Xem mẫu

  1. BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI THẤT TRÁI TRÊN SIÊU ÂM Ở BỆNH NHÂN ĐAU THẮT NGỰC TÓM TẮT Đặt vấn đề: Siêu âm tim có vai trò quan trọng trong đánh giá biến đổi hình thái thất trái ở bệnh nhân đau thắt ngực (ĐTN) và bệnh động mạch vành. Trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu về biến đổi hình thái tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Tại Việt Nam, chưa thấy có các nghiên cứu về siêu âm tim ở bệnh nhân ĐTN. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, 170 bệnh nhân ĐTN có tuổi trung bình là 61,2 ± 11,3 và 40 người bình thường không có tiền sử bệnh tim mạch có độ tuổi (59,0 ± 5,9) và tỷ lệ nam nữ tương đương. Các đối tượng nghiên cứu được khám lâm sàng, xét nghiệm thường qui, đo chỉ số nhân trắc, ghi điện tim, siêu âm TM- 2D-Doppler tim. Kết quả: Tăng đường kính nhĩ trái, thất trái, thể tích thất trái và tăng khối lượng cơ cũng như chỉ số khối lượng cơ thất trái ở bệnh nhân đau thắt ngực, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. - Rối loạn vận động thành ở nhóm đau thắt ngực điển hình chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm đau thắt ngực (ĐTN) không điển hình. - Rối loạn vận động thành ở nhóm đã nhồi máu cơ tim (NMCT) chiếm tỷ lệ cao hơn so với không NMCT. Kết luận: Tăng kích thước tim trái, tỷ lệ phì đại thất trái ở bệnh nhân đau thắt ngực. Tỷ lệ rối loạn vận động thành tăng ở nhóm đau thắt ngực, nhóm nhồi máu
  2. cơ tim cũ, đặc biệt ở nhóm đau thắt ngực điển hình cao hơn so với nhóm đau thắt ngực không điển hình, nhóm nhồi máu cơ tim cũ cao hơn nhóm không nhồi máu cơ tim. ABSTRACT Background: Echocardiography plays an important role in evaluating left ventricular (LV) morphology, especially in patients with angina pectoris and coronary heart disease… In the world, there have been many studies on the value of echocardiography in evaluation of LV morphology, but in Viet Nam this kind of study was unpopular. Methods and results: In this study, the first group consisted of 170 patients suffered from angina (average age was 61.2 ± 11.3 years old); the second group (control group) consisted of 40 healthy people (average age was 59.0 ± 5.9). Clinical examination, regular tests, measurement of athropometry indexes, electrocardiogram and TM-2D- Doppler echocardiography were performed on all subjects. We obtained the results below: The patients with angina pectoris had bigger LV diameters, volumes and muscle mass compared with the controls, (p < 0.05). In typical angina pectoris, there was higher rate of LV wall dyskinesis than in the atypical. The patients with angina pectoris who have the history of old myocardial infarction have higher rate of wall diskinesis than those without old myocardial infarction. Conclusions: There was an increase in LV dimension and in LV hypertrophy among angina patients. The patients with typical angina have higher rate of wall dyskinesis
  3. than those with atypical angina. The patients with old myocardial infarction also have higher rate of wall dyskinesis than those without old myocardial infarction.
