Xem mẫu

  1. Bí bách: Doanh nhân 'lẩn' vào im lặng Chán... không buồn nói Liên hệ phỏng vấn, trao đổi về tình hình sản xuất kinh doanh với các doanh nhân một thời nói hay làm giỏi, chính phóng viên các tờ báo thân thiện với doanh nghiệp lại rất hay gặp cái lắc đầu ngao ngán và chân thật "chết hết rồi, nói, viết ra bây giờ bức tranh càng tối thui, có giải quyết đ ược gì đâu". Có doanh nhân từ chối tiếp xúc, chia sẻ thông tin với báo chí bằng lý do "đang ở thời điểm nhạy cảm, cần nghe ngóng thêm, đã có gì đâu. Các giải pháp chỉ là tâm lý thôi". Tình hình bi đát này phổ biến ở các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển kinh doanh nhà ở. Có đồng nghiệp cho hay, trả lời qua điện thoại đã vậy, nhiều doanh nhân lấy lý do bận dở việc, yêu cầu gửi câu hỏi và hứa sẽ xem và trả lời qua thư điện tử, song bẵng đi mãi không thấy đâu. Họa hoằn người nào thực sự am tường, tâm huyết với chuyên môn, lĩnh vực của mình thì miễn cưỡng nhận lời trao đổi trên nguyên tắc: "không được đưa tên tuổi lên báo!". Trong một cuộc hội ngộ mới đây, chủ Tập đoàn Sơn Hà, ông Lê Vĩnh Sơn thổ lộ, các doanh nghiệp đang ở tình trạng nản chí đến mức họ phản ứng bằng cách... im lặng, không quyết liệt kiến nghị, phàn nàn hay đổ lỗi nữa. Vị lãnh đạo doanh nghiệp thừa nhận, gần đây trên các diễn đàn trao đổi hay tại các hội thảo, báo chí rất ít khi tìm được 1 doanh nghiệp có tiếng nào đó để nói chuyện vì một phần doanh nghiệp sợ nếu kêu ca cái gì, ngân hàng nghe thấy sẽ gọi cho doanh nghiệp đó để đòi nợ ngay. Hơn nữa do không nhìn thấy tương lai nên doanh nghiệp cũng không muốn xuất hiện trước giới truyền thông nữa.
  2. "Cách đây 6 tháng khi bắt đầu chìm đắm vào một cú khó khăn thứ 2 thì doanh nghiệp nhao lên vận động. Ai ở nhóm hội nào thì cầm đầu lên kêu gọi thành phố, trung ương phải tọa đàm, tháo gỡ giúp doanh nghiệp. Thế nhưng giờ phút này chắc không ai tin tưởng vào cứu cánh ấy nữa. Các doanh nghiệp đang cố tự cứu mình. Giờ chỉ các chuyên gia đăng đàn nói chuyện với nhau thì nhiều" - ông Sơn chia sẻ. Lãnh đạo doanh nghiệp trẻ n ày cho biết, trong khi hàng loạt doanh nghiệp đã mất khả năng, bị đào thải thì thẳng thắn mà nói nếu không có thị trường xuất khẩu thời gian qua mà chỉ trông vào sản xuất tiêu thụ ống thép và các sản phẩm inox dân dụng trong nước thì có lẽ giờ này Sơn Hà cũng đã "lăn ra chết". Các gói hỗ trợ của Chính phủ nh ư giãn, giảm thuế, giảm các khoản chi phí khác nghe có vẻ rất nhiều nhưng thực tế chỉ mang tính chất động viên. Những doanh nghiệp còn quay vòng và trụ được lúc này, muốn làm ăn tử tế, đầu tư vào chiều sâu hiện cũng không dám vì có quá nhiều rủi ro. Nếu tiếp tục lãi suất cao, chi phí lớn và tồn đọng sản phẩm thì giá trị của doanh nghiệp cũng ngày càng bị bào mòn đi. Có thể duy trì được một vài năm trước khi "tắt thở" như trong quy luật đào thải của tự nhiên. Liệt kê hàng loạt các con số đáng mơ ước mà doanh nghiệp đã đạt được về thị phần, kim ngạch xuất khẩu, doanh thu trong các tháng đầu năm 2012, nh ưng ông chủ của Tập đoàn Tôn Hoa Sen tại TP.HCM - Lê Phước Vũ vẫn không khỏi bùi ngùi: "đôi lúc cá nhân tôi cũng muốn nghỉ không làm nữa vì cảm giác nền kinh tế không ủng hộ nhà sản xuất mà chủ yếu thiên về lĩnh vực tài chính, kinh doanh. Những doanh nghiệp lớn có doanh số cao thực chất lại chủ yếu đi đầu cơ. Nền kinh tế như vậy là dựa trên một nền tảng không bền vững". Một lãnh đạo doanh nghiệp chuyên theo đuổi phát triển nhà ở chính sách tại Hà Nội cũng ủ rũ cho biết, sản phẩm không bán đ ược, tiền doanh nghiệp bị chôn vào
  3. dự án cả chục tỷ đồng. Tiến thoái l ưỡng nan, doanh nghiệp chỉ biết chờ chính sách thay đổi để mau được thoát khỏi cục nợ. "Trước làm việc tối ngày, kẻ đưa người đón, giờ không có việc gì, chỉ ngồi nhà suốt ngày cũng ngại ngùng, xấu hổ với xóm giềng. Không muốn gây sự chú ý, chỉ âm thầm ngậm ngùi là tình cảnh của nhiều doanh nhân" - vị lãnh đạo nói.
nguon tai.lieu . vn