Xem mẫu

  1. Bí quyết thuyết trình thành công Những quy tắc vàng cho diện mạo slide Quy tắc 10-20-30 được sáng tạo bởi Guy Kawasaki (một trong những đại diện marketing cho Apple vào năm 1984). Nội dung của quy tắc này là một slide thuyết trình không nên có nhiều hơn 10 slide, không kéo dài hơn 20 phút và phông ch ữ không nhỏ hơn cỡ chữ 30. Một quy tắc khác đó là quy tắc 20-20 với 20 slide và khoảng thời gian 20 giây để trình bày mỗi slide đó. Quy tắc này nhằm tránh trường hợp người nghe bị nhàm chán vì một vấn đề nào đó cũng như giúp giới hạn được thời gian, cách trình bày của bạn. Khi đổi slide hoặc cần một vài giây cho riêng bạn (lật giở giấy tờ, tìm câu trả lời cho một câu hỏi của người nghe), bạn có thể sử dụng những câu cảm thán nh ư “Đó là một câu hỏi hay”, hoặc “Cám ơn bạn đã đưa câu hỏi”… Người nghe sẽ
  2. không biết được rằng bạn đang “ăn gian” một vài giây cho mình, mà nếu họ biết thì đã sao ? Điều đó chỉ càng khiến họ quan tâm nhiều hơn tới câu trả lời mà thôi. Việc thuyết trình trên máy chiếu tất nhiên sẽ không tránh khỏi những lỗi kĩ thuật. Nhiều sinh viên đã phải chịu cảnh bỏ ngang b ài thuyết trình vì máy tính ở trường không nhận được những phiên bản file mới nhất, hay giữa Macbook và máy tính thường cũng có những trục trặc tương tự. Chính vì thế, bạn phải đến thật sớm nơi thuyết trình để thử trước. Nếu có sử dụng một đường link nào đó trong bài thuyết trình, bạn tốt nhất nên truy cập vào trước để tránh trường hợp không có Internet hoặc mất thời gian cho việc truy cập khi đang nói. Một điều quan trọng nữa trong nội dung được trình bày trên slide đó là chính tả. Bạn nhớ phải kiểm tra thật kĩ lỗi chính tả vì đây cũng là động thái khẳng định sự đầu tư trong khâu chuẩn bị và sự tôn trọng của bạn với người tham dự. Hóm hỉnh, sôi động hóa hình thức trình bày Nếu là một buổi thuyết trình bằng máy chiếu, bạn sẽ có cơ hội huơ tay múa chân nhiều hơn là thuyết trình theo dạng diễn thuyết. Vì thế, nếu phải diễn thuyết chay, bạn nên tạo cho mình những cách hài hước, sôi động hóa nội dung lẫn hình thức trình bày. Trong bài diễn thuyết Sự chính trực trong kinh doanh bởi ông Francis Hùng, được tổ chức bởi TedxMekong, người viết đặc biệt ấn tượng với những dẫn chứng minh họa hóm hỉnh nhưng không kém phần hợp lí. Chẳng hạn khi nói về việc “Khi lòng tin bị giảm sút thì chi phí tăng cao”, diễn giả đã đưa ví dụ : “Chúng ta không tin người yêu của chúng ta thì chúng ta gọi điện thoại liên tục, có phải là chi phí tăng cao không”. Đây là một cách dẫn giải vấn đề rất hóm hỉnh và khiến bài nói trở nên thu hút hơn cả. Trong một bài thuyết trình môn Kinh tế ở Viện Đại Học Công Nghệ Besancon (Pháp), một nhóm sinh viên* đã nảy ra ý định cho một thành viên đóng giả nhân vật Henri Fayol, các thành viên hỗ trợ bằng cách mượn phụ kiện như camera hay râu giả. Một thành viên thì suốt ngày tập tư thế ngồi, cách đặt câu hỏi sao cho
  3. giống với phóng viên nhất… Bài thuyết trình ăn điểm sáng tạo và quan trọng nhất là đã để lại ấn tượng cho người nghe. Giao tiếp bằng mắt là một trong những cách tiếp cận có hiệu quả nhất đối với người nghe. Nó giúp bạn giao tiếp không lời đ ược với hầu như tất cả mọi người ở dưới, khiến họ cảm nhận được tầm quan trọng của sự có mặt của họ đối với diễn giả. Bằng mắt, bạn cũng có thể đoán được sự theo dõi của người nghe để quyết định việc tùy chỉnh âm lượng, nên đào sâu hơn về vấn đề nói trước đó hay bỏ qua và đề cập vấn đề khác. Tất nhiên, để hoàn thành tốt những bài thuyết trình, bạn phải trau đồi và tận dụng thêm những kĩ năng học tập khác có liên quan: kỹ năng đọc, kỹ năng nghiên cứu và tìm kiếm thông tin, kỹ năng nói trước đám đông…
nguon tai.lieu . vn