  4. ĐẶT VẤN ĐỀ Đau thắt ngực (ĐTN) là một hội chứng lâm sàng hay gặp, hậu quả của thiếu máu cục bộ cơ tim, xảy ra có thể do cung cấp máu của động mạch vành không đủ hoặc gia tăng nhu cầu oxy cơ tim hoặc cả hai. Nguyên nhân thường gặp nhất của suy động mạch vành mạn là do xơ vữa động mạch. Có nhiều phương pháp được ứng dụng để chẩn đoán thiếu máu cục bộ cơ tim nói chung và ĐTN nói riêng. Siêu âm tim đánh giá biến đổi hình thái tim trái, sự dầy và giãn của thất trái, đánh giá vị trí rối loạn vận động thành, góp phần chẩn đoán và định vị thiếu máu cơ tim, giúp chọn hướng chiến thuật theo dõi và điều trị. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, tổng kết về ứng dụng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân có ĐTN chưa nhiều. Vì vậy, đề tài này thực hiện với mục tiêu: 1. Đánh giá biến đổi hình thái tim trái ở bệnh nhân ĐTN. 2. Tìm hiểu tỷ lệ rối loạn vận động thành tim ở bệnh nhân đau thắt ngực điển hình và không điển hình 3. Tìm hiểu tỷ lệ rối loạn vận động thành tim ở bệnh nhân đau thắt ngực có và không nhồi máu cơ tim cũ. ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Nhóm bệnh
  5. 170 bệnh nhân ĐTN có độ tuổi trung bình là 61,2 ± 11,3 được nhập viện tại khoa nội tim mạch bệnh viện Nguyễn Trãi (thành phố Hồ Chí Minh) từ tháng 1/2006 - 1/2007. Nhóm chứng: 40 người không có bệnh lý tim mạch có cùng phân bố tuổi và giới, được chọn khi đến khám sức khỏe định kỳ cùng thời điểm trên. Tiêu chuẩn chọn bệnh - Nam, nữ từ 30-80 tuổi. - Trên lâm sàng có ĐTN theo khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam 2006. - Chẩn đoán nhồi máu cơ tim (NMCT) cũ: Tiền sử NMCT cũ, điện tim có sóng Q đủ tiêu chuẩn độ rộng và sâu theo qui ước Minesota từ 2 đạo trình liên tiếp trở lên, ST đẳng điện, men tim giới hạn bình thường. - Điện tâm đồ lúc nghỉ bình thường hoặc có thay đổi ST-T theo kiểu thiếu máu cơ tim (ST chênh xuống thẳng đuỗn kéo dài ≥ 0,08s từ điểm J, T âm tính và cân đối). Tiêu chuẩn loại trừ - Có nhồi máu cơ tim thất phải cũ. - Nhịp tim nhanh: tần số tim >100 chu kỳ/phút, rung nhĩ. - Rối loạn dẫn truyền nặng: block nhĩ thất độ 2 - 3, bệnh van tim, cơ tim, màng ngoài tim, mạch máu phổi, phình bóc tách động mạch chủ, bệnh tim bẩm sinh. - Bệnh lý không phải do tim. - Bệnh lý cấp tính khác: sốt, nhiễm trùng, cường giáp…
  6. - Hình ảnh siêu âm Doppler tim không đạt tiêu chuẩn. Thời gian nghiên cứu: Từ 1/2006 đến 1/2007 Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Tiến cứu, mô tả, cắt ngang, so sánh bệnh chứng. Nội dung nghiên cứu Khám lâm sàng: đo chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI), diện tích da (BSA), đo điện tim, xét nghiệm máu thường quy. Siêu âm tim TM, 2D, Doppler và đánh giá vị trí rối loạn vận động thành trên siêu âm 2D theo Hiệp hội siêu âm tim Hoa Kỳ năm 1999. Xử lý thống kê Các thông số nghiên cứu được xử lý thống ke theo các thuật toán được sử dụng trong y sinh học với phần mềm SPSS 15.0 for Windows. KẾT QUẢ Bảng 1. Đặc điểm tuổi, giới của nhóm nghiên cứu Nhóm nhóm chứng (n = p ĐTN Đặc điểm (n = 170) 40)
