Xem mẫu

  1. Bí quyết ứng xử dành cho sếp trẻ
  2. Bạn được cấp trên tin tưởng giao cho vị trí lãnh đạo dù tuổi còn trẻ và hiểu biết về công ty/lĩnh vực không sâu rộng như cấp dưới của mình. Trong tình huống này, bạn có thể cảm thấy khó khăn khi quản lý nhân viên. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn tự tin với vị trí mới mà không lo lắng bị nhân viên “qua mặt”: Trung thực với nhân viên Nếu một nhân viên cấp dưới hỏi điều bạn không biết câu trả lời, hãy trung thực. Nhiều người đã lảng tránh câu hỏi vì không muốn bị coi là sếp yếu kém, thiếu hiểu biết. Một số khác lại đưa ra câu trả lời mà mình cho là đúng dù sự thật không phải vậy. Nếu bạn hành động như trên, bạn sẽ nhanh chóng đánh mất sự tôn trọng từ nhân viên. Hãy tưởng tượng xem nhân viên sẽ cảm thấy ra sao khi sếp trả lời: “Tôi không biết, hãy hỏi người khác”.
  3. Cách giải quyết tốt hơn là nói cho nhân viên biết bạn không chắc chắn về câu trả lời nhưng bạn sẽ tìm hiểu từ người biết. Tất nhiên việc này có thể mất vài phút hoặc vài giờ để tìm kiếm thông tin nhưng hãy chắc chắn đưa ra câu trả lời anh/ cô ấy cần. Nhân viên đánh giá cao sếp trung thực thay vì tìm cách lấp liếm sự việc. Học hỏi từ nhân viên Thay vì lo lắng về kiến thức sâu rộng của nhân viên, hãy tận dụng chúng. Là một người mới trong công ty hay ở một vị trí mới, bạn không nên e dè với mọi người. Nhân viên dù “lão làng” đến đâu đều đã từng trải qua ngày làm việc đầu tiên nên họ hiểu cảm giác của một người mới. Do đó, trong những tuần đầu tiên, hãy dành thời gian bên nhân viên của bạn, quan sát hoạt động hằng ngày của họ và đặt ra nhiều câu hỏi về công việc họ đang làm. Họ thích thể hiện sự hiểu biết và bạn sẽ học hỏi từ chính nhân viên của mình. Hỏi ý kiến phản ảnh/ đóng góp từ nhân viên Những nhân viên làm việc cho công ty 10 năm đã chứng kiến từng bước thay đổi của công ty qua thời gian. Họ biết những gì hoạt động có hiệu quả, điều gì cần cải
  4. thiện và những thứ không bao giờ thay đổi. Là một người quản lý tìm cách cải thiện quá trình, làm tăng hiệu quả, năng suất và mang tới những ý tưởng mới, bạn sẽ cần nguồn thông tin tuyệt vời đó. Hãy hỏi ý kiến của những thành viên kỳ cựu nhất trong nhóm, họ có thể mang lại những vấn đề, ý tưởng bạn chưa từng nghĩ tới. Nếu bạn không hiểu một vấn đề hay một quy trình, họ có thể giúp đỡ bạn, hơn nữa còn cung cấp những giải pháp cho bạn. Tuy nhiên, đừng biến cuộc nói chuyện này thành những lời phàn nàn vô bổ, đảm bảo những điểm thảo luận được thực hiện, giải quyết vấn đề và cải thiện các quy trình. Tôn trọng nhân viên Là một người trẻ lại mới đảm nhận vị trí quản lý tại công ty, bạn dễ có những ý nghĩa tiêu cực như coi nhân viên hiểu biết hơn là “kẻ thù” của mình, rằng họ ghen tị, không tôn trọng, thậm chí luôn tìm cách “hạ bệ” bạn. Hãy bình tĩnh và phân tích xem vì sao những nhân viên đó có kinh nghiệm lâu năm, hiểu biết nhiều hơn bạn lại không thể đảm nhận vị trí lãnh đạo bạn đang có.
  5. Có thể vì họ không muốn đối phó với những cuộc họp, quản lý ngân sách, kỷ luật nhân viên và tất cả những trách nhiệm khác của một người lãnh đạo. Hoặc có thể cấp trên nhận thấy họ không có kỹ năng của một người quản lý xuất sắc như bạn. Bất cứ lý do gì cũng chứng tỏ rằng bạn được tin tưởng và đánh giá cao về những kỹ năng của mình. Vì vậy, hãy bỏ qua những suy nghĩ nhỏ nhen và hành động như một người sếp. Đừng lạnh lùng che giấu sự tôn trọng của bạn với cấp dưới của mình. Hãy nhớ rằng chỉ khi bạn kết hợp được khả năng của họ và của mình, bạn mới có thể phát triển nhóm/ công ty. Hãy để nhân viên biết rằng bạn đánh giá cao sự hiểu biết và họ sẽ dễ chấp nhận bạn là người lãnh đạo hơn. Lãnh đạo một nhóm nhân viên hiểu biết và nhiều tuổi thật sự là khó khăn. Nhưng khi bạn coi họ như một nguồn lực và học hỏi không ngừng, bạn sẽ trở thành một người lãnh đạo mạnh mẽ.
nguon tai.lieu . vn