Xem mẫu

  1. Bí quyết tránh thi lại cho SV “Sinh viên thi lại mới là sinh viên” – dường như câu này đã quá quen thuộc với những bạn đang ngồi trên giảng đường đại học. Tuy vậy, vẫn có một vài sinh viên chưa bao giờ bị điểm dưới trung bình ở tất cả các học phần. Lên đại học, mỗi người tự chọn một phương pháp riêng cho mình, nhưng không phải bạn nào cũng đạt được kết quả tốt. Một số bạn học rất ít nhưng thi đâu đậu đó, nhưng một số bạn dù rất cố gắng nhưng vẫn học lại 1, 2 môn ở mỗi học kì. Bạn có bao giờ tự hỏi: “Tại sao họ lại may mắn như thế? Điểm của họ không cao, nhưng chẳng bao giờ dưới 5 để phải thi lại hoặc học lại?” Muốn được như họ, bạn chỉ cần lưu ý và áp dụng những điều sau. Tích lũy điểm cộng Nhiều sinh viên thường có xu hướng ngại phát biểu. Có thể do họ lười, không muốn bị gây sự chú ý hoặc sợ phát biểu sai. Chính vì sinh viên thường thụ động nên thầy cô luôn khuyến khích họ chủ động trong học tập. “Trong lớp mình, bất kể môn nào khi phát biểu cũng đều được cộng vào điểm thi giữa kì”, P.Anh (sinh viên khoa Ngữ Văn Anh, ĐH KHXH NV) chia sẻ. Vì vậy, hãy phát biểu khi bạn có thể, đừng ngại sai, cũng đừng quan tâm đến mọi người xung quanh. Họ thậm chí còn chẳng để ý đến bạn nữa. Điều quan trọng là bạn học và tích lũy điểm cho mình. Dù rằng điểm thi giữa kì chỉ chiếm 30% kết quả tổng thể,
  2. nhưng nếu được cộng điểm thì bạn càng không bị áp lực bởi kết quả cuối kì. H.Ly (sinh viên năm 1 ĐH KHTN) bày tỏ: “Nhờ việc tích lũy điểm cộng mà mình đã không bị học lại. Trong học kì vừa rồi, nhờ kết quả thi giữa kì được 9 điểm mà kết quả cả môn trên 5, thi học kì vừa rồi do thiếu may mắn mà mình dưới trung bình. Kể ra việc tích lũy cũng có lợi đấy chứ!” Còn H.Thanh (sinh viên trường ĐH KHXH NV) kể: “Khoa mình có một bạn do phát biểu hay nên được thưởng 7 điểm luôn, nghĩa là không cần thi cuối kì, bạn ấy vẫn được điểm 7.” Đọc tài liệu nhiều, nhưng không học thuộc lòng Đó là kinh nghiệm do các anh chị đi trước kể lại. Bạn có thể đọc nhiều tài liệu khác nhau, đọc đi đọc lại nhiều lần, nhưng hãy tránh thuộc lòng vì nó khiến bạn dựa dẫm vào nội dung trong sách, do đó chỉ cần sai một chút thì nội dung sẽ thiếu chính xác… Hãy diễn đạt bằng ngôn ngữ của bạn. Ở bậc đại học, thầy cô khuyến khích sự sáng tạo và hiểu bài, chứ không phải chép theo khuôn mẫu. “Ở học kì vừa rồi, mình đã học rất kĩ môn Môi trường và Phát triển, làm bài giống như trong tài liệu, nhưng không hiểu sao vẫn chỉ 6đ. Trong khi một bạn không học gì hết, chỉ xem sơ tài liệu rồi diễn đạt theo cách của mình, thế mà lại 8đ”, Mai Phương (sinh viên trường ĐH KHXH NV) kể. Đây là điều không phải ai cũng biết và áp dụng đúng. Nhiều bạn rất siêng học nhưng kết quả vẫn không như họ mong đợi, nhiều bạn đọc tài liệu, không học thuộc, nhưng kết quả vẫn thấp. Quan
  3. trọng là phải biết kết hợp và hiểu, diễn đạt theo cách của mình và thể hiện mạch lạc, trôi chảy. Hoàn thành tốt tiểu luận, bài thuyết trình Tiểu luận, bài thuyết trình thường có cột điểm riêng. Việc này đòi hỏi bạn phải có đầu tư và kiên nhẫn. Hãy chú ý: *Đối với bài tiểu luận: Hạn chế việc tìm thông tin trên mạng rồi copy mỗi nơi một ít sau đó “dán” vào tài liệu và nói đó là bài mình làm. Các thầy cô chỉ cần chọn một câu bất kì rồi gõ vào Google thì sẽ biết đó có phải là bài của bạn hay không. Và thường thì những bài viết do bạn “sưu tầm” trên mạng từ nhiều nguồn sẽ không có điểm cao. *Đối với bài thuyết trình: Đề cao khả năng làm việc nhóm. Bạn càng ôm nhiều việc, cơ hội điểm cao càng đến dễ dàng. Nhiều bạn thường đùn đẩy trách nhiệm cho bạn khác để rồi cũng được hưởng điểm như ai. Đó là một suy nghĩ sai lầm vì các thầy cô ở bậc đại học luôn rất công bằng và có cách phát hiện xem ai nhiệt tình, ai hời hợt. Không đợi “nước đến chân mới nhảy”
nguon tai.lieu . vn