  7. Nam, n103 (60,6) 25 (62,5) (%) GIớI Nữ, n67 (39,4) 15 (37,5) > 0,05 (%) Tuổi trung61,2 ±59,0 ± 5,9 bình 11,3 - Tuổi trung bình và tỷ lệ nam, nữ trong nhóm ĐTN và nhóm chứng tương đương nhau. Tuổi thường gặp của nhóm ĐTN là trên 50. Bảng 2. Các yếu tố nguy cơ chính của nhóm đau thắt ngực số bệnh nhân (n = yếu tố nguy cơ tỷ lệ % 170) tăng huyết áp 114 67,1 rối loạn lipid39 22,9 máu đái tháo đường 39 22,9 hút thuốc lá 38 22,4 2314 8,2  BMI
  8. số bệnh nhân (n = yếu tố nguy cơ tỷ lệ % 170) kg/m2 tiền sử gia đình 5 2,9 Trong các yếu tố nguy cơ, tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất (67,1%), rối loạn lipid và đái tháo đường, hút thuốc lá chiếm tỷ lệ khoảng ¼ số đối tượng nghiên cứu và BMI > 23 kg/m2 là 8,2%. Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm có tỷ lệ thấp nhất (2,9%) trong các yếu tố nguy cơ. Đường kính nhĩ trái, đường kính thất trái trong thì tâm thu và tâm trương, khối lượng cơ thất trái, chỉ số khối cơ thất trái và tỷ lệ phì đại thất trái ở nhóm ĐTN đều cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Bảng 3. Biến đổi các chỉ số về hình thái tim trái trên siêu âm tim TM NHÓM NHÓM CHỨNG p HÌNH THÁI ĐTN (n = 170) (n = 40) AOD (mm) 25,8 ±25,1 ± 4,98 > 0,05 5,34 LAD (mm) 33,4 ±30,6 ± 4,20 < 0,05
  9. 6,11 LAD/AOD 1,35 ±1,27 ± 0,36 > 0,05 0,34 IVSd (mm) 9,44 ±9,34 ± 2,02 > 0,05 1,58 LVDd (mm) 52,4 ±46,7 ± 4,52 < 10,2 0,001 LVPWd (mm) 9,18 ±9,17 ± 1,73 > 0,05 1,79 IVSs (mm) 10,6 ±10,9 ± 1,85 > 0,05 1,94 LVDs (mm) 38,9 ±32,0 ± 5,48 < 10,1 0,001 LVPWs (mm) 10,0 ±10,3 ± 1,70 > 0,05 1,60 LVM (g) 181,9 ±145,1 ±< 67,6 49,3 0,001 LVMI (g/m2) 116,0 ±94,7 ± 29,2 <
  10. 44,0 0,005 ĐẠI PHÌ < THẤT TRÁI, n 67 (39,4) 6 (15,0) 0,005 (%) Bảng 4. Rối loạn vận động thành thất trái ở phân nhóm đau thắt ngực điển hình và đau thắt ngực không điển hình toàn bộ ĐTN ĐTN nhóm ĐTN không p điển độngĐTN vận hình điển hình thành (n = (n = 99)(n = 71) 170) n %n%n% bình thường 40 23,510 10,1 30 42,2 bất thường 130 76,589 89,9 41 57,7 < 0,001 Giảm101 59,467 67,7 34 47,9 - động 19 11,216 16,2 3 4,2 - Vô động 10 5,9 6 6,1 4 5,6 - Loạn động
  11. Rối loạn vận động thành ở nhóm ĐTN điển hình (chiếm tỷ lệ 89,9%) nhiều hơn so với nhóm ĐTN không điển hình với p < 0,001. Trong đó, giảm động gặp nhiều nhất với tỷ lệ 67,7%, không vận động 16,2%, loạn động 6,1% ở nhóm ĐTN điển hình; các tỷ lệ này gặp ít hơn ở nhóm ĐTN không điển hình. Rối loạn vận động thành ở nhóm NMCT (94,6%) có tỷ lệ cao hơn nhóm không NMCT (62,5%). Trong đo, giảm động 67,6%, không vận động 20,3% và loạn động 6,8%; tỷ lệ có rối loạn vận động thành gặp ít hơn ở nhóm không NMCT. Bảng 5. Rối loạn vận động thành thất trái ở phân nhóm bệnh nhân đau thắt ngực có nhồi máu cơ tim và không nhồi máu cơ tim không Nhồi máu nhỒi máu phân nhóm cơ tim cũ cơ tim cũp vận động (n = 74) (n = 96) thành n % n % bình thường 4 5,4 36 37,5 Bất thường 70 94,6 60 62,5 < - Giảm động 50 67,6 51 53,1 0,001 - Vô động 15 20,3 4 4,2 - Loạn động 5 6,8 5 5,2
