Xem mẫu

  1. Bệnh Trĩ Và Chữa Bệnh Trĩ Biện chứng qua một tí: Theo y học cổ truyền, bệnh trĩ có liên quan đến tình trạng khí trệ, huyết ứ ở trường và vị. Khi chính khí hư sẽ gây ra chứng lòi dom (sa trực tràng), thường gọi là chứng trường phong ba huyết. Theo y học hiện đại, nguyên nhân gây bệnh trĩ là do ứ máu trong hệ thống tĩnh mạch ở ống hậu môn. Biểu hiện: Dấu hiệu thường gặp sớm là đại tiện ra máu màu đỏ tươi nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Đau, rát vùng hậu môn, đặc biệt là khi đại tiện; đồng thời hậu môn bị sưng nề và luôn có cảm giác căng tức. Trong các đợt viêm cấp, búi trĩ sưng to và sa ra ngoài. Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây nhiều nỗi phiền muộn và lo lắng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  2. Phương pháp điều trị: -Bấm huyệt: Bấm các huyệt: Bách hội, thừa sơn và túc tam lí. + Huyệt thừa sơn thuộc kinh túc thiếu dương bàng quang, nằm ở mặt sau cẳng chân (giữa hai cơ sinh đôi). Bấm huyệt thừa sơn có tác dụng thư cân lương huyết, điều phù khí, trị chứng sa trực tràng. + Huyệt túc tam lí thuộc kinh túc dương minh vị, nằm ở gần đầu gối (cách hõm ngoài đầu gối một bàn tay đặt ngang, khoảng 3 thốn). Khi bấm huyệt túc tam lí và huyệt thừa sơn, có tác dụng sơ thông trệ khí ở trường vị. Trường vị hoà thì nhiệt độc được thanh, lại khỏi được bệnh trĩ. + Bách hội là huyệt hội của đốc mạch và các kinh dương, thuộc đốc mạch, nằm ở chính giữa đỉnh đầu (giao điểm của đường thẳng nối giữa đỉnh hai vành tai với đường chính trung). Theo kinh nghiệm của nhiều nhà bấm huyệt, nếu bấm kết hợp huyệt bách hội với huyệt thừa sơn thì hiệu quả điều trị bệnh trĩ sẽ tốt hơn hẳn. Bài thuốc Nam: 1, Chữa chứng đau rát hậu môn, đại tiện khó, chảy máu, lòi dom:
  3. - Quả ổi vừa chín tới: có tác dụng chữa chứng táo bón, đại tiện khó do phân bị táo. Tuy nhiên, nếu ăn ổi chín nhưng không gọt vỏ, thường dễ bị bệnh táo bón, vì vỏ của quả ổi có vị chát, chứa nhiều tanin. Nhưng nếu gọt bỏ vỏ, mỗi ngày ăn vài quả ổi vừa độ chín tới, thì lại có tác dụng nhuận tràng, giúp đại tiện được dễ dàng. - Dùng nước nấu lá chua me đất, rau sam (mỗi thứ một nắm) và bồ kết (1 quả, giã nhỏ) để ngâm hậu môn. Cách ngâm hậu môn: rửa sạch vùng hậu môn, rồi ngâm hậu môn hàng ngày, mỗi ngày ngâm 1- 2 lần. - Dùng rau sam tươi (hoặc lá thiên lí tươi, lá cây bỏng tươi), rửa sạch, giã nát, đắp vào vùng hậu môn. Mài hạt gấc với dấm, bôi vào búi trĩ. Mỗi ngày bôi từ 3- 5 lần. 2, Điều trị trĩ ngoại, búi trĩ sưng đau: + Mài hạt mã tiền sống (3- 5 hạt) với dấm (đổ dấm vào chậu nhỏ sạch để mài hạt mã tiền). Lấy nước mài này bôi vào búi trĩ, hoặc bôi vùng bị đau, mỗi ngày bôi 3 lần. Khi bôi nước hạt mã tiền, lúc đầu thường có cảm giác xót, nhưng chỉ ít phút sau cảm giác xót sẽ mất.
  4. + Ốc bươu (1 con to) rửa sạch, rồi thả vào chậu nước sạch nuôi vài ngày. Đợi khi ốc mở miệng, lấy một ít băng phiến cho vào miệng ốc. Sau đó lại thả ốc vào chậu nước sạch, chờ ốc nhả nước dãi màu xanh. Lấy bông thấm nước dãi ốc bôi vào búi trĩ , mỗi ngày bôi từ 2- 3 lần. + Mật gấu (hoặc mật lợn) 1g. Pha mật gấu vào 30 ml nước sạch đựng trong chai nhỏ. Chờ khi mật gấu tan hết, khuấy đều. Dùng tăm bông quết mật gấu bôi vào búi trĩ. Mỗi ngày bôi từ 2- 3 lần. + Quả sung tươi, hoặc quả vả tươi (10 quả), sắc lấy nước để rửa búi trĩ hàng ngày, mỗi ngày rửa từ 2- 3 lần. Tuy nhiên, các bạn chú ý là hiện nay cắt búi trĩ không phải là phẫu thuật khó. Bôi thuốc nhưng lại vệ sinh hok sạch sẽ có thể dẫn đến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Vì thế không nên tự điều trị bệnh khi không tự tin mà hãy đến các nơi có uy tín để điều trị. Kẻo tiền mất, tật mang!
nguon tai.lieu . vn