Xem mẫu

  1. Bí quyết chăm sóc trẻ mùa lạnh Trung bình mỗi trẻ dưới 5 tuổi thường bị bệnh 8 lần mỗi năm, rơi vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Tại sao vi khuẩn, virus lại có vẻ ưa mùa đông hơn hiện vẫn chưa có giải thích khoa học nhưng thực tế là trẻ dễ chảy nước mũi, viêm họng và có những đêm không ngủ mùa này. Tuy vậy, có những bí quyết riêng để giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa khả năng miễn dịch của trẻ. Chăm sóc mũi Chất nhầy trong mũi chính là chiến tuyến đầu tiên giúp trẻ chống lại vi trùng. Thông thường, khi vi trùng xâm nhập vào mũi, chúng bị mắc kẹt bởi các chất nhầy và sau đó bị đánh văng ra ngoài khi trẻ ho hoặc hắt hơi. Nhưng khi không khí khô và lạnh, các chất nhầy trong mũi của bé dày lên, khó di chuyển. Vi trùng cứ thể ở yên trong đó. Bởi thế, các
  2. chuyên gia y tế khuyên là nhỏ vài giọt dung dịch muối vào mũi trẻ và nhẹ nhàng hút ra. Khi làm việc này, nên để bé ngồi trên lòng, tránh đặt nằm xuống. Cách tiếp theo là xông hơi. Bật vòi nước nóng rồi đóng cửa phòng tắm để hơi bốc lên nghi ngút, cho trẻ vào để hít không khí ấm và ẩm đó. Cách làm sạch bằng hơi nước này rất tốt cho đường hô hấp của trẻ trong mùa đông nhưng nhớ là nhà tắm phải sạch. Một điều không nên quên là thường xuyên rửa tay cho con bằng xà phòng. Vi trùng có thể lây khi trẻ chạm vào đồ chơi, các bề mặt, chơi với đứa trẻ khác hoặc trẻ thường cho tay vào mũi và miệng. Chăm sóc tai Vi trùng xâm nhập vào tai giữa qua đường mũi nên làm sạch mũi cũng là để bảo vệ tai. Cho trẻ ngồi thẳng khi ăn và sau ăn vì sữa có thể “đi du lịch” qua các ống đến tai giữa, và “làm tổ” ở đó. Cách này cũng làm trống rỗng dạ dày nhanh hơn, cắt giảm trào ngược acid vào cổ họng vào ống tai, dẫn đến nhiễm trùng tai. Nhiễm trùng tai thường đi kèm với các nhiễm trùng do virus thông thường, vì thế phải để ý đến cơn sốt và dấu hiệu đau tai khi trẻ sổ mũi, ví dụ hay quấy khóc ban đêm, nước mũi đặc hơn, không muốn ăn hay tai chảy nước. Tuy vậy, kéo tai không phải là dấu hiệu nhiễm trùng vì bọn
  3. trẻ có thể chơi với tai khi chúng mọc răng. Nếu nghi ngờ, tốt hơn là đưa trẻ đi khám bệnh để được phát hiện sớm. Chăm sóc môi trường ngủ Đây là yếu tố có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bé. Bên cạnh môi trường không thuốc lá thì mùa đông, các phụ huynh nên lưu ý: Nếu dùng quạt sưởi phải có máy làm ẩm không khí. Hơi nước ấm dạng sương đồng thời cũng tiệt trùng nên con trẻ được hít thở không khí sạch hơn. Tuy nhiên, tất cả các vật dụng này đều phải đặt ở ngoài tầm tay với của trẻ và có chế độ làm sạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, trẻ có thể dị ứng với bụi, nấm mốc và cả lông tơ của thú nhồi bông nên giường ngủ của trẻ phải luôn sạch và gọn. Chú ý hạn chế lông của thú vật nuôi trong nhà để tránh kích thích phản ứng miễn dịch của bé. Chăm sóc hệ thống miễn dịch Dù có cố gắng giữ cho vi trùng không chạm vào cơ thể bé, bằng cách nào đó chúng vẫn tìm được cách xâm nhập. Vì thế, chiến tuyến tiếp theo chính là tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ tốt hơn để chống lại các vi trùng. Tiêm chủng là điều mà các phụ huynh cần làm nhất cho sức khỏe của con em mình. Cho con bú sữa mẹ đến chừng nào có thể vì trẻ bú sữa mẹ ít bị nhiễm trùng tai và đường hô hấp trên và giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng.
  4. Mỗi một giọt sữa mẹ chứa tới hơn 1 triệu tế bào bạch cầu cộng với globulin miễn dịch - một loại protein ở niêm mạc đường tiêu hóa có tác dụng như một lớp bảo vệ cho cơ thể bé trước các loại vi trùng, vi khuẩn. Bên cạnh đó, thực phẩm để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ là cá hồi chứa nhiều Omega 3, rau quả chứa nhiều chất chống ôxy hóa và vitamin C như đu đủ, súp lơ, dâu tây, hay sữa chua. Mùa đông nên tăng cường cho trẻ ăn sữa chua trộn với quả đánh nhuyễn và ăn thêm rau. Chăm sóc da Da trẻ trở nên khô hơn trong các tháng mùa đông vì thế sẽ dễ mẩn ngứa hơn ở các nếp gấp vùng cổ và bẹn, kết quả là vùng da đó dễ bị nhiễm khuẩn. Giữ cho làn da của bé mềm mại và khỏe mạnh có nghĩa là chăm sóc từ bên ngoài và nuôi dưỡng từ bên trong. Mùa đông lạnh nên tắm cho con trẻ từng phần, trong phòng ấm và kín gió. Khi tắm, hãy nhớ đến cụm từ “đóng dấu”. Thay vì xát khô bằng khăn sau khi tắm, nhẹ nhàng thấm làn da, để lại một lớp mỏng của nước rồi bôi kem dưỡng ẩm. Cắt móng tay của bé thường xuyên để ngăn ngừa kích ứng từ việc gãi, xước. (Theo ANTĐ/Parenting.com)
nguon tai.lieu . vn