  12. BÀN LUẬN Trong nhóm ĐTN, đường kính nhĩ trái, đường kính thất trái tâm thu và tâm trương (lần lượt là 38,9 ± 10,1 mm và 52,4 ± 10,2 mm) đều lớn hơn rõ rệt so với nhóm chứng và với chỉ số người Việt Nam đã được công bố (30,34 ± 3,18 mm và 46,54 ± 3,68 mm, theo Nguyễn Lân Việt, Phạm Gia Khải và cs) (4). Khối cơ thất trái (LVM) và chỉ số khối cơ thất trái (LVMI) cũng cao hơn nhóm chứng. Khối cơ thất trái và chỉ số khối cơ thất trái của nhóm ĐTN tăng hơn nhóm chứng chủ yếu do giãn thất trái chứ không phải do dày thành thất. Đây là đặc điểm tăng khối lượng cơ thất trái do bệnh tim thiếu máu cục bộ nói chung, ĐTN nói ri êng, khác biệt với phì đại thất trái ở người tăng huyết áp. Kết quả nghiên cứu này, ở nhóm ĐTN có LVM là 181,9 ± 67,6 gram; LVMI là 116,0 ± 44,0 gram/ m2 so với nhóm chứng có tăng. Đối chiếu theo các tác giả quy định phì đại thất trái khi LVM ≥ 215 gram hoặc LVMI ≥ 125 gram/m2 (2) thì tỷ lệ phì đại thất trái ở nhóm ĐTN trong nghiên cứu này là 39,4%. Hiện nay siêu âm 2D được xem là phương pháp thăm dò chuẩn không xâm lấn để đánh giá rối loạn vận động vùng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy có sự phù hợp giữa siêu âm tim và chụp buồng thất trái để đánh giá rối loạn vận động vùng(9). Di-Pasquale P và cs quan sát vận động thành trên siêu âm 2D cho thông tin chẩn đoán tốt những bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ(6). Nhóm ĐTN điển hình có rối loạn vận động thành chiếm tỷ lệ cao hơn (89,9%) so với nghiên cứu của Hoàng Minh Châu (1985) là 61,4%(1) và Trần Quí Tường (2001) là 67,2%. Kết quả của Horowitz (1982)(7), Pells
  13. (1990), Sabia (1992) và Kontos (1998)(8) nghiên cứu trên bệnh nhân có ĐTN cũng tương tự nghiên cứu này. Sự phân bố mức độ rối lọan vận động chủ yếu là giảm động chiếm 67,7%, không vận động 16,2% và loạn động chiếm ít nhất (6,1%), nhiều hơn hẳn so với phân nhóm ĐTN không điển hình. Theo nghiên cứu của Phạm Gia Khải và CS thì giảm động chiếm 31,4%, vô động 61,6% và loạn động chiếm 7%(3). Trong nghiên cứu đó, các giả thấy rằng, phần lớn các bệnh nhân có tổn thương nặng động mạch vành, hẹp rất khít hoặc tắc nhiều nhánh gây nhồi máu cơ tim, lâm sàng biểu hiện suy tim rõ rệt. Vì vậy, tỷ lệ rối loạn vận động thành có phần cao hơn so với kết quả nghiên cứu này. Trong 74 bệnh nhân có nhồi máu cơ tim cũ, khi làm siêu âm-Doppler tim thấy tỷ lệ rối loạn vận động thành là 94,6% và nhóm không nhồi máu chiếm 62,5%, trong đó tỷ lệ giảm động thành thất cao nhất chiếm 67,6%. Trong nghiên cứu, bệnh nhân ĐTN được nhập viện và chẩn đoán khá kịp thời, được làm siêu âm tim ngay trong lúc có ĐTN nên tỷ lệ phát hiện rối loạn vận động thành tim trên siêu âm cao hơn một số nghiên cứu khác. Theo Nguyễn Thị Bạch Yến (2003) trên 106 BN NMCT cấp thì tỷ lệ là 98,1%, tương tự trong nghiên cứu này(5). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu biến đổi hình thái tim trái ở bệnh nhân đau thắt ngực, chúng tôi rút ra kết luận như sau: - Có tăng đường kính nhĩ trái, thất trái, thể tích thất trái và tăng khối lượng cơ cũng như chỉ số khối lượng cơ thất trái ở bệnh nhân đau thắt ngực.
  14. - Rối loạn vận động thành trên siêu âm tim gặp ở bệnh nhân có cơn đau thắt ngực điển hình (89,9%) nhiều hơn so với đau thắt ngực không điển hình (57,7%). Tương tự, ở bệnh nhân đau thắt ngực có nhồi máu cơ tim cũ, tỷ lệ có rối loạn vận động thành tim cao nhất (94,6%), trong đó chủ yếu là giảm động (67,6%).
nguon tai.lieu . vn