kèm sốt cao. . Áp xe phổi: khạc ra máu lẫn mủ. . Nhồi máu phổi: kèm cơn đau ngực dữ dội và khó thở. Triệu Chứng Ngay trước khi ho, người bệnh cảm thấy có cảm giác nóng trong ngực, khó thở nhẹ, ngứa trong họng rồi ho. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn